Da liễu –
Vảy nến ở mặt là một trong những bệnh lý mà hiện nay khá nhiều người mắc phải. Bệnh không gây nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến tâm lý, khiến người bệnh mất tự tin khi giao tiếp.
Bất cứ vùng da nào trên cơ thể cũng có thể bị vảy nến ghé thăm. Trong đó vảy nến ở mặt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên bệnh lý này lại hay bị nhầm lẫn với bệnh về da khác. Nếu da mặt bạn đang có hiện tượng tróc vảy, nhiều mảng lớn màu đỏ tía,…thì đừng bỏ bài viết dưới đây nhé!
Vảy nến ở mặt khiến người bệnh tự ti, lo lắng
Vảy nến là một căn bệnh mãn tính, hình thành do sự tăng sinh tế bào cùng viêm. Nguyên nhân gây ra vảy nến đa phần có liên quan đến gen, rối loạn miễn dịch dẫn đến các tế bào da tăng sinh nhanh và bất thường. Thêm nữa, một số yếu tố bên ngoài cũng đóng vai trò thúc đẩy phát bệnh như chấn thương, nhiễm trùng, stress, thời tiết, rượu và thuốc lá,…
Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến ở mặt
Mặc dù biểu hiện của vảy nến ở mặt khá rõ ràng nhưng nhiều người lại nhầm lẫn bệnh vảy nến với một số bệnh ngoài da phổ biến khác như bệnh á sừng da mặt, bệnh viêm da bã nhờn, bệnh viêm nang chân lông,…
Một số dấu hiệu của bệnh vảy nến ở mặt có thể kể đến như:
Dấu hiệu vảy nến ở mặt khá rõ ràng song lại bị nhiều người nhầm lẫn với bệnh lý về da khác
Cách chữa bệnh vảy nến ở mặt hiệu quả nhất
Bất cứ vấn đề nào gặp phải trên da mặt đều khiến người bệnh cảm thấy tự ti và gây ảnh hưởng nhiều về mặt tâm lý. Chính vì vậy việc nhận biết, thăm khám và điều trị sớm là một trong những cách tốt nhất để loại bỏ vảy nến ở mặt. Hiện nay có khá nhiều cách để tiêu diệt vảy nến ở mặt, tuy nhiên bạn nên xin ý kiến bác sĩ trước khi có bất cứ tác động nào lên da nếu không muốn bệnh thêm trầm trọng.
1. Chữa vảy nến ở mặt bằng thuốc
Thuốc là một sự lựa chọn được khá nhiều người lựa chọn bởi mang lại kết quả nhanh chóng. Những loại thuốc trị vảy nến ở mặt có công dụng tiêu dừng, kiểm soát tế bào phát triển, làm mềm ẩm da. Bao gồm các loại thuốc:
Thuốc có tác dụng nhanh nhưng lại dễ gây phản ứng phụ
Đánh giá: Dù có tác dụng khá nhanh nhưng phản ứng phụ của thuốc chữa trị vảy nến ở mặt cũng khá nhiều. Ví dụ như kích ứng da (đặc biệt là vùng da mắt), khiến da mặt mỏng hay khó chịu,…
2. Cách chữa vảy nến trên mặt bằng phương pháp tự nhiên
Phương pháp thiên nhiên lành tính là sự lựa chọn an toàn nếu người bệnh lo sợ phản ứng phụ của phương pháp tây y. Một số hỗn hợp tự nhiên có công dụng đánh bay vảy nến trên mặt có thể kể đến như:
✪ Dầu dừa chữa vảy nến ở mặt
Do chứa một lượng lớn acit béo chưa no, vitamin, khoáng chất như kẽm, canxi, photpho,…nên dầu dừa có công dụng chữa vảy nến ở mặt hiệu quả. Bạn chỉ cần thoa đều lên vùng da bị vảy nến 2 – 3 giọt dầu dừa. Kết hợp với massage nhẹ nhàng trong 15 phút và thực hiện 2 lần mỗi ngày sẽ cải thiện tình trạng bệnh.
✪ Nha đam chữa vảy nến ở mặt
Dùng phần gel bên trong lá lô hội thoa đều lên vùng da bị vảy nến mỗi ngày 1 lần sẽ giúp chữa vảy nến ở mặt. Những dưỡng chất tốt trong nha đam có thể dưỡng ẩm, làm mát da, giảm đau, mau lành vết thưng, tái tạo và phục hồi da,…
Tuy nhiên để an toàn khi sử dụng gel nha đam thì bạn nên bôi thử lên tay hoặc cổ để kiểm tra có sự kích ứng da hay không trước khi bôi lên mặt.
✪ Giấm táo chữa vảy nến ở mặt
Người bị vảy nến ở mặt có thể sử dụng hỗn hợp 2 thìa giấm táo, 2 thìa sữa tươi để trị bệnh. Chỉ cần trộn đều và thoa hỗn hợp này lên da trong vòng 30 phút mỗi ngày. Sử dụng thường xuyên sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm. Bởi trong giấm táo có chứa nhiều acid hữu cơ, vitamin C, E,… giúp chữa trị vảy nến ở mặt rất tốt.
Phương pháp chữa vảy nến ở mặt này là khá an toàn nhưng hiệu quả rất chậm
Đánh giá: Tuy cũng cho kết quả điều trị vảy nến ở mặt khá tốt nhưng những phương pháp tự nhiên luôn đòi hỏi kiên trì và hiệu quả thường rất chậm. Bạn nên kết hợp với dùng thuốc để đẩy nhanh tiến độ điều trị.
3. Chữa trị bệnh vảy nến ở mặt bằng trị liệu ánh sáng
Đây là giải pháp để chữa vảy nến ở mặt được khá nhiều chị em ưa chuộng. Với phương pháp này, bước xạ tia sáng sẽ được chiếu vào da để tác động lên quá trình bạt sừng. Đồng thời còn cải thiện tình trạng bệnh vảy nến nhờ vào việc kích thích da tổng hợp vitamin B.
Trị vảy nến ở mặt bằng trị liệu ánh sáng tối ưu nhất, song vẫn có phản ứng phụ nguy hiểm
Đánh giá: Có thể nói đây là phương pháp trị vảy nến ở mặt hiệu quả nhất nhưng nếu không được sử dụng hợp lý có thể kéo theo tổn thương da hoặc ung thư da. Do đó, người bệnh cần lựa chọn địa chỉ uy tín, với người có chuyên môn cao để thực hiện.
Lưu ý khi bị bệnh vảy nến trên mặt
Thăm khám và chữa trị là phương pháp tối ưu để tạm biệt những mảng vảy nến ở mặt. Nhưng nếu không tuân thủ và lưu ý những nguyên tắc trong sinh hoạt, ăn uống,…thì bệnh tình sẽ khó thể thuyên giảm, thậm chí còn khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Khi bị bệnh vảy nến ở mặt, bạn cần:
Có thể bạn sẽ quan tâm: Bệnh vảy nến không có lây – Bác sĩ khẳng định
Vảy nến ở mặt là một trong những bệnh lý mà hiện nay khá nhiều người mắc phải. Bệnh không gây nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến tâm lý, khiến người bệnh mất tự tin khi giao tiếp.
Bất cứ vùng da nào trên cơ thể cũng có thể bị vảy nến ghé thăm. Trong đó vảy nến ở mặt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên bệnh lý này lại hay bị nhầm lẫn với bệnh về da khác. Nếu da mặt bạn đang có hiện tượng tróc vảy, nhiều mảng lớn màu đỏ tía,…thì đừng bỏ bài viết dưới đây nhé!
Vảy nến ở mặt khiến người bệnh tự ti, lo lắng
Vảy nến là một căn bệnh mãn tính, hình thành do sự tăng sinh tế bào cùng viêm. Nguyên nhân gây ra vảy nến đa phần có liên quan đến gen, rối loạn miễn dịch dẫn đến các tế bào da tăng sinh nhanh và bất thường. Thêm nữa, một số yếu tố bên ngoài cũng đóng vai trò thúc đẩy phát bệnh như chấn thương, nhiễm trùng, stress, thời tiết, rượu và thuốc lá,…
Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến ở mặt
Mặc dù biểu hiện của vảy nến ở mặt khá rõ ràng nhưng nhiều người lại nhầm lẫn bệnh vảy nến với một số bệnh ngoài da phổ biến khác như bệnh á sừng da mặt, bệnh viêm da bã nhờn, bệnh viêm nang chân lông,…
Một số dấu hiệu của bệnh vảy nến ở mặt có thể kể đến như:
- Da mặt ửng đỏ kèm theo những mảng da tổn thương từ 2 – 3cm.
- Những lớp sừng dày hoặc lớp vảy trắng bong tróc như vảy cá (hoặc có thể là những vảy hồng như sáp nến)
- Da mặt khô, có thể chảy máu, mủ hoặc viêm nhiễm.
- Bệnh vảy nến ở mặt xuất hiện nhiều ở vùng lông mày, trán, tai, quanh mũi và miệng của bạn.
Dấu hiệu vảy nến ở mặt khá rõ ràng song lại bị nhiều người nhầm lẫn với bệnh lý về da khác
Cách chữa bệnh vảy nến ở mặt hiệu quả nhất
Bất cứ vấn đề nào gặp phải trên da mặt đều khiến người bệnh cảm thấy tự ti và gây ảnh hưởng nhiều về mặt tâm lý. Chính vì vậy việc nhận biết, thăm khám và điều trị sớm là một trong những cách tốt nhất để loại bỏ vảy nến ở mặt. Hiện nay có khá nhiều cách để tiêu diệt vảy nến ở mặt, tuy nhiên bạn nên xin ý kiến bác sĩ trước khi có bất cứ tác động nào lên da nếu không muốn bệnh thêm trầm trọng.
1. Chữa vảy nến ở mặt bằng thuốc
Thuốc là một sự lựa chọn được khá nhiều người lựa chọn bởi mang lại kết quả nhanh chóng. Những loại thuốc trị vảy nến ở mặt có công dụng tiêu dừng, kiểm soát tế bào phát triển, làm mềm ẩm da. Bao gồm các loại thuốc:
- Thuốc chống viêm, bong tróc da có chứa corticosteroid hàm lượng thấp.
- Thuốc có chứa retinoids
- Thuốc calcipotrene chứa vitamin D tổng hợp dạng kem hay mỡ bôi có công dụng làm chậm lại sự sinh sản tế bào da mới.
- Thuốc kháng sinh cho tình trạng viêm nhiễm.
- Thuốc uống và tiêm tĩnh mạch như methotrexate, cyclosporin.
- Một số loại kem dưỡng ẩm có tác dụng mềm da, bớt ngứa và ngăn cản bệnh lây lan qua vùng da khác.
Thuốc có tác dụng nhanh nhưng lại dễ gây phản ứng phụ
Đánh giá: Dù có tác dụng khá nhanh nhưng phản ứng phụ của thuốc chữa trị vảy nến ở mặt cũng khá nhiều. Ví dụ như kích ứng da (đặc biệt là vùng da mắt), khiến da mặt mỏng hay khó chịu,…
2. Cách chữa vảy nến trên mặt bằng phương pháp tự nhiên
Phương pháp thiên nhiên lành tính là sự lựa chọn an toàn nếu người bệnh lo sợ phản ứng phụ của phương pháp tây y. Một số hỗn hợp tự nhiên có công dụng đánh bay vảy nến trên mặt có thể kể đến như:
✪ Dầu dừa chữa vảy nến ở mặt
Do chứa một lượng lớn acit béo chưa no, vitamin, khoáng chất như kẽm, canxi, photpho,…nên dầu dừa có công dụng chữa vảy nến ở mặt hiệu quả. Bạn chỉ cần thoa đều lên vùng da bị vảy nến 2 – 3 giọt dầu dừa. Kết hợp với massage nhẹ nhàng trong 15 phút và thực hiện 2 lần mỗi ngày sẽ cải thiện tình trạng bệnh.
✪ Nha đam chữa vảy nến ở mặt
Dùng phần gel bên trong lá lô hội thoa đều lên vùng da bị vảy nến mỗi ngày 1 lần sẽ giúp chữa vảy nến ở mặt. Những dưỡng chất tốt trong nha đam có thể dưỡng ẩm, làm mát da, giảm đau, mau lành vết thưng, tái tạo và phục hồi da,…
Tuy nhiên để an toàn khi sử dụng gel nha đam thì bạn nên bôi thử lên tay hoặc cổ để kiểm tra có sự kích ứng da hay không trước khi bôi lên mặt.
✪ Giấm táo chữa vảy nến ở mặt
Người bị vảy nến ở mặt có thể sử dụng hỗn hợp 2 thìa giấm táo, 2 thìa sữa tươi để trị bệnh. Chỉ cần trộn đều và thoa hỗn hợp này lên da trong vòng 30 phút mỗi ngày. Sử dụng thường xuyên sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm. Bởi trong giấm táo có chứa nhiều acid hữu cơ, vitamin C, E,… giúp chữa trị vảy nến ở mặt rất tốt.
Phương pháp chữa vảy nến ở mặt này là khá an toàn nhưng hiệu quả rất chậm
Đánh giá: Tuy cũng cho kết quả điều trị vảy nến ở mặt khá tốt nhưng những phương pháp tự nhiên luôn đòi hỏi kiên trì và hiệu quả thường rất chậm. Bạn nên kết hợp với dùng thuốc để đẩy nhanh tiến độ điều trị.
3. Chữa trị bệnh vảy nến ở mặt bằng trị liệu ánh sáng
Đây là giải pháp để chữa vảy nến ở mặt được khá nhiều chị em ưa chuộng. Với phương pháp này, bước xạ tia sáng sẽ được chiếu vào da để tác động lên quá trình bạt sừng. Đồng thời còn cải thiện tình trạng bệnh vảy nến nhờ vào việc kích thích da tổng hợp vitamin B.
Trị vảy nến ở mặt bằng trị liệu ánh sáng tối ưu nhất, song vẫn có phản ứng phụ nguy hiểm
Đánh giá: Có thể nói đây là phương pháp trị vảy nến ở mặt hiệu quả nhất nhưng nếu không được sử dụng hợp lý có thể kéo theo tổn thương da hoặc ung thư da. Do đó, người bệnh cần lựa chọn địa chỉ uy tín, với người có chuyên môn cao để thực hiện.
Lưu ý khi bị bệnh vảy nến trên mặt
Thăm khám và chữa trị là phương pháp tối ưu để tạm biệt những mảng vảy nến ở mặt. Nhưng nếu không tuân thủ và lưu ý những nguyên tắc trong sinh hoạt, ăn uống,…thì bệnh tình sẽ khó thể thuyên giảm, thậm chí còn khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Khi bị bệnh vảy nến ở mặt, bạn cần:
- Vệ sinh da mặt thật sạch sẽ
- Tránh làm tổn thương da, khô da
- Xem xét tình trạng da mặt mỗi ngày để có thể nhanh chóng phát hiện ra những biến đổi như viêm nhiễm
- Tránh căng thẳng, lo lắng, xúc động mạnh
- Không nên sử dụng thức uống có chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá
- Sử dụng thuốc đúng liều, đúng lượng theo toa thuốc của bác sĩ. Nếu không muốn tình trạng vảy nến ở mặt thêm nghiêm trọng thì không nên tự ý áp dụng thuốc.
- Nên sử dụng liều nhỏ khi bôi thuốc lên mặt
- Tránh vùng mắt khi bôi thuốc để không gây kích ứng cho mắt.
Có thể bạn sẽ quan tâm: Bệnh vảy nến không có lây – Bác sĩ khẳng định
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,570
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,120
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,534