Da liễu –
Bệnh vẩy nến là căn bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, độ tuổi và chủng tộc. Là căn bệnh về da mãn tính, các triệu chứng bệnh vẩy nến không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh vẩy nến là điều hoàn toàn cần thiết.
Người mắc bệnh vẩy nến nhận thấy các thương tổn trên da, da trở nên đỏ và dày do các tế bào da tăng trưởng nhanh hơn bình thường. Chính vì thế mà không có đủ thời gian để các tế bào tróc ra, chúng xếp chồng chất lên nhau tạo thành những mảng da dày và tróc vảy rất mất thẩm mỹ.
Ai cũng có thể mắc bệnh vẩy nến
Mặc dù căn nguyên của bệnh vẩy nến chưa được làm sáng tỏ, nhưng nhiều giả thiết cho rằng: Bệnh có liên quan đến các rối loạn miễn dịch và yếu tố di truyền. Ngoài ra, có rất nhiều yếu tố, tác nhân bên ngoài khác tham gia vào quá trình khởi phát bệnh cũng như làm bệnh tiến triển nặng thêm.
Chính bởi vậy, tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh vẩy nến. Đặc biệt những đối tượng sau dễ bị bệnh vẩy nến “hỏi thăm” hơn.
+ Tiền sử gia đình: Đây được coi là yếu tố quan trọng nhất, bởi theo thống kê cho thấy thì đa số các trường hợp mắc bệnh về da mãn tính này đều có tính chất gia đình. Các báo cáo cho rằng: Nếu cha hoặc mẹ mắc bệnh vảy nến thì tỷ lệ con mắc bệnh là 8%; Còn nếu cả cha và mẹ cùng mắc thì tỷ lệ này lên tới 41%.
+ Thường xuyên căng thẳng: Stress kéo dài được cho là có thể khiến hệ miễn dịch suy yếu đi và khả năng mắc bệnh vẩy nến ở những người này thường cao hơn những người khác.
+ Hút nhiều thuốc lá: Điều này là có cơ sở khi rất nhiều người bệnh vẩy nến thường hút thuốc lá. Ngoài là yếu tố làm khởi phát bệnh ta thì chúng cũng là căn nguyên khiến triệu chứng bệnh tiến triển nặng thêm.
+ Chấn thương: Nghe có vẻ phi lí, song những người gặp phải các chấn thường bên ngoài, các vết trầy xước nếu không được xử lý đúng cách sẽ bị nhiễm trùng và rối loạn cấu trúc khiến các biểu hiện vẩy nến xuất hiện.
+ Nhiễm virus và vi khuẩn: Nhiễm virus và vi khuẩn làm tăng nguy cơ mắc bệnh, kể cả bệnh vẩy nến do ở những người này hệ miễn dịch thường yếu ớt,…
Làm thế nào để phòng tránh bệnh vẩy nến?
Khó tránh khỏi bệnh vẩy nến khi nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền và rối loạn miễn dịch. Tuy nhiên, vẫn có thể hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh nếu bạn biết cách chủ động phòng ngừa bằng cách loại bỏ các yếu tố như: Hút thuốc lá, căng thẳng, nhiễm khuẩn khu trú, lạm dụng thuốc,…
Bên cạnh đó, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và chế độ sinh hoạt khoa học cũng giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể, phòng tránh được căn bệnh mãn tính này.
Xem thêm:
Cách điều trị bệnh vẩy nến tận gốc ít người biết
Bệnh vẩy nến có lây không?
Bệnh vẩy nến là gì?
Bệnh vẩy nến là căn bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, độ tuổi và chủng tộc. Là căn bệnh về da mãn tính, các triệu chứng bệnh vẩy nến không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh vẩy nến là điều hoàn toàn cần thiết.
Người mắc bệnh vẩy nến nhận thấy các thương tổn trên da, da trở nên đỏ và dày do các tế bào da tăng trưởng nhanh hơn bình thường. Chính vì thế mà không có đủ thời gian để các tế bào tróc ra, chúng xếp chồng chất lên nhau tạo thành những mảng da dày và tróc vảy rất mất thẩm mỹ.
Ai cũng có thể mắc bệnh vẩy nến
Mặc dù căn nguyên của bệnh vẩy nến chưa được làm sáng tỏ, nhưng nhiều giả thiết cho rằng: Bệnh có liên quan đến các rối loạn miễn dịch và yếu tố di truyền. Ngoài ra, có rất nhiều yếu tố, tác nhân bên ngoài khác tham gia vào quá trình khởi phát bệnh cũng như làm bệnh tiến triển nặng thêm.
Chính bởi vậy, tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh vẩy nến. Đặc biệt những đối tượng sau dễ bị bệnh vẩy nến “hỏi thăm” hơn.
+ Tiền sử gia đình: Đây được coi là yếu tố quan trọng nhất, bởi theo thống kê cho thấy thì đa số các trường hợp mắc bệnh về da mãn tính này đều có tính chất gia đình. Các báo cáo cho rằng: Nếu cha hoặc mẹ mắc bệnh vảy nến thì tỷ lệ con mắc bệnh là 8%; Còn nếu cả cha và mẹ cùng mắc thì tỷ lệ này lên tới 41%.
+ Thường xuyên căng thẳng: Stress kéo dài được cho là có thể khiến hệ miễn dịch suy yếu đi và khả năng mắc bệnh vẩy nến ở những người này thường cao hơn những người khác.
+ Hút nhiều thuốc lá: Điều này là có cơ sở khi rất nhiều người bệnh vẩy nến thường hút thuốc lá. Ngoài là yếu tố làm khởi phát bệnh ta thì chúng cũng là căn nguyên khiến triệu chứng bệnh tiến triển nặng thêm.
+ Chấn thương: Nghe có vẻ phi lí, song những người gặp phải các chấn thường bên ngoài, các vết trầy xước nếu không được xử lý đúng cách sẽ bị nhiễm trùng và rối loạn cấu trúc khiến các biểu hiện vẩy nến xuất hiện.
+ Nhiễm virus và vi khuẩn: Nhiễm virus và vi khuẩn làm tăng nguy cơ mắc bệnh, kể cả bệnh vẩy nến do ở những người này hệ miễn dịch thường yếu ớt,…
Làm thế nào để phòng tránh bệnh vẩy nến?
Khó tránh khỏi bệnh vẩy nến khi nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền và rối loạn miễn dịch. Tuy nhiên, vẫn có thể hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh nếu bạn biết cách chủ động phòng ngừa bằng cách loại bỏ các yếu tố như: Hút thuốc lá, căng thẳng, nhiễm khuẩn khu trú, lạm dụng thuốc,…
Bên cạnh đó, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và chế độ sinh hoạt khoa học cũng giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể, phòng tránh được căn bệnh mãn tính này.
Xem thêm:
Cách điều trị bệnh vẩy nến tận gốc ít người biết
Bệnh vẩy nến có lây không?
Bệnh vẩy nến là gì?
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,570
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,120
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,534