Da liễu –
Có rất nhiều nguyên nhân nổi mề đay và nếu người bệnh không nắm rõ thông tin thì sẽ có những sai lầm trong điều trị làm bệnh tình ngày càng nặng hơn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Mề đay là một phản ứng cấp hoặc mạn tính của các mao mạch do dị ứng phù nề ở niêm mạc da. Bệnh này xuất hiện rất dễ nhận biết như ngứa và nổi sảy, mẩn ở một vài nơi khác nhau của cơ thể. Các nốt này có thể phát triển thành một đám nhỏ, chúng có thể mất đi sau vài giờ hoặc kéo dài đến vài tháng. Được biết, bệnh khó chữa trị dứt điểm.
Dưới đây là những thông tin đến bạn về nguyên nhân và cách phòng trị bệnh mề đay. Bạn không nên bỏ qua một chi tiết nào trong bài viết này đâu nhé!
I. Nguyên nhân bị nổi mề đay
90% trường hợp mắc bệnh này là cấp tính, tình trạng bệnh kéo dài khoảng 2 đến 3 tuần và sau đó nhanh chóng mất đi. Trường hợp còn lại biến chứng thành mạn tính, người bệnh thường phải chịu đựng trung bình kéo dài đến 5 năm.
13 nguyên nhân phổ biến của bệnh mề đay
Nguyên nhân gây ra bệnh mề đay rất đa dạng, hôm nay chúng tôi sẽ tóm gọn 13 nguyên nhân chủ yếu trong bài viết này.
#1. Nguyên nhân nổi mề đay do thức ăn
Nổi mề đay do thức ăn là một hiện tượng khá phổ biến trong cuộc sống hiên đại ngày nay.
Các thức ăn thường gây nổi mề đay là: tôm, cua, mực,…và các loại hải sản nói chung. Một số người khác có thể bị dị ứng với các loại thịt động vật nhiều đạm như thịt dê, thịt bò, thịt cừu. Ngoài ra các loại trái cây như mít, dứa gai,…cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh mề đay.
Nổi mề đay do ăn phải thức ăn dễ gây dị ứng
Thông thường sau khi ăn các loại thức ăn này người bệnh sẽ có các triệu chứng như nổi mẩn đỏ, sần sùi khắp người. Các vị trí hay xuất hiện các nốt này thường là cánh tay, bắp chân, cổ, vùng bụng và một số nơi trên mặt.
Cảm giác ngứa ngáy thường khiến người bệnh khó chịu, bực tức nên thường hay gãi, có khi gãi đến trầy xước da gây tổn thương bề mặt da nhưng vẫn không cảm thấy “đã ngứa”
Đây là dạng mề đay cấp tính nên tình trạng bệnh có thể biến mất sau vài giờ hoặc lâu hơn là vài ngày.
#2. Nguyên nhân nổi mề đay do thuốc
Thuốc cũng là một trong những nguyên nhân gây nổi mề đay phổ biến nhất. Tất cả các loại thuốc và các đường khác đưa thuốc vào cơ thể như tiêm hay truyền nước thì cũng có thể gây nên bệnh mề đay. Nổi mề đay do dị ứng thuốc thường xảy ra sau khi sử dụng các loại thuốc có chất dị ứng với cơ thể sau vài ngày hoặc với một số trường hợp mẩn cảm thường các triệu chứng mề đay sẽ xuất hiện gần như là sau 24 giờ dùng thuốc. Các trường hợp dị ứng thuốc thường kèm theo nổi hạch đỏ, đau và có dấu hiệu sưng nhẹ ở các khớp sương có thể kèm theo sốt nhẹ.
Nguyên nhân nổi mề đay do dị ứng thuốc
Một số nhóm thuốc chính thường gây ra tình trạng bềnh mề đay như: nhóm beta-lactam, các thuốc chống viêm không có chứa steroid và các vitamin, các loại vắc-xin, huyết thanh, thuốc chống sốt rét, thuốc ức chế men chuyển, các thuốc kháng histamin tổng hợp,….và một số loại thuốc khác mà cơ thể không thể thích ứng được, tuy theo cơ địa từng người.
#3. Nguyên nhân bị nổi mề đay do nọc độc
Mề đay có thể cũng xuất hiện khi cơ thể phản ứng bảo vệ. Cơ thể có thể mẩn cảm với một số các vết đốt của côn trùng như ong, muỗi, bọ chét, kiến hoặc sâu bọ.
Các triệu chứng thường thấy là nổi mẩn đỏ, sần lên xung quanh vết đốt của côn trùng, kèm theo một số hiện tượng ngứa kèm đau nhứt lan sang các vùng da xung quanh. Trường hợp bị ong độc đốt, bạn còn có thể đau đến gần như tê liệt cả một bộ phận cơ xung quanh vết đốt.
#4. Nguyên nhân nổi mề đay do kháng nguyên hô hấp
Triệu chứng nổi mề đay cũng sẽ xuất hiện khi cơ thể hít phải số chất gây dị ứng như phấn hoa, mùi rơm rạ, bụi nhà, bụi bẩn ngoài môi trường, lông vũ, lông thú nuôi trong nhà như chó mèo, khói thuốc lá, khói nhà máy, khói xe máy hay các loại mùi hương dược liệu, thuốc men,….
#5. Nguyên nhân gây bệnh mề đay do nhiễm vi khuẩn, vi rút
Khi người bệnh có một số bệnh liên quan về nhiễm khuẩn như viêm gan siêu vi B, C cũng là một nguyên nhân gây ra hiện tượng nổi mề đay.
Ngoài ra một số bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn tai – mũi – họng như viêm tai giữa cấp tính và mạn tính đều có thể gây nên bệnh nổi mề đay.
Nổi mề đay do nhiễm vi khuẩn, virus
#6. Nhiễm ký sinh trùng đường ruột gây nổi mề đay
Theo thống kê từ Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng trung ương thì cứ 10 người Việt Nam thì có đến 7 hoặc 8 người bị nhiễm giun sán. Người Việt, đa số là người thành phố cho rằng sinh sống và làm việc ở thành phố thì không tiếp xúc nhiều với động vật cũng như nguồn nước sử dụng đạt vệ sinh nên thường ít khi bị nhiễm giun sán hơn người ở nông thôn.
Tuy nhiên thực tế không phải vậy. Các nguồn thức ăn như gỏi cá, phở tái,…mới chính là những mầm giun sán phổ biến nhất, đặc biệt là các món ăn tái. Mà đó lại là những món ăn quen thuộc của người thành phố hay chủ yếu là dân văn phòng.
Nổi mề đay do nhiễm vi khuẩn đường ruột
Một trong những biểu hiện tiêu biểu của việc nhiễm giun sán dễ thấy nhất chính là nổi mề đay, đặc biệt là bệnh giun đũa chó. Khi xâm nhập vào cơ thể người, giun sán thường không phát triển ngay mà sẽ tồn tại dưới dạng ấu trùng, hình thành những khối u nhỏ di chuyển dưới da tạo nên những u sần hoặc một đường như sợi chỉ kéo dài, thường thì chúng rất mềm và hay xuất hiện ở những nơi như mu bàn tay, lưng, mông, bụng,…Những khối u nhỏ này sẽ dần dần lớn lên tạo thành một khối phù nề gây ra những tổn thương với hệ thần kinh và có ảnh hưởng sâu sắc cấu tạo bên dưới da.
#7. Nguyên nhân bệnh mề đay do nhiễm nấm
Một nguyên nhân khác cũng khá phổ biến của bệnh mề đay chính là nhiễm nấm, mà phổ biến là nấm Candida.
Nấm Candida thường gặp nhất là ở vùng âm đạo, tuy nhiên nó cũng xuất hiện ở một vài vùng khác trên cơ thể như ngoài da hoặc trong dạ dày, đường ruột, đường tiêu hóa.
Nguyên nhân khác cũng khá phổ biến của bệnh mề đay chính là nhiễm nấm, mà phổ biến là nấm Candida
Nguyên nhân chính thường là do sử dụng kháng sinh quá liều lượng cho phép, làm thay đổi nồng độ hormon trong cơ thể hoặc do bệnh tiểu đường làm cho cơ thể bị suy yếu, sức đề kháng giảm đi… sẽ làm cho nấm Candida hình thành rất nhanh và phát triển mạnh dẫn đến sư xuất hiện của bệnh mề đay.
Ở các nếp gấp trên da hoặc các vùng bị trầy xước dễ là nơi nhiễm nấm Candida, trên các vùng da nhiễm nấm Candida thường sẽ nổi các mẩn đỏ, các vết ban có thể lan rộng gây ngứa và các mảng da xung quanh sẽ bong tróc thành từng mảng màu trắng. Hiện tượng này phát triển khá nhanh và lan rộng hình thành bệnh mề đay.
#8. Nguyên nhân nổi mề đay do tiếp xúc (các chất hóa học hoặc vật thể lạ)
Trong nước bọt của chó hoặc mèo có 1 loại enzym có khả năng kích thích phản ứng khi tiếp xúc. Mèo lại có thói quen dùng lưỡi đễ liếm lông trên cơ thể, từ đó nước bọt dính trên vào con người khi chúng ta tiếp xúc vuốt ve. Những người quá mẩn cảm sẽ dị ứng với enzym này và sẽ có hiện tượng nổi mề đay, ngứa ngáy, khó chịu. Trường hợp này cũng có thể biến chứng thành phù nề lan rộng và suy hô hấp.
Các thương tổn chỉ xuất hiện khi có sự tiếp xúc thực sự, ví dụ như ở các vị trí tiếp xúc trực tiếp với lông chó hay nước bọt của chó. Dạng mề đay này thường phổ biến ở các bệnh nhân có các bệnh liên quan tới dị ứng, viêm da cơ địa.
Bệnh mề đay cũng có thể xuất hiện do tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất như mỹ phẩm, son phấn, nước hoa, thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay chân, nước hoa, xà phòng,… mà ngày này có loại mỹ phẩm giả, không có nguồn gốc vẫn được lưu hành rộng rãi trên thị trường, đó chính là nguyên nhân gây ra mề đay mẩn ngứa và còn một số hậu quả lâu dài và có thể là vĩnh viễn khác.
#9. Nổi mề đay do lực tác động
Mề đay cũng sẽ xuất hiện do các nguyên nhân tác động vật lý bên ngoài, như va chạm vào một vật nào đó gây dị ứng, nổi mề đay. Trường hợp này chiếm hơn 50% các trường hợp mề đay mạn tính. Ở một nhóm nhỏ bệnh nhân khi bị đè ép, gặp nóng, gặp lạnh hoặc ánh nắng mặt trời cũng gây ra các lằn mề đay kéo dài.
Các chứng phổ biến như là: Da vẽ nổi, mề đay do vận động cảm xúc, mề đay do chèn ép, chấn động,…
Da vẽ nổi là một rối loạn chức năng của da chỉ có 2 đến 5% dân số thế giới mắc phải chứng này và là một trong những loại phổ biến nhất của bệnh mề đay, da người bệnh thường hằn lên và bị viêm khi cọ xát, gãi ngứa, hoặc gặp lực tác động mạnh. Mề đay do áp lực thường có sưng đau ở những vị trí chịu áp lực như chân khi đứng lâu, mặc quần áo chật hay do ngồi lâu, thường xuất hiện sau 1 đến 2 giờ chịu áp lực trực tiếp.
#10. Nổi mề đay do thời tiết
Các triệu chứng nổi mề đay do dị ứng thời tiết thường không giống nhau. Có những người bị nhẹ kéo dài vài ngày hoặc 1 đến 2 tuần nhưng cũng có người bị nặng hơn kéo dài đến hết một mùa.
Nguyên nhân chủ yếu của nổi mề đay do thời tiết thay đổi đột ngột
Các triệu chứng thường thấy là: phát ban đỏ trên da, ngứa dữ dội khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh đột ngột, những vùng da bị hở thường bị viêm và dễ nổi mẩn nhất. Một số trường hợp cá biệt có thể gây khó thở, tụt huyết áp nhanh đột ngột gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết thay đổi đột ngột làm cho con người mệt mỏi dẫn đến chán ăn từ đó gây ra những thay đổi trong nội tiết sinh ngứa nổi mẩn qua da, cụ thể hơn là phù nề lan rộng.
#11. Nguyên nhân nổi mề đay do bệnh hệ thống
Triệu chứng mề đay cũng xuất hiện khi cơ thể mắc một số bệnh liên quan đến hệ thống. Bệnh hệ thống là một bệnh tự miễn của các mô liên kết, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phần trên cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ tấn công các tế bào và mô của cơ thể dẫn đến viêm và hủy hoại mô cơ thể.
Một số bệnh hệ thống như Lupus ban đỏ, viêm mạch, bệnh nội tiết như tiểu đường, cường giáp, bệnh ung thư,…
Các bệnh này thường gây nguy hiểm nhiều nhất cho tim, các khớp nối và da, các mạch máu, gan, thận và hệ thần kinh trung ương. Khoảng 30,5 % bệnh nhân có các triệu chứng liên quan về da liễu và khoảng 65% các triệu chứng về da liễu sẽ xuất hiện tại một giai đoạn nào đó của bệnh. Khoảng 30% đến 50% các bệnh nhân sẽ phát ban đầu tiên ở má hay phát ban hình bướm, một số cụ thể sẽ có vẩy nến màu đỏ dày trên da, và những tổn thương trên da như da yếu di dễ bị trày xước và viêm nhiễm.
#12. Nguyên nhân nổi mề đay do di truyền
Theo số liệu thống kê tại bệnh viện da liễu Hà Nội từ năm 2000- 2005 cho biết: Qua kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh mề đay có yếu tố di truyền qua gen, từ những người thân trong gia đình như bố, mẹ, ông, bà, anh, chị, em… Tuy nhiên, nguyên nhân này chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ khoảng 5% đến 7% còn chủ yếu người bệnh mề đay là do một trong các nguyên nhân vừa nêu ở trên.
Đây là một bệnh ít di truyền bởi gen bệnh nằm trên nhiễm sắc thể thường.
#13. Bệnh mề đay do nguyên nhân tự phát
Theo các bác sỹ của Bệnh viện Da liễu Trung ương, mề đay tự phát hay còn gọi là mề đay vô căn có thể có liên quan đến các bệnh tự miễn của cơ thể như các vấn đề về tuyến giáp, các bệnh lý về nội tiết tố hay ung thư.
Cho đến nay nổi mề đay do nguyên nhân tự phát là nhóm bệnh nhân lớn nhất của bệnh này. Mề đay không tìm ra nguyên nhân, chiếm khoảng 50% các trường hợp.
Các thương tổn mề đay do nguyên nhân tự phát thường là một tình trạng cần phải xem xét nhiều về dấu hiệu, biểu hiện khác nhau để có hướng điều trị đúng đắn và hợp lý nhất.
Thông tin bạn nên tham khảo ngay: Cách nhận biết triệu chứng nổi mề đay
II. Đối tượng thường bị nổi mề đay
Theo Bệnh viện da liễu Hà Nội hầu như 90% dân số sẽ mắc bệnh mề đay ít nhất một lần trong đời, đa số là phụ nữa và trẻ em. Tuy nhiên, bệnh này không hề đơn giản như phần lớn chúng ta vần nghĩ mà nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng thông qua những biến chứng mà bạn không ngờ tới nếu như không phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách.
Đối tượng của bệnh mề đay đa số là phụ nữa và trẻ em
Sau đây, chúng tôi xin phép liệt kê một số đối tượng sẽ là “món mồi béo bở” của bệnh mề đay. Các bạn đừng bỏ qua chi tiết nào nhé!
# Trẻ em chính là đối tượng hàng đầu của bệnh này, có 2/3 đối tượng liên quan đến bệnh này là trẻ nhỏ.
Sở dĩ trẻ em dễ mắc bệnh này là do trẻ em mềm mỏng hơn da người lớn rất nhiều. Da trẻ sơ sinh chỉ dày bằng 1/5 làn da ngươi lớn, do ít các tế bào và lớp biểu bì mỏng nên chức năng bảo vệ của làn da khá yếu, khiến da trẻ dễ bị tổn thương.Các chất bên ngoài môi trường dễ thâm nhập sâu vào da và đó chính là nguyên nhân gây ra bệnh mề đay ở trẻ nhỏ.
Cho đến khi da bé phát triển hơn theo năm tháng trưởng thành thì da bé mới có thể làm nhiệm vụ giải độc, thoát các chất độc ra bên ngoài cơ thể một cách dẽ dàng. Vì vậy trong những năm tháng đầu đời trẻ dễ bị nổi mề đay và sẽ tái phát nhiều lần cho đến khi trưởng thành.
# Thêm một đối tượng nữa chính là phụ nữ mang thai.
Đối tượng này cần phải cảnh giác với bệnh này, vì trong thời gian mang thai làm cho làn da căng giản tối đa nên vô cùng yếu ớt, dễ bị tác nhân bên trong lẫn bên ngoài ảnh hưởng, dẫn đến phản ứng dị ứng. Hơn nữa trong thời gian này, nội tiết tố người mẹ thay đổi đáng kể ảnh hưởng nhiều đến hệ thống miễn dịch, vì vậy dễ mắc các bệnh như nổi mề đay.
Đối với dạng bệnh nhân này bệnh mề đay cực kỳ nguy hiểm. Nó không chỉ gây viêm nhiễm ngoài da mà còn gây viêm nhiễm bên trong tử cung thông qua bộ phận sinh dục và ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi trong dạ con.
Đây cũng là một trong số các nguyên nhân gây sảy thai, thai nhi khó phát triển có thể gây dị tật thai nhi hoặc bệnh mề đay bẩm sinh.
# Phụ nữ sau sinh cũng là đối tượng của bệnh mề đay.
Có khoảng 20% đến 30% phụ nữ sau sinh bị dị ứng nổi mề đay. Với những bà mẹ ó cơ địa nhạy cảm thì tình trạng này có thể xuất hiện rõ ràng hơn, nổi mề đay gây ngứa dữ dội.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nổi mề đay sau sinh nhưng nguyên nhân đáng kể là sự thay đổi của cơ thể trước và sau thai kỳ tác động đến hệ miễn dịch của cơ thể người mẹ. Do men gan tăng, chế độ dinh dưỡng không cân bằng giữa các chất dẫn đến khó tiêu hóa, gây thải độc thông qua da.
Sau khi sinh con, cơ thể phụ nữ còn rất yếu ớt nên dễ bị nhiễm gió độc, lạnh, bụi bẩn,… từ môi trường bên ngoài, gây tích tụ ở da và biểu hiện là tình trạng dị ứng, mẩn ngứa.
Ngoài ra, nếu sinh mổ thì các chị em còn có thể bị dị ứng với các chất kháng sinh được sử dụng khi rạch tầng sinh môn cũng gây nên dị ứng nổi mề đay.
Những tác động này không chỉ ảnh hưởng đến người mẹ mà còn ảnh hưởng xấu cho bé, vì da mẹ và bé thường tiếp xúc qua các hành động ẳm bồng, chăm sóc và nhất là bé bú sữa trực tiếp từ mẹ nên bé cũng dễ có nguy cơ nhiễm bệnh.
III. Cách phòng ngừa bệnh mề đay
Trong thực tế, bệnh mề đay xuất hiện do cơ thể người bệnh khá nhạy cảm khi tiếp xúc với một số tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài và chế độ dinh dưỡng.
Tuy nhiên, trường hợp bị nặng người bệnh sẽ có nguy cơ phải đối mặt với một số biểu hiện nguy hiểm như sốt cao, ảnh hưởng hệ tiêu hóa, sốc phản vệ nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, trước khi để bệnh này biến chứng nguy hiểm thì người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:
Chúc các bạn sức khỏe!
Thông tin tham khảo: 12 cách chữa mề đay mẩn ngứa hiệu quả nhanh.
Có rất nhiều nguyên nhân nổi mề đay và nếu người bệnh không nắm rõ thông tin thì sẽ có những sai lầm trong điều trị làm bệnh tình ngày càng nặng hơn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Mề đay là một phản ứng cấp hoặc mạn tính của các mao mạch do dị ứng phù nề ở niêm mạc da. Bệnh này xuất hiện rất dễ nhận biết như ngứa và nổi sảy, mẩn ở một vài nơi khác nhau của cơ thể. Các nốt này có thể phát triển thành một đám nhỏ, chúng có thể mất đi sau vài giờ hoặc kéo dài đến vài tháng. Được biết, bệnh khó chữa trị dứt điểm.
Dưới đây là những thông tin đến bạn về nguyên nhân và cách phòng trị bệnh mề đay. Bạn không nên bỏ qua một chi tiết nào trong bài viết này đâu nhé!
I. Nguyên nhân bị nổi mề đay
90% trường hợp mắc bệnh này là cấp tính, tình trạng bệnh kéo dài khoảng 2 đến 3 tuần và sau đó nhanh chóng mất đi. Trường hợp còn lại biến chứng thành mạn tính, người bệnh thường phải chịu đựng trung bình kéo dài đến 5 năm.
13 nguyên nhân phổ biến của bệnh mề đay
Nguyên nhân gây ra bệnh mề đay rất đa dạng, hôm nay chúng tôi sẽ tóm gọn 13 nguyên nhân chủ yếu trong bài viết này.
#1. Nguyên nhân nổi mề đay do thức ăn
Nổi mề đay do thức ăn là một hiện tượng khá phổ biến trong cuộc sống hiên đại ngày nay.
Các thức ăn thường gây nổi mề đay là: tôm, cua, mực,…và các loại hải sản nói chung. Một số người khác có thể bị dị ứng với các loại thịt động vật nhiều đạm như thịt dê, thịt bò, thịt cừu. Ngoài ra các loại trái cây như mít, dứa gai,…cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh mề đay.
Nổi mề đay do ăn phải thức ăn dễ gây dị ứng
Thông thường sau khi ăn các loại thức ăn này người bệnh sẽ có các triệu chứng như nổi mẩn đỏ, sần sùi khắp người. Các vị trí hay xuất hiện các nốt này thường là cánh tay, bắp chân, cổ, vùng bụng và một số nơi trên mặt.
Cảm giác ngứa ngáy thường khiến người bệnh khó chịu, bực tức nên thường hay gãi, có khi gãi đến trầy xước da gây tổn thương bề mặt da nhưng vẫn không cảm thấy “đã ngứa”
Đây là dạng mề đay cấp tính nên tình trạng bệnh có thể biến mất sau vài giờ hoặc lâu hơn là vài ngày.
#2. Nguyên nhân nổi mề đay do thuốc
Thuốc cũng là một trong những nguyên nhân gây nổi mề đay phổ biến nhất. Tất cả các loại thuốc và các đường khác đưa thuốc vào cơ thể như tiêm hay truyền nước thì cũng có thể gây nên bệnh mề đay. Nổi mề đay do dị ứng thuốc thường xảy ra sau khi sử dụng các loại thuốc có chất dị ứng với cơ thể sau vài ngày hoặc với một số trường hợp mẩn cảm thường các triệu chứng mề đay sẽ xuất hiện gần như là sau 24 giờ dùng thuốc. Các trường hợp dị ứng thuốc thường kèm theo nổi hạch đỏ, đau và có dấu hiệu sưng nhẹ ở các khớp sương có thể kèm theo sốt nhẹ.
Nguyên nhân nổi mề đay do dị ứng thuốc
Một số nhóm thuốc chính thường gây ra tình trạng bềnh mề đay như: nhóm beta-lactam, các thuốc chống viêm không có chứa steroid và các vitamin, các loại vắc-xin, huyết thanh, thuốc chống sốt rét, thuốc ức chế men chuyển, các thuốc kháng histamin tổng hợp,….và một số loại thuốc khác mà cơ thể không thể thích ứng được, tuy theo cơ địa từng người.
#3. Nguyên nhân bị nổi mề đay do nọc độc
Mề đay có thể cũng xuất hiện khi cơ thể phản ứng bảo vệ. Cơ thể có thể mẩn cảm với một số các vết đốt của côn trùng như ong, muỗi, bọ chét, kiến hoặc sâu bọ.
Các triệu chứng thường thấy là nổi mẩn đỏ, sần lên xung quanh vết đốt của côn trùng, kèm theo một số hiện tượng ngứa kèm đau nhứt lan sang các vùng da xung quanh. Trường hợp bị ong độc đốt, bạn còn có thể đau đến gần như tê liệt cả một bộ phận cơ xung quanh vết đốt.
#4. Nguyên nhân nổi mề đay do kháng nguyên hô hấp
Triệu chứng nổi mề đay cũng sẽ xuất hiện khi cơ thể hít phải số chất gây dị ứng như phấn hoa, mùi rơm rạ, bụi nhà, bụi bẩn ngoài môi trường, lông vũ, lông thú nuôi trong nhà như chó mèo, khói thuốc lá, khói nhà máy, khói xe máy hay các loại mùi hương dược liệu, thuốc men,….
#5. Nguyên nhân gây bệnh mề đay do nhiễm vi khuẩn, vi rút
Khi người bệnh có một số bệnh liên quan về nhiễm khuẩn như viêm gan siêu vi B, C cũng là một nguyên nhân gây ra hiện tượng nổi mề đay.
Ngoài ra một số bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn tai – mũi – họng như viêm tai giữa cấp tính và mạn tính đều có thể gây nên bệnh nổi mề đay.
Nổi mề đay do nhiễm vi khuẩn, virus
#6. Nhiễm ký sinh trùng đường ruột gây nổi mề đay
Theo thống kê từ Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng trung ương thì cứ 10 người Việt Nam thì có đến 7 hoặc 8 người bị nhiễm giun sán. Người Việt, đa số là người thành phố cho rằng sinh sống và làm việc ở thành phố thì không tiếp xúc nhiều với động vật cũng như nguồn nước sử dụng đạt vệ sinh nên thường ít khi bị nhiễm giun sán hơn người ở nông thôn.
Tuy nhiên thực tế không phải vậy. Các nguồn thức ăn như gỏi cá, phở tái,…mới chính là những mầm giun sán phổ biến nhất, đặc biệt là các món ăn tái. Mà đó lại là những món ăn quen thuộc của người thành phố hay chủ yếu là dân văn phòng.
Nổi mề đay do nhiễm vi khuẩn đường ruột
Một trong những biểu hiện tiêu biểu của việc nhiễm giun sán dễ thấy nhất chính là nổi mề đay, đặc biệt là bệnh giun đũa chó. Khi xâm nhập vào cơ thể người, giun sán thường không phát triển ngay mà sẽ tồn tại dưới dạng ấu trùng, hình thành những khối u nhỏ di chuyển dưới da tạo nên những u sần hoặc một đường như sợi chỉ kéo dài, thường thì chúng rất mềm và hay xuất hiện ở những nơi như mu bàn tay, lưng, mông, bụng,…Những khối u nhỏ này sẽ dần dần lớn lên tạo thành một khối phù nề gây ra những tổn thương với hệ thần kinh và có ảnh hưởng sâu sắc cấu tạo bên dưới da.
#7. Nguyên nhân bệnh mề đay do nhiễm nấm
Một nguyên nhân khác cũng khá phổ biến của bệnh mề đay chính là nhiễm nấm, mà phổ biến là nấm Candida.
Nấm Candida thường gặp nhất là ở vùng âm đạo, tuy nhiên nó cũng xuất hiện ở một vài vùng khác trên cơ thể như ngoài da hoặc trong dạ dày, đường ruột, đường tiêu hóa.
Nguyên nhân khác cũng khá phổ biến của bệnh mề đay chính là nhiễm nấm, mà phổ biến là nấm Candida
Nguyên nhân chính thường là do sử dụng kháng sinh quá liều lượng cho phép, làm thay đổi nồng độ hormon trong cơ thể hoặc do bệnh tiểu đường làm cho cơ thể bị suy yếu, sức đề kháng giảm đi… sẽ làm cho nấm Candida hình thành rất nhanh và phát triển mạnh dẫn đến sư xuất hiện của bệnh mề đay.
Ở các nếp gấp trên da hoặc các vùng bị trầy xước dễ là nơi nhiễm nấm Candida, trên các vùng da nhiễm nấm Candida thường sẽ nổi các mẩn đỏ, các vết ban có thể lan rộng gây ngứa và các mảng da xung quanh sẽ bong tróc thành từng mảng màu trắng. Hiện tượng này phát triển khá nhanh và lan rộng hình thành bệnh mề đay.
#8. Nguyên nhân nổi mề đay do tiếp xúc (các chất hóa học hoặc vật thể lạ)
Trong nước bọt của chó hoặc mèo có 1 loại enzym có khả năng kích thích phản ứng khi tiếp xúc. Mèo lại có thói quen dùng lưỡi đễ liếm lông trên cơ thể, từ đó nước bọt dính trên vào con người khi chúng ta tiếp xúc vuốt ve. Những người quá mẩn cảm sẽ dị ứng với enzym này và sẽ có hiện tượng nổi mề đay, ngứa ngáy, khó chịu. Trường hợp này cũng có thể biến chứng thành phù nề lan rộng và suy hô hấp.
Các thương tổn chỉ xuất hiện khi có sự tiếp xúc thực sự, ví dụ như ở các vị trí tiếp xúc trực tiếp với lông chó hay nước bọt của chó. Dạng mề đay này thường phổ biến ở các bệnh nhân có các bệnh liên quan tới dị ứng, viêm da cơ địa.
Bệnh mề đay cũng có thể xuất hiện do tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất như mỹ phẩm, son phấn, nước hoa, thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay chân, nước hoa, xà phòng,… mà ngày này có loại mỹ phẩm giả, không có nguồn gốc vẫn được lưu hành rộng rãi trên thị trường, đó chính là nguyên nhân gây ra mề đay mẩn ngứa và còn một số hậu quả lâu dài và có thể là vĩnh viễn khác.
#9. Nổi mề đay do lực tác động
Mề đay cũng sẽ xuất hiện do các nguyên nhân tác động vật lý bên ngoài, như va chạm vào một vật nào đó gây dị ứng, nổi mề đay. Trường hợp này chiếm hơn 50% các trường hợp mề đay mạn tính. Ở một nhóm nhỏ bệnh nhân khi bị đè ép, gặp nóng, gặp lạnh hoặc ánh nắng mặt trời cũng gây ra các lằn mề đay kéo dài.
Các chứng phổ biến như là: Da vẽ nổi, mề đay do vận động cảm xúc, mề đay do chèn ép, chấn động,…
Da vẽ nổi là một rối loạn chức năng của da chỉ có 2 đến 5% dân số thế giới mắc phải chứng này và là một trong những loại phổ biến nhất của bệnh mề đay, da người bệnh thường hằn lên và bị viêm khi cọ xát, gãi ngứa, hoặc gặp lực tác động mạnh. Mề đay do áp lực thường có sưng đau ở những vị trí chịu áp lực như chân khi đứng lâu, mặc quần áo chật hay do ngồi lâu, thường xuất hiện sau 1 đến 2 giờ chịu áp lực trực tiếp.
#10. Nổi mề đay do thời tiết
Các triệu chứng nổi mề đay do dị ứng thời tiết thường không giống nhau. Có những người bị nhẹ kéo dài vài ngày hoặc 1 đến 2 tuần nhưng cũng có người bị nặng hơn kéo dài đến hết một mùa.
Nguyên nhân chủ yếu của nổi mề đay do thời tiết thay đổi đột ngột
Các triệu chứng thường thấy là: phát ban đỏ trên da, ngứa dữ dội khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh đột ngột, những vùng da bị hở thường bị viêm và dễ nổi mẩn nhất. Một số trường hợp cá biệt có thể gây khó thở, tụt huyết áp nhanh đột ngột gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết thay đổi đột ngột làm cho con người mệt mỏi dẫn đến chán ăn từ đó gây ra những thay đổi trong nội tiết sinh ngứa nổi mẩn qua da, cụ thể hơn là phù nề lan rộng.
#11. Nguyên nhân nổi mề đay do bệnh hệ thống
Triệu chứng mề đay cũng xuất hiện khi cơ thể mắc một số bệnh liên quan đến hệ thống. Bệnh hệ thống là một bệnh tự miễn của các mô liên kết, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phần trên cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ tấn công các tế bào và mô của cơ thể dẫn đến viêm và hủy hoại mô cơ thể.
Một số bệnh hệ thống như Lupus ban đỏ, viêm mạch, bệnh nội tiết như tiểu đường, cường giáp, bệnh ung thư,…
Các bệnh này thường gây nguy hiểm nhiều nhất cho tim, các khớp nối và da, các mạch máu, gan, thận và hệ thần kinh trung ương. Khoảng 30,5 % bệnh nhân có các triệu chứng liên quan về da liễu và khoảng 65% các triệu chứng về da liễu sẽ xuất hiện tại một giai đoạn nào đó của bệnh. Khoảng 30% đến 50% các bệnh nhân sẽ phát ban đầu tiên ở má hay phát ban hình bướm, một số cụ thể sẽ có vẩy nến màu đỏ dày trên da, và những tổn thương trên da như da yếu di dễ bị trày xước và viêm nhiễm.
#12. Nguyên nhân nổi mề đay do di truyền
Theo số liệu thống kê tại bệnh viện da liễu Hà Nội từ năm 2000- 2005 cho biết: Qua kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh mề đay có yếu tố di truyền qua gen, từ những người thân trong gia đình như bố, mẹ, ông, bà, anh, chị, em… Tuy nhiên, nguyên nhân này chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ khoảng 5% đến 7% còn chủ yếu người bệnh mề đay là do một trong các nguyên nhân vừa nêu ở trên.
Đây là một bệnh ít di truyền bởi gen bệnh nằm trên nhiễm sắc thể thường.
#13. Bệnh mề đay do nguyên nhân tự phát
Theo các bác sỹ của Bệnh viện Da liễu Trung ương, mề đay tự phát hay còn gọi là mề đay vô căn có thể có liên quan đến các bệnh tự miễn của cơ thể như các vấn đề về tuyến giáp, các bệnh lý về nội tiết tố hay ung thư.
Cho đến nay nổi mề đay do nguyên nhân tự phát là nhóm bệnh nhân lớn nhất của bệnh này. Mề đay không tìm ra nguyên nhân, chiếm khoảng 50% các trường hợp.
Các thương tổn mề đay do nguyên nhân tự phát thường là một tình trạng cần phải xem xét nhiều về dấu hiệu, biểu hiện khác nhau để có hướng điều trị đúng đắn và hợp lý nhất.
Thông tin bạn nên tham khảo ngay: Cách nhận biết triệu chứng nổi mề đay
II. Đối tượng thường bị nổi mề đay
Theo Bệnh viện da liễu Hà Nội hầu như 90% dân số sẽ mắc bệnh mề đay ít nhất một lần trong đời, đa số là phụ nữa và trẻ em. Tuy nhiên, bệnh này không hề đơn giản như phần lớn chúng ta vần nghĩ mà nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng thông qua những biến chứng mà bạn không ngờ tới nếu như không phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách.
Đối tượng của bệnh mề đay đa số là phụ nữa và trẻ em
Sau đây, chúng tôi xin phép liệt kê một số đối tượng sẽ là “món mồi béo bở” của bệnh mề đay. Các bạn đừng bỏ qua chi tiết nào nhé!
# Trẻ em chính là đối tượng hàng đầu của bệnh này, có 2/3 đối tượng liên quan đến bệnh này là trẻ nhỏ.
Sở dĩ trẻ em dễ mắc bệnh này là do trẻ em mềm mỏng hơn da người lớn rất nhiều. Da trẻ sơ sinh chỉ dày bằng 1/5 làn da ngươi lớn, do ít các tế bào và lớp biểu bì mỏng nên chức năng bảo vệ của làn da khá yếu, khiến da trẻ dễ bị tổn thương.Các chất bên ngoài môi trường dễ thâm nhập sâu vào da và đó chính là nguyên nhân gây ra bệnh mề đay ở trẻ nhỏ.
Cho đến khi da bé phát triển hơn theo năm tháng trưởng thành thì da bé mới có thể làm nhiệm vụ giải độc, thoát các chất độc ra bên ngoài cơ thể một cách dẽ dàng. Vì vậy trong những năm tháng đầu đời trẻ dễ bị nổi mề đay và sẽ tái phát nhiều lần cho đến khi trưởng thành.
# Thêm một đối tượng nữa chính là phụ nữ mang thai.
Đối tượng này cần phải cảnh giác với bệnh này, vì trong thời gian mang thai làm cho làn da căng giản tối đa nên vô cùng yếu ớt, dễ bị tác nhân bên trong lẫn bên ngoài ảnh hưởng, dẫn đến phản ứng dị ứng. Hơn nữa trong thời gian này, nội tiết tố người mẹ thay đổi đáng kể ảnh hưởng nhiều đến hệ thống miễn dịch, vì vậy dễ mắc các bệnh như nổi mề đay.
Đối với dạng bệnh nhân này bệnh mề đay cực kỳ nguy hiểm. Nó không chỉ gây viêm nhiễm ngoài da mà còn gây viêm nhiễm bên trong tử cung thông qua bộ phận sinh dục và ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi trong dạ con.
Đây cũng là một trong số các nguyên nhân gây sảy thai, thai nhi khó phát triển có thể gây dị tật thai nhi hoặc bệnh mề đay bẩm sinh.
# Phụ nữ sau sinh cũng là đối tượng của bệnh mề đay.
Có khoảng 20% đến 30% phụ nữ sau sinh bị dị ứng nổi mề đay. Với những bà mẹ ó cơ địa nhạy cảm thì tình trạng này có thể xuất hiện rõ ràng hơn, nổi mề đay gây ngứa dữ dội.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nổi mề đay sau sinh nhưng nguyên nhân đáng kể là sự thay đổi của cơ thể trước và sau thai kỳ tác động đến hệ miễn dịch của cơ thể người mẹ. Do men gan tăng, chế độ dinh dưỡng không cân bằng giữa các chất dẫn đến khó tiêu hóa, gây thải độc thông qua da.
Sau khi sinh con, cơ thể phụ nữ còn rất yếu ớt nên dễ bị nhiễm gió độc, lạnh, bụi bẩn,… từ môi trường bên ngoài, gây tích tụ ở da và biểu hiện là tình trạng dị ứng, mẩn ngứa.
Ngoài ra, nếu sinh mổ thì các chị em còn có thể bị dị ứng với các chất kháng sinh được sử dụng khi rạch tầng sinh môn cũng gây nên dị ứng nổi mề đay.
Những tác động này không chỉ ảnh hưởng đến người mẹ mà còn ảnh hưởng xấu cho bé, vì da mẹ và bé thường tiếp xúc qua các hành động ẳm bồng, chăm sóc và nhất là bé bú sữa trực tiếp từ mẹ nên bé cũng dễ có nguy cơ nhiễm bệnh.
III. Cách phòng ngừa bệnh mề đay
Trong thực tế, bệnh mề đay xuất hiện do cơ thể người bệnh khá nhạy cảm khi tiếp xúc với một số tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài và chế độ dinh dưỡng.
Tuy nhiên, trường hợp bị nặng người bệnh sẽ có nguy cơ phải đối mặt với một số biểu hiện nguy hiểm như sốt cao, ảnh hưởng hệ tiêu hóa, sốc phản vệ nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, trước khi để bệnh này biến chứng nguy hiểm thì người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh một số thức ăn gây dị ứng mạnh như tôm, cua, ốc, nghiêu, mực, thịt bò, trứng, thịt gà, các loại gia vị cay nóng từ ớt, tiêu hoặc do sử dụng một số loại thức uống gây kích thích từ bia, rượu…Nếu thật sự cần bổ sung các loại thực phẩm trên thì nên sử dụng với lượng rất ít. Thay vào đó, bạn hãy bổ sung nhiều rau củ quả tươi chứa hàm lượng vitamin A, C, E, omega 3 sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch phòng chống bệnh tật một cách nhanh chóng.
- Đối với phụ nữ có làn da mỏng manh và khá nhạy cảm nên khi sử dụng mỹ phẩm phải thật sự thận trọng, lựa chọn những loại mỹ phẩm thích hợp với loại da của mình. Trước khi dùng 1 loại mỹ phẩm thì nên bôi thử trước vào cổ tay xem có phản ứng gì không sau 2-3 ngày sử dụng nếu không có vấn đề gì thì hãy sử dụng.
- Người bệnh thường thắc mắc bệnh mề đay thì có tắm được hay không? bởi vì sợ tắm làm bệnh trầm trọng hơn. Tuy nhiên, trên thực tế việc kiêng cử nước mà không vệ sinh làn da sạch sẽ mỗi ngày sẽ khiến cho làn da bị chảy mồ hôi làm cho vi khuẩn tích tụ gây ngứa. Lúc này người bệnh sẽ gãi theo phản xạ, càng gãi cơn ngứa càng tăng lên dẫn đến hiện tượng da bị trầy tróc, nhiễm trùng…. tình trạng bệnh trở nên tồi tệ thêm. Chính vì thế, người bệnh cần phải tắm rửa sạch sẽ bằng nước ấm, nhiệt độ 35 độ C là thích hợp nhất và luôn giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, đất cát vì có thể lây nhiễm vi khuẩn từ các nguồn này.
- Đối với những trường hợp nổi mề đay do thời tiết, nhất là lúc trời lạnh thì cần chú ý mặc ấm không để gió lạnh lùa vào trong cơ thể. Cần phải lựa chọn và sử dụng những bộ trang phục chất liệu vải mềm mại, thông thoáng.
- Ngoài ra người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái, tránh lo lắng, bi quan, người bệnh cũng nên hạn chế không tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, hóa chất từ xăng dầu, nước tẩy rửa…nếu cần thì phải mang đồ bảo hộ.
- Bên cạnh đó, khi sử dụng bất kì loại thuốc bôi hay thuốc uống nào cũng cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
Chúc các bạn sức khỏe!
Lâm Vũ Linh
Thông tin tham khảo: 12 cách chữa mề đay mẩn ngứa hiệu quả nhanh.
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,563
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,113
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,524