Da liễu –
Bệnh vẩy nến cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Người mắc bệnh vẩy nến mạn tính không còn cách nào khác là phải “chung sống hòa bình” với căn bệnh này. Bài viết dưới đây đề cập đến cách “chung sống hòa bình” với bệnh vẩy nến mạn tính.
Bệnh vẩy nến là gì?
Vẩy nến là một trong số bệnh ngoài da mãn tính mức độ nặng nhất và ảnh hưởng lớn nhất tới người bệnh. Ở những người mắc bệnh vẩy nến trên da xuất hiện các mảng màu đỏ có ranh giới nổi lên trên da, trên bề mặt có nhiều vảy trắng dễ bong tróc, khi cạo ra có mùn trắng như sáp nến. Các triệu chứng bệnh vẩy nến thường gặp tại các vị trí trên cơ thể như cánh tay, chân, khủy tay, da đầu,…
Bệnh vẩy nến không chỉ gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới tâm lý của người bệnh mà còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu không được điều trị sớm sẽ chuyển thành bệnh mãn tính và gây ra biến chứng nguy hiểm, nhất là biến chứng gây ra bệnh xương khớp.
Bí quyết chung sống với bệnh vẩy nến
Vẩy nến là bệnh mạn tính, có ở cả nam và nữ. Cho đến nay, y học vẫn chưa tìm ra loại thuốc đặc trị căn bệnh này. Người mắc bệnh vẩy nến mạn tính không còn cách nào khác là phải chung sống hòa bình với bệnh. Các phương pháp điều trị vẩy nến hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc kiểm soát triệu chứng, ngăn bệnh tiến triển nặng hơn.
– Một điều cần đặc biệt chú ý trong khi điều trị bệnh vẩy nến chính là yếu tố tinh thần đóng vai trò quan trọng. Để chung sống hòa bình với căn bệnh này, trước tiên mỗi người cần có tinh thần lạc quan, tránh căng thẳng, lo lắng sẽ chỉ khiến cho bệnh nặng thêm.
– Giữ vệ sinh thân thể thật sạch sẽ bằng cách tắm mỗi ngày để loại bỏ vẩy bám trên da. Bạn lưu ý không nên tắm nước quá nóng, xà bông quá mạnh làm da thêm khô ngứa. Lau da nhẹ nhàng tránh gây tổn thương thêm. Ngay sau khi tắm, da còn hơi nước, thoa các loại kem làm ẩm da. Mùa lạnh khô, cần thoa kem làm ẩm da nhiều lần trong ngày.
– Thường xuyên đi khám bác sĩ để đánh giá và đối phó với diễn biến của bệnh. Thực hiện việc điều trị bệnh theo đúng yêu cầu, chỉ dẫn và lời khuyên của bác sĩ.
– Tránh tác động tới vùng da bị bệnh như không gãi chỗ ngứa hoặc cạo làm trầy xước vùng da sẽ dễ nhiễm khuẩn và lây lan bệnh.
– Thực hiện chế độ ăn lành mạnh, hạn chế ăn các loại thực phẩm như thịt, sữa, uống rượu bia, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ; tránh căng thẳng để làm bệnh phát triển nặng hơn. Thay vào đó, bạn cần ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, luyên tập thể dục thường xuyên hoặc phơi nắng nhẹ sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh.
– Nên thường xuyên bổ sung vào thực đơn ăn uống các loại thực phẩm gồm: thực phẩm chứa nhiều omega‐3 (cá thu, cá hồi, hạt hướng dương, hạt lanh,…); thực phẩm chứa nhiều beta carotene (cà rốt, rau lá xanh, quả mơ, xoài); chất chống oxy hóa (nho và bưởi, các loại đậu, quả hạch, mơ, nho khô, mận, ngũ cốc, cây đinh hương, cây quế),…
Hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh vẩy nến, người bệnh phải chung sống hòa bình với nó bằng cách giữ sức khỏe, ăn uống dinh dưỡng đúng cách…
Có thể bạn quan tâm:
Bệnh vẩy nến cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Người mắc bệnh vẩy nến mạn tính không còn cách nào khác là phải “chung sống hòa bình” với căn bệnh này. Bài viết dưới đây đề cập đến cách “chung sống hòa bình” với bệnh vẩy nến mạn tính.
Bệnh vẩy nến là gì?
Vẩy nến là một trong số bệnh ngoài da mãn tính mức độ nặng nhất và ảnh hưởng lớn nhất tới người bệnh. Ở những người mắc bệnh vẩy nến trên da xuất hiện các mảng màu đỏ có ranh giới nổi lên trên da, trên bề mặt có nhiều vảy trắng dễ bong tróc, khi cạo ra có mùn trắng như sáp nến. Các triệu chứng bệnh vẩy nến thường gặp tại các vị trí trên cơ thể như cánh tay, chân, khủy tay, da đầu,…
Bệnh vẩy nến không chỉ gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới tâm lý của người bệnh mà còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu không được điều trị sớm sẽ chuyển thành bệnh mãn tính và gây ra biến chứng nguy hiểm, nhất là biến chứng gây ra bệnh xương khớp.
Bí quyết chung sống với bệnh vẩy nến
Vẩy nến là bệnh mạn tính, có ở cả nam và nữ. Cho đến nay, y học vẫn chưa tìm ra loại thuốc đặc trị căn bệnh này. Người mắc bệnh vẩy nến mạn tính không còn cách nào khác là phải chung sống hòa bình với bệnh. Các phương pháp điều trị vẩy nến hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc kiểm soát triệu chứng, ngăn bệnh tiến triển nặng hơn.
– Một điều cần đặc biệt chú ý trong khi điều trị bệnh vẩy nến chính là yếu tố tinh thần đóng vai trò quan trọng. Để chung sống hòa bình với căn bệnh này, trước tiên mỗi người cần có tinh thần lạc quan, tránh căng thẳng, lo lắng sẽ chỉ khiến cho bệnh nặng thêm.
– Giữ vệ sinh thân thể thật sạch sẽ bằng cách tắm mỗi ngày để loại bỏ vẩy bám trên da. Bạn lưu ý không nên tắm nước quá nóng, xà bông quá mạnh làm da thêm khô ngứa. Lau da nhẹ nhàng tránh gây tổn thương thêm. Ngay sau khi tắm, da còn hơi nước, thoa các loại kem làm ẩm da. Mùa lạnh khô, cần thoa kem làm ẩm da nhiều lần trong ngày.
– Thường xuyên đi khám bác sĩ để đánh giá và đối phó với diễn biến của bệnh. Thực hiện việc điều trị bệnh theo đúng yêu cầu, chỉ dẫn và lời khuyên của bác sĩ.
– Tránh tác động tới vùng da bị bệnh như không gãi chỗ ngứa hoặc cạo làm trầy xước vùng da sẽ dễ nhiễm khuẩn và lây lan bệnh.
– Thực hiện chế độ ăn lành mạnh, hạn chế ăn các loại thực phẩm như thịt, sữa, uống rượu bia, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ; tránh căng thẳng để làm bệnh phát triển nặng hơn. Thay vào đó, bạn cần ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, luyên tập thể dục thường xuyên hoặc phơi nắng nhẹ sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh.
– Nên thường xuyên bổ sung vào thực đơn ăn uống các loại thực phẩm gồm: thực phẩm chứa nhiều omega‐3 (cá thu, cá hồi, hạt hướng dương, hạt lanh,…); thực phẩm chứa nhiều beta carotene (cà rốt, rau lá xanh, quả mơ, xoài); chất chống oxy hóa (nho và bưởi, các loại đậu, quả hạch, mơ, nho khô, mận, ngũ cốc, cây đinh hương, cây quế),…
Hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh vẩy nến, người bệnh phải chung sống hòa bình với nó bằng cách giữ sức khỏe, ăn uống dinh dưỡng đúng cách…
Có thể bạn quan tâm:
- Phương pháp giúp bạn chữa trị bệnh vẩy nến khỏi hẳn
- Bệnh vẩy nến có lây sang người khác không?
- Tìm hiểu bệnh vẩy nến là gì?
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,563
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,113
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,524