Da liễu –
Hiện nay là thời điểm giao mùa nên hiện tượng bé bị sốt nổi mẩn ngứa là rất phổ biến. Bên cạnh những ông bố, bà mẹ đã có kinh nghiệm trong việc phát hiện và điều trị hiện tượng này thì vẫn còn rất nhiều người không biết đây là biểu hiện của bệnh gì? Chữa trị như thế nào? Để giúp bạn đọc còn chưa rõ về hiện tượng này chúng tôi xin giới thiệu một số thông tin liên quan có trong bài viết hôm nay.
Mẩn ngứa là phản ứng của da chống lại tình trạng viêm và những yếu tố bên ngoài tấn công vào. Có nhiều tác nhân được kể đến như vi khuẩn, viêm da, da trẻ bị dị ứng với nước, phấn rôm, kem dưỡng ẩm, … Một số dấu hiệu điển hình của mẩn ngứa gây ra đó là: mẩn xuất hiện trên nhiều vị trí trên cơ thể của bé như cổ, mặt, da đầu, chân tay; mẩn có thể có vảy bong ra; một số mẩn xuất hiện mụn nước nhỏ li ti, sau bị vỡ và tạo ra một lớp vảy màu trắng bạc, khi khô đi thì lớp vảy sẽ bị bong; bé thường xuyên quấy khóc, kém ăn, sốt cao và đôi khi có thể nổi hạch ở cả sau tai và gáy.
Bé bị sốt nổi mẩn ngứa là dấu hiệu của bệnh gì?
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là hai đối tượng có làn da còn non yếu, tuyến bài tiết phát triển chưa hoàn thiện nên hoạt động còn kém hiệu quả. Đây là lý do chính khiến trẻ dễ mắc các vấn đề về da. Thời tiết vào mùa hè hoặc khi giao mùa thường là thời điểm trẻ dễ mắc bệnh nhất, khi gặp nhiệt độ cao hoặc môi trường trong không khí có sự xáo trộn mạnh mồ hôi thoát ra khá nhiều thì dễ gây bít lỗ chân lông dẫn đến tình trạng viêm. Tình trạng bé bị sốt nổi mẩn ngứa rất phổ biến, nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là trẻ có độ tuổi từ 0 – 4. Hiện tượng này do nhiều căn bệnh khác nhau gây ra. Vì vậy, muốn điều trị hiệu quả thì phải nhận biết chính xác bệnh đang mắc là bệnh gì. Dưới đây là tổng hợp những đầu bệnh có liên quan đến hiện tượng này:
Bé bị sốt nổi mẩn ngứa chữa như thế nào?
Vì trẻ em là đối tượng nhạy cảm nên bố mẹ không tự ý tìm cách chữa trị mà cần đưa bé đi đến chuyên khoa Nhi để được bác sĩ tư vấn và tìm cách điều trị thích hợp. Tuyệt đối không mua thuốc hạ sốt, thuốc trị mẩn đỏ khi chưa có sự chỉ định từ những người có chuyên môn. Bố mẹ có thể lấy khăn mặt rửa với nước ấm và lau lên người bé để giảm sốt. 2h/lần lấy nhiệt kế để đo thân nhiệt của trẻ để biết diễn biến của bệnh. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần chú ý một số vấn đề sau đây:
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Hiện nay là thời điểm giao mùa nên hiện tượng bé bị sốt nổi mẩn ngứa là rất phổ biến. Bên cạnh những ông bố, bà mẹ đã có kinh nghiệm trong việc phát hiện và điều trị hiện tượng này thì vẫn còn rất nhiều người không biết đây là biểu hiện của bệnh gì? Chữa trị như thế nào? Để giúp bạn đọc còn chưa rõ về hiện tượng này chúng tôi xin giới thiệu một số thông tin liên quan có trong bài viết hôm nay.
Mẩn ngứa là phản ứng của da chống lại tình trạng viêm và những yếu tố bên ngoài tấn công vào. Có nhiều tác nhân được kể đến như vi khuẩn, viêm da, da trẻ bị dị ứng với nước, phấn rôm, kem dưỡng ẩm, … Một số dấu hiệu điển hình của mẩn ngứa gây ra đó là: mẩn xuất hiện trên nhiều vị trí trên cơ thể của bé như cổ, mặt, da đầu, chân tay; mẩn có thể có vảy bong ra; một số mẩn xuất hiện mụn nước nhỏ li ti, sau bị vỡ và tạo ra một lớp vảy màu trắng bạc, khi khô đi thì lớp vảy sẽ bị bong; bé thường xuyên quấy khóc, kém ăn, sốt cao và đôi khi có thể nổi hạch ở cả sau tai và gáy.
Bé bị sốt nổi mẩn ngứa là dấu hiệu của bệnh gì?
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là hai đối tượng có làn da còn non yếu, tuyến bài tiết phát triển chưa hoàn thiện nên hoạt động còn kém hiệu quả. Đây là lý do chính khiến trẻ dễ mắc các vấn đề về da. Thời tiết vào mùa hè hoặc khi giao mùa thường là thời điểm trẻ dễ mắc bệnh nhất, khi gặp nhiệt độ cao hoặc môi trường trong không khí có sự xáo trộn mạnh mồ hôi thoát ra khá nhiều thì dễ gây bít lỗ chân lông dẫn đến tình trạng viêm. Tình trạng bé bị sốt nổi mẩn ngứa rất phổ biến, nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là trẻ có độ tuổi từ 0 – 4. Hiện tượng này do nhiều căn bệnh khác nhau gây ra. Vì vậy, muốn điều trị hiệu quả thì phải nhận biết chính xác bệnh đang mắc là bệnh gì. Dưới đây là tổng hợp những đầu bệnh có liên quan đến hiện tượng này:
- Bệnh thủy đậu
- Bệnh tay chân miệng
- Bệnh Rubella
- Bệnh sởi
- Bệnh sốt xuất huyết
- Bệnh mề đay
Bé bị sốt nổi mẩn ngứa chữa như thế nào?
Vì trẻ em là đối tượng nhạy cảm nên bố mẹ không tự ý tìm cách chữa trị mà cần đưa bé đi đến chuyên khoa Nhi để được bác sĩ tư vấn và tìm cách điều trị thích hợp. Tuyệt đối không mua thuốc hạ sốt, thuốc trị mẩn đỏ khi chưa có sự chỉ định từ những người có chuyên môn. Bố mẹ có thể lấy khăn mặt rửa với nước ấm và lau lên người bé để giảm sốt. 2h/lần lấy nhiệt kế để đo thân nhiệt của trẻ để biết diễn biến của bệnh. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần chú ý một số vấn đề sau đây:
- Nếu trẻ dưới 2 tuổi mà mắc bệnh thì mẹ nên cho bé bú thêm vì trong sữa mẹ có nhiều chất đề kháng giúp đẩy lùi tác nhân gây bệnh.
- Cho bé uống đủ nước, ăn thức ăn lỏng vừa dễ tiêu hóa lại dễ hấp thu.
- Cho bé mặc quần áo thoáng mát, có độ co giãn tốt.
- Giữ gìn nơi ở của bé sạch sẽ, thường xuyên lau chùi nhà cửa và tránh cho bé tiếp xúc với những nơi đông người, động vật như chó, mèo, bụi bẩn, khói thuốc lá…
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Thuốc trị mẩn ngứa an toàn cho người bệnh
- Cách chữa nổi mẩn ngứa bằng lá kinh giới
- Nổi mề đay mẩn ngứa kiêng ăn gì?
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,563
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,113
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,524