Da liễu –
Đỏ da, da phù nề, xuất hiện nhiều vảy trắng, hình thành mụn nước, ngứa ngáy vào ban đêm,… là những triệu chứng bệnh chàm cơ địa điển hình nhất. Sớm nhận biết các triệu chứng để kiểm soát bệnh tốt nhất.
Một số thông tin hữu ích về bệnh chàm cơ địa
Theo BS. Trần Thu Thảo (Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM) cho biết: “Bệnh chàm cơ địa (viêm da cơ địa, chàm thể tạng) là một bệnh da liễu mạn tính, có thể tái phát nhiều lần, tiến triển trong một khoảng thời gian dài.”
Hiện nay có khoảng 20 % dân số nước ta mắc bệnh chàm cơ địa. Đây là một trong những căn bệnh da liễu rất hay gặp ở trẻ em, có thể kéo dài tới tuổi trưởng thành và cả ở người lớn tuổi.Tuy không gây ảnh hưởng nhiều đến tính mạng nhưng căn bệnh này sẽ khiến người bệnh gặp rất nhiều bất tiện trong cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa. Mỗi bệnh nhân mắc phải căn bệnh này có thể xuất phát từ một trong các nguyên nhân dưới đây.
Chàm cơ địa là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Một trong những đặc trưng của căn bệnh này là bệnh rất hay tái phát. Chính vì vậy, việc sớm nhận biết các triệu chứng của bệnh chàm cơ địa sẽ giúp bệnh nhân có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của căn bệnh này, bệnh nhân cần phải biết.
1. Những triệu chứng đặc trưng của bệnh chàm cơ địa
Bệnh nhân mắc bệnh chàm cơ địa thường có những dấu hiệu đặc trưng như:
Trẻ em là một trong những đối tượng đứng trước nguy cơ mắc bệnh chàm cơ địa nhiều nhất. Theo thống kê cho thấy, có khoảng 50% trẻ em mắc bệnh chàm cơ địa, trong đó có 26,6% trẻ nhũ nhi, 16% trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ em mắc bệnh chàm cơ địa sẽ có những dấu hiệu như ngứa, đỏ da, mụn nước tập trung thành từng đám, phù nề, dày da, vảy tiết,…
Tùy thuộc vào từng độ tuổi khác nhau mà trẻ có những biểu hiện riêng biệt:
Các triệu chứng chàm cơ địa ở trẻ em điển hình nhất
Khi mắc phải căn bệnh này, làn da của trẻ sẽ xuất hiện một số biểu hiện như sẩn đỏ dẹt, có vảy mỏng trên da dày. Ngoài ra, làn da trở nên thô ráp, có dấu hiệu trắng ra hay sạm đi. Đồng thời, làn da dày lên rất nhiều do người bệnh cào gãi nhiều. Nếu người bệnh cứ tiếp tục gãi sẽ rất dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm da, khiến cho việc điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn.
➥ Bạn nên tìm hiểu: Bệnh chàm ở trẻ em: Thông tin và cách điều trị
3. Triệu chứng chàm cơ địa ở người lớn
Khác với trẻ nhỏ, người lớn mắc bệnh viêm da cơ địa sẽ bị tổn thương ở một số vị trí nhất định như nếp gấp khuỷu tay hay đầu gối và gáy. Tuy nhiên, diện tích tổn thương lại hình thành trên diện rộng. Người bệnh sẽ rất dễ nhận thấy biểu hiện này rõ nhất ở các vị trí như cổ, mặt, nhất là ở vùng mắt.
Người bệnh có dấu hiệu làn da bị khô và tróc vảy. Da trở nên dày hơn và có dấu hiệu bị sậm màu. Người bệnh thường ngứa ngáy liên tục ở bề mặt da. Tình trạng ngứa có thể diễn ra liên tục trong nhiều năm liền, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
Các triệu chứng của bệnh chàm cơ địa ở người lớn thường gặp nhất
Bên cạnh những biểu hiện trên, người lớn mắc bệnh chàm cơ địa còn xuất hiện một số triệu chứng như:
Với bệnh nhân mắc bệnh viêm da cơ địa, việc tiến hành điều trị bệnh sớm là vô cùng cần thiết. Song song với việc điều trị bệnh, bệnh nhân cần phải chú ý đến chế độ ăn uống và lối sống và sinh hoạt để bệnh nhanh chóng khỏi. Cụ thể:
Uống nhiều nước – Cách hỗ trợ điều trị bệnh chàm cơ địa tốt nhất
# Sử dụng chanh tươi
→ Có thể bạn quan tâm:
Đỏ da, da phù nề, xuất hiện nhiều vảy trắng, hình thành mụn nước, ngứa ngáy vào ban đêm,… là những triệu chứng bệnh chàm cơ địa điển hình nhất. Sớm nhận biết các triệu chứng để kiểm soát bệnh tốt nhất.
Một số thông tin hữu ích về bệnh chàm cơ địa
Theo BS. Trần Thu Thảo (Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM) cho biết: “Bệnh chàm cơ địa (viêm da cơ địa, chàm thể tạng) là một bệnh da liễu mạn tính, có thể tái phát nhiều lần, tiến triển trong một khoảng thời gian dài.”
Hiện nay có khoảng 20 % dân số nước ta mắc bệnh chàm cơ địa. Đây là một trong những căn bệnh da liễu rất hay gặp ở trẻ em, có thể kéo dài tới tuổi trưởng thành và cả ở người lớn tuổi.Tuy không gây ảnh hưởng nhiều đến tính mạng nhưng căn bệnh này sẽ khiến người bệnh gặp rất nhiều bất tiện trong cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa. Mỗi bệnh nhân mắc phải căn bệnh này có thể xuất phát từ một trong các nguyên nhân dưới đây.
- Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình, cha mẹ mắc bệnh viêm da cơ địa thì con cái sẽ đứng trước nguy cơ mắc bệnh này khá cao.
- Rối loạn miễn dịch: Một số yếu tố trong cơ thể bị biến đổi như gen, sẽ gây ra tình trạng rối loạn miễn dịch, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
- Dị ứng thức ăn: Một số bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm, không thích ứng được với một số món ăn như sữa chua, pho mát, lạc, quả hạch, hải sản, thịt bò, thịt gà,… Nếu người bệnh ăn những món ăn này sẽ rất dễ mắc bệnh chàm cơ địa.
- Môi trường sống: Nếu người bệnh sống trong môi trường ô nhiễm, bụi bẩn và không khí lạnh cũng sẽ đứng trước nguy cơ mắc bệnh.
Chàm cơ địa là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Một trong những đặc trưng của căn bệnh này là bệnh rất hay tái phát. Chính vì vậy, việc sớm nhận biết các triệu chứng của bệnh chàm cơ địa sẽ giúp bệnh nhân có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của căn bệnh này, bệnh nhân cần phải biết.
1. Những triệu chứng đặc trưng của bệnh chàm cơ địa
Bệnh nhân mắc bệnh chàm cơ địa thường có những dấu hiệu đặc trưng như:
- Ngứa da: Đây là một trong những biểu hiện cho thấy làn da của người bệnh đang có dấu hiệu bị tổn thương. Nếu bệnh nhân có thói quen dùng tay để gãi thì tình trạng ngứa càng nhiều hơn. Bên cạnh đó, tình trạng tổn thương có thể khiến cho người bệnh bị nhiễm trùng da nếu bệnh nhân tiếp tục gãi ngứa.
- Xuất hiện nốt đỏ và mụn nước trên da: Làn da xuất hiện các vết đỏ và mụn nước. Người bệnh chàm cơ địa có cảm giác và ngứa nhiều ở vùng da tổn thương.
- Da bị chảy dịch và đóng vảy tiết: Nếu người bệnh gãi nhiều sẽ khiến cho làn da rất dễ bị chảy dịch trong. Chất dịch này nhanh chóng khô lại và đóng thành từng mảng vảy trên bề mặt da.
- Bong tróc da: Làn da nhanh chóng bị bong tróc, nhẵn và hơi cứng. Tình trạng bong tróc da sẽ xảy ra thường xuyên nếu người bệnh tiếp tục gãi ngứa.
Trẻ em là một trong những đối tượng đứng trước nguy cơ mắc bệnh chàm cơ địa nhiều nhất. Theo thống kê cho thấy, có khoảng 50% trẻ em mắc bệnh chàm cơ địa, trong đó có 26,6% trẻ nhũ nhi, 16% trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ em mắc bệnh chàm cơ địa sẽ có những dấu hiệu như ngứa, đỏ da, mụn nước tập trung thành từng đám, phù nề, dày da, vảy tiết,…
Tùy thuộc vào từng độ tuổi khác nhau mà trẻ có những biểu hiện riêng biệt:
- Trẻ nhũ nhi (từ sơ sinh đến 2 tuổi)
Các triệu chứng chàm cơ địa ở trẻ em điển hình nhất
- Trẻ em từ 2 tuổi cho đến dậy thì
Khi mắc phải căn bệnh này, làn da của trẻ sẽ xuất hiện một số biểu hiện như sẩn đỏ dẹt, có vảy mỏng trên da dày. Ngoài ra, làn da trở nên thô ráp, có dấu hiệu trắng ra hay sạm đi. Đồng thời, làn da dày lên rất nhiều do người bệnh cào gãi nhiều. Nếu người bệnh cứ tiếp tục gãi sẽ rất dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm da, khiến cho việc điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn.
➥ Bạn nên tìm hiểu: Bệnh chàm ở trẻ em: Thông tin và cách điều trị
3. Triệu chứng chàm cơ địa ở người lớn
Khác với trẻ nhỏ, người lớn mắc bệnh viêm da cơ địa sẽ bị tổn thương ở một số vị trí nhất định như nếp gấp khuỷu tay hay đầu gối và gáy. Tuy nhiên, diện tích tổn thương lại hình thành trên diện rộng. Người bệnh sẽ rất dễ nhận thấy biểu hiện này rõ nhất ở các vị trí như cổ, mặt, nhất là ở vùng mắt.
Người bệnh có dấu hiệu làn da bị khô và tróc vảy. Da trở nên dày hơn và có dấu hiệu bị sậm màu. Người bệnh thường ngứa ngáy liên tục ở bề mặt da. Tình trạng ngứa có thể diễn ra liên tục trong nhiều năm liền, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
Các triệu chứng của bệnh chàm cơ địa ở người lớn thường gặp nhất
Bên cạnh những biểu hiện trên, người lớn mắc bệnh chàm cơ địa còn xuất hiện một số triệu chứng như:
- Da khô, xuất hiện vảy cá
- Lòng bàn tay, bàn chân da bị dày lên
- Lông mi thưa
- Viêm môi bong vảy
- Mi mắt dưới có thể có hai nếp gấp, tăng sắc tố quanh mắt, gây đục thủy tinh thể
- Làn da xuất hiện các mảng trắng
Với bệnh nhân mắc bệnh viêm da cơ địa, việc tiến hành điều trị bệnh sớm là vô cùng cần thiết. Song song với việc điều trị bệnh, bệnh nhân cần phải chú ý đến chế độ ăn uống và lối sống và sinh hoạt để bệnh nhanh chóng khỏi. Cụ thể:
- Tăng cường bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin từ rau xanh và trái cây. Nhất là các loại vitamin A, B, E. Những loại vitamin này sẽ giúp làm tăng kháng thể và các tế bào lympho, giúp giảm viêm và bảo vệ làn da tốt hơn. Đồng thời, chúng còn giúp dưỡng ẩm da, hạn chế được tình trạng da bị bong tróc vảy.
- Không nên ăn những thực phẩm gây kích ứng da đối với những người có cơ địa nhạy cảm.
- Tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến da.
Uống nhiều nước – Cách hỗ trợ điều trị bệnh chàm cơ địa tốt nhất
- Uống nhiều nước là cách giúp người bệnh tránh được tình trạng mất nước. Đặc biệt, cách chữa trị này sẽ giúp tăng cường độ ẩm cho da, giúp làn da mềm mại hơn.
- Không được ngâm nước làn da quá lâu sẽ khiến cho da nhanh khô và bong tróc vảy.
- Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, mỹ phẩm gây ra hiện tượng kích ứng da.
- Vệ sinh da sạch sẽ: Đây là cách giúp bệnh nhân có thể loại bỏ được các tế bào chết, bụi bẩn trên bề mặt da. Tuy nhiên, bạn không nên tắm hoặc ngâm nước làn da quá 5 phút vì nước có thể gây ảnh hưởng đến da đang mắc bệnh chàm cơ địa.
- Tránh sống ở môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi vì dễ khiến cho làn da trở nên trầm trọng hơn. Bạn hãy dọn dẹp phòng ngủ và sống trong môi trường thông thoáng để bệnh nhanh chóng được cải thiện.
- Mặc quần áo rộng rãi để tránh tình trạng kích ứng da và hạn chế cọ sát khiến cho làn da bị tổn thương nhiều hơn. Người bệnh có thể sử dụng quần áo có vải cotton mềm mại, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt thay cho vải quá cứng, gây ảnh hưởng đến da.
# Sử dụng chanh tươi
- Bạn lấy chanh tươi rửa sạch và để ráo nước.
- Sau đó cắt chanh tươi thành từng miếng.
- Chà sát từng miếng chanh tươi lên vùng da bị viêm da cơ địa
- Mỗi ngày bạn có thể thực hiện khoảng 2 – 3 lần để bệnh nhanh chóng khỏi.
- Lấy lá trầu không rửa sạch và cho vào ấm nấu lấy nước.
- Sử dụng nước lá trầu không tắm toàn thân.
- Phương pháp này áp dụng cho những người bị chàm cơ địa trên diện rộng.
- Với những trẻ quá nhỏ, các bậc phụ huynh không nên áp dụng cách chữa trị này.
- Sau khi rửa sạch lá khế, người bệnh cho vào ấm nấu trong vòng 5 phút.
- Sử dụng nước lá khế uống mỗi ngày.
- Người bệnh chỉ nên uống với một lượng vừa phải, không nên uống quá nhiều, gây ảnh hưởng đến dạ dày.
Mai Ngọc (Tổng hợp)
→ Có thể bạn quan tâm:
- Cách chữa bệnh chàm cơ địa nhanh khỏi
- Thuốc trị bệnh chàm hiệu quả nhất hiện nay
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,563
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,113
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,524