Da liễu –
Sử dụng thuốc dân gian như dầu dừa, giấm táo, trầu không… là những cách chữa vẩy nến da đầu phổ biến hiện nay. Và để đem lại hiệu quả cao, người bệnh cần áp dụng đúng cách, phù hợp với tình trạng của mình. Đặt biệt, nếu muốn trị dứt điểm bệnh vẩy nến da đầu, bạn phải biết ba cách dưới đây.
Nội dung bài viết bao gồm:
Bệnh vẩy nến được chia thành nhiều dạng khác nhau như vẩy nến vẩy nến đồng tiền, vẩy nến thể mảng, vẩy nến da đầu, vẩy nến thể da đỏ toàn thân… Trong đó, phổ biến nhất vẫn là bệnh vẩy nến da đầu. Cứ 10 người mắc bệnh vẩy nến thì có đến 5 người là bị vẩy nến da đầu.
Cho đến nay, bệnh vẩy nến da đầu nói riêng và căn bệnh vẩy nến nói chung vẫn chưa có thuốc đặc trị. Bệnh diễn tiến theo từng đợt và hay tái phát ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của bệnh nhân. Mặc dù vậy nếu có sự hiểu biết về căn bệnh mình mắc phải và lựa chọn được phương pháp điều trị, dự phòng bệnh thích hợp thì việc chung sống hòa bình với căn bệnh này là hoàn toàn có thể.
1. Bệnh vẩy nến da đầu là gì?
Bệnh vẩy nến da đầu là một rối loạn da mãn tính có ảnh hưởng tại bất cứ vùng da nào trên đầu. Bệnh xuất hiện kèm theo các khu trú tổn thương dạng ban đỏ chủ yếu tấn công ở sau tai, chân tóc hay vùng chẩm, bên trên có đóng vảy.
Bệnh vẩy nến da đầu đang khiến hàng triệu bệnh nhân phải khổ sở
Trường hợp bị nặng, các mảng vảy có thể lan dần từ một vị trí ra toàn bộ da đầu. Chúng gây ảnh hưởng lớn về mặt thẩm mỹ và khiến cho người bệnh cảm thấy tự ti, không muốn giao tiếp với người xung quanh.
2. Dấu hiệu của bệnh vẩy nến da đầu
Khi phát bệnh, các triệu chứng của bệnh vẩy nến sẽ biểu hiện ra ngay bên ngoài bề mặt da đầu nên bằng mắt thường chúng ta có thể quan sát được toàn bộ những bất thường do bệnh gây ra như:
3. Làm sao phân biệt vẩy nến da đầu với gàu, nấm da đầu?
“Ban đầu do nghĩ mùa mưa, tóc hay ẩm ướt nên thường gây ngứa ngáy khó chịu và xuất hiện gàu là bệnh nấm da đầu. Sau một thời gian thấy các mảng gàu trắng to hơn và có xu hướng lan rộng xuống cả rìa chân tóc. Tôi đi khám da liễu và được bác sĩ chẩn đoán là bị vẩy nến da đầu. Phải chi tôi đi khám sớm thì bây giờ bệnh đã không nặng thế này”. Đó là một tâm sự của bệnh nhân Trần Văn Nam ( 43 tuổi, xã Hòa Phong, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên).
Thực tế có không ít các trường hợp rơi vào tỉnh cảnh tương tự. Mặc dù sớm đã phát hiện ra các triệu chứng bất thường nhưng do tự chẩn đoán nên nhầm lẫn mình bị nấm da đầu hay bị gàu. Do không điều trị ngay hoặc điều trị không đúng cách khiến cho bệnh tình phát triển nặng hơn. Vậy làm sao để phân biệt được bệnh vẩy nến da đầu với căn bệnh này đây.
Hình ảnh phân biệt bệnh vẩy nến da đầu với gàu và nấm da đầu
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh vẩy nến da đầu khởi phát là do hệ miễn dịch trong cơ thể bị rối loạn. Thay vì tấn công các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn hay vi rút xâm nhập vào cơ thể thì hệ thống miễn dịch lại tấn công vào các tế bào da. Hậu quả là các tế bào da chết được sản sinh quá nhiều nhưng không được cơ thể đào thải kịp. Chúng sẽ nằm xếp lớp trên da đầu tạo ra những mảng dày sừng, tróc vảy mà chúng ta gọi là bệnh vẩy nến da đầu.
Không giống như bệnh vẩy nến, sự xuất hiện của nấm da đầu và gàu không có liên quan đến hệ miễn dịch. Chúng xuất hiện khi chúng ta vệ sinh thân thể kém, không tắm gội thường xuyên, sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm hoặc cột tóc, đi ngủ khi tóc vẫn còn ướt. Do vậy mà mới phát sinh nhiều gàu và khiến da đầu dễ bị nhiễm nấm.
Khi bị nhiễm nấm da đầu, tổn thương xuất hiện trên da là những mảng tròn rộng, chúng có thể bị viêm nhiễm, mưng mủ và lở loét. Những trường hợp chỉ bị nấm nhẹ thì da đầu có nhiều gàu nhỏ li ti như hạt bụi. Dưới sự tác động của mồ hôi và dầu nhờn tiết ra trên da đầu, gàu có thể bám thành từng mảng có mùi hôi, khiến tóc bị bết dính, xơ xác và bị rụng nhiều. Bệnh có khả năng lây lan cho người khác khi dùng chung các đồ dùng sinh hoạt cá nhân như khăn tắm, lược chải đầu…
Với những trường hợp chỉ bị gàu đơn thuần thì da có thể bị khô, ngứa nhưng không có hiện tượng viêm nhiễm. Mỗi căn bệnh sẽ có cách điều trị khác nhau, vì vậy bệnh nhân nên chú ý để phân biệt và có hướng chữa trị đúng đắn ngay từ đầu.
4. Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến da đầu
Đa số các trường hợp bệnh nhân bị vẩy nến da đầu là do rối loạn hoạt động của hệ miễn dịch. Tuy nhiên còn rất nhiều tác nhân gây bệnh mà chúng ta không ngờ tới như:
Dùng thuốc tây không đúng cách là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh vẩy nến da đầu
Khi biết được rằng bệnh vẩy nến không có thuốc đặc trị ắt hẳn nhiều bệnh nhân sẽ tỏ ra suy sụp, chán nản. Tuy nhiên mọi người không nên quá lo lắng bởi có rất nhiều phương pháp tự nhiên hay các loại thuốc tây nếu sử dụng đúng cách thì chúng ta hoàn toàn có thể chế ngự được căn bệnh này, không để nó làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.
1. Cách chữa vẩy nến da đầu theo dân gian
Đúc kết từ kinh nghiệm của cha ông, nhiều bệnh nhân đã sử dụng các bài thuốc trị vẩy nến da đầu tại nhà từ dân gian và cho thấy những tín hiệu rất đáng mừng. Chúng có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh vẩy nến da đầu mà không gây kích ứng cho da, phù hợp với cả những người có làn da nhạy cảm.
# Trị vẩy nến da đầu bằng trầu không và rau răm
Lá trầu không và rau răm ngoài việc dùng để ăn thì chúng còn là những nguyên liệu thuốc dân gian hết sức quen thuộc. Bản chất của lá trầu không chứa nhiều chất kháng khuẩn, chống viêm cực mạnh nhờ có chứa nhiều các hoạt chất quý như tanin, alkaloid, carvacrol, hay eugenol…
Trong khi đó, rau răm lại có tác dụng không hề kém cạnh. Loại thực phẩm này được y học cổ truyền xác nhận là có tác dụng kháng viêm, tiêu độc, kích thích lưu thông khí huyết trong cơ thể. Để gia tăng hiệu quả , dân gian còn gia thêm các vị như muối và lá dâu đem lại công thức chữa bệnh vẩy nến ở da đầu hoàn hảo.
Áp dụng:
Thật thiếu sót nếu bạn đề cập đến cách chữa bệnh vẩy nến da đầu bằng tự nhiên mà bỏ qua một nguyên liệu rất hữu ích, đó là dầu dừa. Nguyên liệu này có nhiều thành phần hữu ích giúp chúng ta chống lại bệnh vẩy nến da đầu như:
+ Chứa các gốc acid béo: giúp khôi phục độ ẩm cho da hiệu quả hơn từ đó cải thiện những tổn thương do bệnh vẩy nến da đầu gây ra. Cơ chế hoạt động là các acid béo sẽ cân bằng các vách tế bào một cách hiệu quả nhất.
+ Cung cấp dưỡng chất kích thích da sản xuất hormone chống lại tác nhân bên ngoài gây viêm. Giảm được tình trạng sưng đỏ, tạo mủ.
+ Có chứa nhiều yếu tố tăng trưởng giúp thúc đẩy sự phân chia tế bào và quá trình oxi hóa mạnh làm giảm thiệt hại của các gốc tự do. Từ đó làm hạn chế được tình trạng bội nhiễm da.
+ Chứa chất monoglyceride có tác dụng chống lại vi khuẩn gây bệnh
Cách chữa vẩy nến da đầu hiệu quả bằng dầu dừa
Áp dụng:
Giấm táo là loại dấm được lên men từ quả táo. Trong thành phần của loại giấm này có tác dụng rất tốt trong việc chống viêm vì vậy mà có thể sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến da đầu.
Áp dụng:
# Cách chữa vẩy nến da đầu bằng cây sống đời
Trong cuốn Từ điển Cây thuốc Việt Nam của tác giả- giáo sư Võ Văn Chi có ghi nhận: Trong lá của cây sống đời có chứa nhiều hoạt chất như bryophylin, glycozit flavonoic , phenolic. Chúng có tác dụng như một loại thuốc kháng sinh, chống nhiễm khuẩn nên được dùng để chữa bệnh vẩy nến da đầu và một số căn bệnh nhiễm trùng đường ruột.
Thuốc trị vẩy nến da đầu cực hay từ cây sống đời
Áp dụng:
Đây là nguyên liệu hết sức gần gũi và có nhiều công dụng hữu ích trong cuộc sống của chúng ta nhưng có lẽ ít ai thấy được công dụng của nó trong việc điều trị bệnh vẩy nến da đầu.
Sở dĩ muối biển có thể làm được điều tuyệt diệu này là do trong thành phần của muối biển có chất kháng khuẩn, kháng viêm rất hiệu quả. Hơn nữa trong muối biển cũng có chứa một lượng ẩm nhất định giúp tăng cường ẩm cho da và giảm tình trạng ngứa ngáy, bong tróc da.
Áp dụng:
2. Cách chữa vẩy nến da đầu theo y học hiện đại
Một số loại thuốc bôi hay thuốc uống có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh vẩy nến một cách nhanh chóng. Tuy nhiên để được dùng thuốc thì bệnh nhân cần trải qua bước thăm khám, chẩn đoán bệnh kỹ càng để được chỉ định loại thuốc và liều lượng phù hợp.
# Chẩn đoán bệnh
– Khám sức khỏe và hỏi thăm lịch sử bệnh:
Khi tới bệnh viện, bệnh nhân sẽ được khám sức khỏe tổng quát. Bác sĩ có thể hỏi thăm về lịch sử bệnh và một số vấn đề có liên quan như:
– Sinh thiết da:
Bác sĩ sẽ lấy một mẫu tế bào da ở trên đầu đem vào phòng thí nghiệm để kiểm tra dưới kinh hiển vi. Mẫu bệnh phẩm này sẽ được phóng to gấp nhiều lần nên giúp những bất thường trong sự phân hóa tế bào ở bệnh nhân vẩy nến da đầu , đồng thời chẩn đoán phân biệt tránh sự nhầm lẫn giữa căn bệnh này với những bệnh lý về da khác.
Kết thúc quy trình chẩn đoán, bác sĩ đưa là kết luận về tình trạng cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Sau đó đưa ra phác đồ điều trị và kê đơn thuốc phù hợp.
# Dùng kem/ thuốc trị vẩy nến da đầu dạng bôi
Đây là những loại thuốc có tác dụng tại chỗ, dùng bôi trực tiếp lên da đầu với nhiều mục đích khác nhau. Các thuốc được dùng phổ biến bao gồm:
– Thuốc Tazarotene:
Đây là một loại Retinoid ( dẫn xuất của vitamin A) được đặc chế cho bệnh nhân bị vẩy nến và những người bị mụn trứng cá. Thuốc vừa giúp giảm viêm, vừa ức chế sự phân chia DNA của các tế bào da bệnh, giúp các tế bào khỏe mạnh hơn.
→ Tác dụng phụ cần lưu ý: Kích ứng da, khiến da dễ bắt nắng, làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi. Do vậy phụ nữ mang thai và cho con bú nên tránh sử dụng loại thuốc này.
– Thuốc Corticoid:
Đây là một loại thuốc kháng viêm mạnh thường được kê đơn cho những bệnh nhân bị vẩy nến ở mức trung bình đến nặng. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế hệ thống miễn dịch, qua đó làm chậm chu kì tái tạo tế bào và chống viêm, giảm nhanh cơn ngứa ngáy khó chịu của bệnh. Các thuốc bôi corticoid được dùng trong điều trị bệnh vẩy nến da đầu có nhiều loại như Silkron, Gentrisone, Genmysone, Eumovate…
→ Tác dụng phụ cần lưu ý: Việc lạm dụng corticoid trong thời gian dài sẽ gây teo da, làm mỏng da và gây phản tác dụng khiến cho tình trạng viêm nhiễm thêm nặng. Do vậy mà các bác sĩ chuyên khoa tỏ ra khá thận trọng khi chỉ định loại thuốc này. Bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc trong giai đoạn tiến triển của bệnh. Một khi các triệu chứng đã được kiểm soát thì nên ngưng ngay để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
– Calcipotriol hay Calcitriol :
Calcipotriene và Calcitriol là những loại kem bôi chứa Vitamin D tổng hợp được sử dụng cho những bệnh nhân bị vẩy nến da đầu dạng nhẹ. Thuốc có tác dụng ức chế quá trình tăng trưởng của các tế bào da, qua đó ngăn chặn không cho bệnh vẩy nến da đầu phát triển nặng hơn.
→ Tác dụng phụ cần chú ý: Hiện tượng kích ứng da có thể xảy ra khi dùng các loại kem bôi chứa vitamin A kể trên.
– Thuốc mỡ Anthralin:
Loại thuốc này có tác dụng chính là ổn định hoạt động của các DNA trong tế bào da, đồng thời loại bỏ các mô bệnh, giúp da mềm mịn hơn.
→ Tác dụng phụ cần chú ý: Anthralin có thể gây dị ứng, kích ứng da đối với các trường hợp da nhạy cảm. Ngoài ra nhiều bệnh nhân còn cảm thấy phiền toái khi màu của loại thuốc này khi dính vào da, quần áo… rất khó làm sạch.
– Thuốc ức chế miễn dịch tại chỗ Calcineurin:
Nhóm thuốc này bao gồm các loại như Tacrolimus hay Pimecrolimus. Thuốc được chỉ định trong ngắn hạn nhằm mục đích hỗ trợ giảm viêm, ngăn chặn sự tích tụ của các mảng vảy trên da đầu.
→ Tác dụng phụ cần chú ý: Việc sử dụng calcineurin có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư da, ung thư máu, viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng gan thận….
– Kem/ thuốc bôi chứa nhựa than:
Nhựa than được sử dụng trong các loại kem bôi, dầu gội điều trị bệnh vẩy nến da đầu có tác dụng giảm ngứa, chống viêm và ngăn chặn quá trình tạo vảy.
→ Tác dụng phụ cần chú ý: Thuốc hầu như không gây ra tác dụng phụ nào nghiêm trọng. Tuy nhiên nó có mùi hơi khó chịu và có thể làm bẩn gối, giường hay bất cứ nơi đâu bị dính thuốc.
– Axit salicylic:
Axit salicylic thường có trong loại thuốc không kê toa hay dầu gội đầu dành cho người bệnh vẩy nến da đầu. Nó có tác dụng điều tiết dầu nhờn và làm bong tróc các lớp vảy trên đầu, ngăn chặn bệnh lây lan sang các vùng da lành. Loại thuốc này không được sử dụng riêng lẻ mà thường được chỉ định kèm theo corticosteroid hay kem bôi chứa nhựa than giúp mang lại kết quả tốt nhất cho bệnh nhân.
→ Tác dụng phụ cần chú ý: Khô da, đỏ da, dị ứng, khó thở, nổi phát ban ngứa.
# Điều trị vẩy nến da đầu bằng liệu pháp ánh sáng
Ngày nay, có nhiều hình thức trị liệu bệnh vẩy nến da đầu bằng các liệu pháp ánh sáng như quang hóa trị liệu ( PUVA), liệu pháp tia cực tím UVB, laser excimer . Chúng tỏ ra có hiệu quả tốt đối với các trường hợp bị vẩy nến da đầu nặng, bệnh kéo dài dai dẳng mà không đáp ứng được với thuốc điều trị.
– Quang hóa trị liệu ( PUVA):
Phương pháp quang hóa trị liệu sử dụng tia cực tím UVA chiếu trực tiếp lên da đầu , ức chế sự phát triển của các tế bào da bệnh. Sau khi uống Psoralen và đeo kính bảo vệ mắt, bệnh nhân được chiếu tia cực tím A trực tiếp lên da đầu với liều 0,5-2,0J/cm2 trong 2 lần điều trị ở tuần đầu tiên. Những tuần tiếp theo đó có thể tăng liều lên tối đa 20% mỗi tuần.
Cách điều trị bệnh vẩy nến da đầu bằng quang hóa trị liệu
Tác dụng phụ: Da đầu có thể bị tổn thương nếu dùng liều trị liệu không thích hợp. Bệnh nhân cũng có nguy cơ bị ung thư da cao hơn do tác động của tia cực tím.
Chống chỉ định: Không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi, người đang mắc bệnh đục thủy tinh thể, bệnh nhân bị suy gan, suy thận, lupus ban đỏ.
– Liệu pháp chiếu tia cực tím UVB dải hẹp:
Chiếu tia tử ngoại UVB mới được phát hiện trong vài năm trở lại đây và đang được ưu tiên lựa chọn trong điều trị bệnh vẩy nến da đầu. Điểm đặc biệt là khi tiến hành phương pháp này, bệnh nhân không nhất thiết phải tới bệnh viện, họ có thể được bác sĩ tới nhà để điều trị tại nhà với một đơn vị trị liệu ánh sáng đã được tính toán kỹ lưỡng.
Tác dụng phụ: Nếu chiếu tia tử ngoại có cường độ nhiều hơn mức bình thường, da có thể bị đỏ, ngứa, hoặc tổn thương. Chỉ một số ít trường hợp không đáp ứng tốt khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Chống chỉ định: Bệnh nhân dưới 10 tuổi, người mắc chứng dày sừng ánh sáng, bệnh nhân bị đục thủy tinh thể, người nhạy cảm với ánh sáng, đối tượng mắc các bệnh lý về gan thận nặng.
– Chiếu Laser:
Một trong những liệu pháp ánh sáng khác được sử dụng trong điều trị bệnh vẩy nến da đầu cần được nhắc đến đó chính là Laser. Phương pháp này được chỉ định cho những bệnh nhân bị bệnh ở mức độ nhẹ và trung bình. Có hai loại laser được sử dụng chủ yếu là laser excimer và laser xung màu (PDL).
Khi chiếu vào da, chúng tạo ra những chùm tia sáng màu vàng được chuyển thành nhiệt. Nhiệt lượng tạo ra sẽ làm teo và tiêu diệt các mạch máu ở vùng da đầu bị vẩy nến mà không gây bất kì tổn hại nào đến các mô lành xung quanh. Tần suất thực hiện là 15–30 phút mỗi lần, ứ mỗi 3 tuần mới tiến hành trị liệu bằng laser một lần.
Tác dụng phụ : Hiện tượng đỏ da, phồng rộp da, da đầu bị sẹo có thể xảy ra nếu sử dụng tia laser có bước sóng và cường độ quá mạnh.
– Liệu pháp ánh sáng UVB kết hợp nhựa than đá:
Phương pháp này còn được gọi là Goeckerman. Việc kết hợp nhựa than đá trong trường hợp này có tác dụng làm da có khả năng hấp thu ánh sáng một cách tốt nhất. Nếu như trước đây, bệnh nhân được điều trị bằng Goeckerman cần phải nằm viện trong 3 tuần thì hiện tại người bệnh có thể được theo dõi, điều trị tại phòng khám dưới sự thực hiện của bác sĩ chuyên khoa da liễu.
# Các thuốc dùng toàn thân chữa vẩy nến da đầu
Nằm trong nhóm này bao gồm một số loại thuốc uống có tác dụng toàn thân như:
– Methotrexat:
Methotrexate thuốc chữa bệnh vẩy nến ở da đầu theo đường uống
3. Bài thuốc đặc trị bệnh vẩy nến da đầu theo đông y
Bệnh vẩy nến da đầu trong y học cổ truyền có tên gọi là tùng bì tiễn. Nguyên nhân gây bệnh là nhiệt tà xâm nhập vào cơ thể gây nên chứng huyết nhiệt kết hợp với cảm phong hàn mà tạo mầm mống cho bệnh phát triển. Khi không được khắc phục, lâu ngày các chứng trên sẽ khiến tinh huyết trong cơ thể bị suy giảm gây nên chứng huyết táo. Điều này làm cản trở hoạt động lưu thông máu lên não, da đầu không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng mới sinh ra vẩy nến.
Chính vì vậy mà đông y chia bệnh vẩy nến da đầu thành hai dạng chính là bệnh vẩy nến da đầu thể phong huyết nhiệt và vẩy nến da đầu thể phong huyết táo. Tương ứng với mỗi thể sẽ có phép trị và bài thuốc phù hợp đem lại hiệu quả tốt nhất cho người bệnh.
Các bài thuốc đặc trị vẩy nến da đầu từ Đông y đều có sự góp mặt của nhiều vị thảo dược kết hợp với nhau theo một công thức nhất định. Chúng được bào chế chủ yếu dưới các dạng thuốc sắc uống, hay thuốc ngâm rửa gội đầu. Dưới đây là một số bài thuốc điều trị thích hợp cho từng thể bệnh.
# Bài thuốc 1: Chữa vẩy nến da đầu thể phong huyết nhiệt
– Đặc điểm nhận diện: Da đầu xuất hiện nhiều nốt sẩn, lúc đầu nhỏ, sau phát triển to dần và có màu trắng đục, rất ngứa và có thể bị hoại tử. Kèm theo đó, người bệnh còn có biểu hiện sốt, hay khát nước, khô và đau họng, mạch đâp nhanh và lúc nào cũng nổi sát ở da.
– Phép trị: Lương huyết, giải nhiệt
– Thành phần thuốc:
# Bài thuốc 2: Trị vẩy nến da đầu thể phong huyết táo
– Đặc điểm nhận diện: Da đầu có nhiều nốt ban chẩn màu hơi đỏ, bề mặt tổn thương khô, ngứa, lưỡi khô, khí huyết hư nhược, mạch huyền tế.
– Phép trị: Trừ phong, nhuận tràng, bồi bổ khí huyết
– Thành phần thuốc: Các vị gồm huyền sâm, hà thủ ô, kim ngân hoa, ké, sinh địa, hỏa ma nhân mỗi thứ 12g
– Cách dùng thuốc: Các vị thuốc cho vào ấm sắc với 600ml nước. Đun cho tới khi nước cạn còn một nửa thì ngưng. Gạn thuốc chia làm 3 phần đều nhau uống hết trong một ngày.
# Bài thuốc 3: Dùng gội đầu
Song song với các bài thuốc chữa bệnh vẩy nến da đầu dạng uống người bệnh nên dùng thêm bài thuốc gội đầu sẽ mang lại kết quả điều trị nhanh hơn.
– Thành phần: Dã hoa cúc, phác tiêu, hỏa tiêu, khô phàn
– Cách dùng thuốc: Các vị thuốc trên đem nấu với khoảng 2-3 lít nước để gội đầu. hàng ngày. Dùng liên tục cho đến khi khỏi bệnh
# Kết hợp day ấn huyệt:
Day bấm huyệt cũng là một phương pháp điều trị bệnh vẩy nến da đầu trong Đông y. Bằng việc sử dụng một lực nhẹ tác động lên các huyệt đạo chính trong cơ thể, liệu pháp này giúp giảm đau, xoa dịu thần kinh, ổn định hoạt động của hệ miễn dịch, cải thiện các triệu chứng của bệnh vẩy nến.
Từ lâu, day ấn huyệt đã được ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Theo các tài liệu ghi chép từ Y học cổ truyền Trung Quốc, liệu pháp này nếu được thực hiện đúng cách sẽ giúp giải phóng nguồn năng lượng tự nhiên trong cơ thể, đồng thời kích thích tiết ra nhiều endorphins- một chất có tác dụng giảm đau, an thần, tạo tâm lý thoải mái cho người bệnh.
Để điều trị bệnh vẩy nến da đầu, có thể day ấn vào các huyệt đạo: Nội quan, phi dương, túc tam lý, khúc trì, thần môn, tam âm giao.
Khi áp dụng phương pháp chữa bệnh này, bệnh nhân nên tìm đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín, có chuyên môn về Đông y như Bệnh viện Y học Cổ truyền TPHCM, bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Nội, Trung tâm Nghiên Cứu và Ứng dụng Thuốc dân Tộc… Để tránh tiền mất tật mang, không nên tự ý đi cắt thuốc về dùng hoặc mua thuốc không nhãn mác bán trôi nổi trên thị trường khi chưa biết rõ về tình trạng bệnh của mình.
Lưu ý trong chế độ ăn uống, sinh hoạt cho bệnh nhân vẩy nến da đầu
Việc thực hiện một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý khi bị bệnh đôi khi còn mang lại hiệu quả điều trị và phòng ngừa bệnh vẩy nến da đầu còn tốt hơn cả thuốc. Chính vì vậy dù áp dụng bất cứ cách trị vẩy nến da đầu nào, ngoài việc kiên trì dùng thuốc theo phác đồ, bệnh nhân cũng cần tuân thủ thực hiện chế độ ăn kiêng thích hợp cũng như cẩn trọng hơn trong các sinh hoạt hàng ngày mới có thể dứt điểm được bệnh.
1. Chế độ ăn uống cho người bị bệnh vẩy nến da đầu
Trong thực đơn hàng ngày, bệnh nhân nên ưu tiên lựa chọn các nhóm thực phẩm sau:
Người bị vẩy nến da đầu nên ăn bông cải xanh
2. Chế độ sinh hoạt khi bị bệnh vẩy nến da đầu
Bạn cần biết:
Sử dụng thuốc dân gian như dầu dừa, giấm táo, trầu không… là những cách chữa vẩy nến da đầu phổ biến hiện nay. Và để đem lại hiệu quả cao, người bệnh cần áp dụng đúng cách, phù hợp với tình trạng của mình. Đặt biệt, nếu muốn trị dứt điểm bệnh vẩy nến da đầu, bạn phải biết ba cách dưới đây.
Nội dung bài viết bao gồm:
- Vảy nến da đầu: Dạng thường gặp nhất của bệnh vẩy nến
- Bệnh vẩy nến da đầu là gì?
- Dấu hiệu của bệnh vẩy nến da đầu
- Làm sao phân biệt vẩy nến da đầu với gàu, nấm da đầu?
- Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến da đầu
- 3 cách trị bệnh vẩy nến da đầu tốt nhất hiện nay
- Cách chữa vẩy nến da đầu theo dân gian
- Cách chữa vẩy nến da đầu theo y học hiện đại
- Bài thuốc đặc trị bệnh vẩy nến da đầu theo đông y
- Lưu ý trong chế độ ăn uống, sinh hoạt cho bệnh nhân vẩy nến da đầu
- Chế độ ăn uống cho người bị bệnh vẩy nến da đầu
- Chế độ sinh hoạt khi bị bệnh vẩy nến da đầu
Bệnh vẩy nến được chia thành nhiều dạng khác nhau như vẩy nến vẩy nến đồng tiền, vẩy nến thể mảng, vẩy nến da đầu, vẩy nến thể da đỏ toàn thân… Trong đó, phổ biến nhất vẫn là bệnh vẩy nến da đầu. Cứ 10 người mắc bệnh vẩy nến thì có đến 5 người là bị vẩy nến da đầu.
Cho đến nay, bệnh vẩy nến da đầu nói riêng và căn bệnh vẩy nến nói chung vẫn chưa có thuốc đặc trị. Bệnh diễn tiến theo từng đợt và hay tái phát ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của bệnh nhân. Mặc dù vậy nếu có sự hiểu biết về căn bệnh mình mắc phải và lựa chọn được phương pháp điều trị, dự phòng bệnh thích hợp thì việc chung sống hòa bình với căn bệnh này là hoàn toàn có thể.
1. Bệnh vẩy nến da đầu là gì?
Bệnh vẩy nến da đầu là một rối loạn da mãn tính có ảnh hưởng tại bất cứ vùng da nào trên đầu. Bệnh xuất hiện kèm theo các khu trú tổn thương dạng ban đỏ chủ yếu tấn công ở sau tai, chân tóc hay vùng chẩm, bên trên có đóng vảy.
Bệnh vẩy nến da đầu đang khiến hàng triệu bệnh nhân phải khổ sở
Trường hợp bị nặng, các mảng vảy có thể lan dần từ một vị trí ra toàn bộ da đầu. Chúng gây ảnh hưởng lớn về mặt thẩm mỹ và khiến cho người bệnh cảm thấy tự ti, không muốn giao tiếp với người xung quanh.
2. Dấu hiệu của bệnh vẩy nến da đầu
Khi phát bệnh, các triệu chứng của bệnh vẩy nến sẽ biểu hiện ra ngay bên ngoài bề mặt da đầu nên bằng mắt thường chúng ta có thể quan sát được toàn bộ những bất thường do bệnh gây ra như:
- Trên da đầu có một hay nhiều mảng vảy: Chúng thường xuất hiện trên nền da đỏ . Vảy thường mọc xếp lớp và có màu trắng .
- Bong vảy: Sau một thời gian ngắn, vảy có thể bong tróc ra ngoài và bám dinh đầy trên tóc giống như khi chúng ta bị gàu.
- Da đầu khô: Khu vực da bị tổn thương thường là những mảng da cực kỳ thô ráp, xù xì khác hẳn với vùng da lành xung quanh. Khi bị nhiễm khuẩn chúng có thể bị viêm, kèm chảy máu, có cảm giác châm chích trên da.
- Ngứa: Đây là một trong những biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh vẩy nến da đầu. Những mảng vảy lợn cợn trên đầu gây kích ứng khiến cho người bệnh luôn có cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
- Rụng tóc: Khi bị vẩy nến, tổn thương sẽ khiến cho nang tóc bị suy yếu dần gây nên chứng rụng tóc. Những cọng tóc mới có thể mọc lại nhưng thường rất chậm và số lượng không còn được như ban đầu.
- Vị trí bị bệnh: Thường gặp nhất là ở chân tóc, rìa sau hai tai và vùng chẩm. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nhanh chóng và lan rộng tổn thương ra trước trán, sau gáy hoặc bao trùm toàn bộ da đầu.
3. Làm sao phân biệt vẩy nến da đầu với gàu, nấm da đầu?
“Ban đầu do nghĩ mùa mưa, tóc hay ẩm ướt nên thường gây ngứa ngáy khó chịu và xuất hiện gàu là bệnh nấm da đầu. Sau một thời gian thấy các mảng gàu trắng to hơn và có xu hướng lan rộng xuống cả rìa chân tóc. Tôi đi khám da liễu và được bác sĩ chẩn đoán là bị vẩy nến da đầu. Phải chi tôi đi khám sớm thì bây giờ bệnh đã không nặng thế này”. Đó là một tâm sự của bệnh nhân Trần Văn Nam ( 43 tuổi, xã Hòa Phong, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên).
Thực tế có không ít các trường hợp rơi vào tỉnh cảnh tương tự. Mặc dù sớm đã phát hiện ra các triệu chứng bất thường nhưng do tự chẩn đoán nên nhầm lẫn mình bị nấm da đầu hay bị gàu. Do không điều trị ngay hoặc điều trị không đúng cách khiến cho bệnh tình phát triển nặng hơn. Vậy làm sao để phân biệt được bệnh vẩy nến da đầu với căn bệnh này đây.
Hình ảnh phân biệt bệnh vẩy nến da đầu với gàu và nấm da đầu
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh vẩy nến da đầu khởi phát là do hệ miễn dịch trong cơ thể bị rối loạn. Thay vì tấn công các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn hay vi rút xâm nhập vào cơ thể thì hệ thống miễn dịch lại tấn công vào các tế bào da. Hậu quả là các tế bào da chết được sản sinh quá nhiều nhưng không được cơ thể đào thải kịp. Chúng sẽ nằm xếp lớp trên da đầu tạo ra những mảng dày sừng, tróc vảy mà chúng ta gọi là bệnh vẩy nến da đầu.
Không giống như bệnh vẩy nến, sự xuất hiện của nấm da đầu và gàu không có liên quan đến hệ miễn dịch. Chúng xuất hiện khi chúng ta vệ sinh thân thể kém, không tắm gội thường xuyên, sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm hoặc cột tóc, đi ngủ khi tóc vẫn còn ướt. Do vậy mà mới phát sinh nhiều gàu và khiến da đầu dễ bị nhiễm nấm.
Khi bị nhiễm nấm da đầu, tổn thương xuất hiện trên da là những mảng tròn rộng, chúng có thể bị viêm nhiễm, mưng mủ và lở loét. Những trường hợp chỉ bị nấm nhẹ thì da đầu có nhiều gàu nhỏ li ti như hạt bụi. Dưới sự tác động của mồ hôi và dầu nhờn tiết ra trên da đầu, gàu có thể bám thành từng mảng có mùi hôi, khiến tóc bị bết dính, xơ xác và bị rụng nhiều. Bệnh có khả năng lây lan cho người khác khi dùng chung các đồ dùng sinh hoạt cá nhân như khăn tắm, lược chải đầu…
Với những trường hợp chỉ bị gàu đơn thuần thì da có thể bị khô, ngứa nhưng không có hiện tượng viêm nhiễm. Mỗi căn bệnh sẽ có cách điều trị khác nhau, vì vậy bệnh nhân nên chú ý để phân biệt và có hướng chữa trị đúng đắn ngay từ đầu.
4. Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến da đầu
Đa số các trường hợp bệnh nhân bị vẩy nến da đầu là do rối loạn hoạt động của hệ miễn dịch. Tuy nhiên còn rất nhiều tác nhân gây bệnh mà chúng ta không ngờ tới như:
- Di truyền: Có khoảng 40% các trường hợp bị vẩy nến được xác định là do di truyền từ bố mẹ.
- Căng thẳng kéo dài: Stress mặc dù không trực tiếp gây ra bệnh vẩy nến da đầu nhưng chúng có thể gây kích thích thần kinh trung ương, làm rối loạn hoạt động của hệ miễn dịch. Từ đây mầm mống của bệnh cũng phát triển.
- Da đầu bị nhiễm khuẩn: Việc giữ vệ sinh da đầu không đúng cách, ít gội đầu là thời cơ để vi khuẩn tấn công dẫn đến bệnh vẩy nến.
- Tiếp xúc với hóa mỹ phẩm độc hại: Việc để da đầu tiếp xúc với hóa chất hay các loại dầu gội đầu chứa chất tẩy rửa mạnh là nguyên nhân khiến da đầu bị suy yếu, dễ bị các tác nhân gây hại cũng như bệnh vẩy nến tấn công.
- Thói quen sử dụng thuốc tân dược bừa bãi: Một số thuốc như corticoid, thuốc hạ huyết áp hay thuốc chống sốt rét nếu dùng không đúng cách, lạm dụng thuốc kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh vẩy nến.
Dùng thuốc tây không đúng cách là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh vẩy nến da đầu
- Da đầu tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời: Tia cực tím cũng là nguyên nhân gây bệnh vẩy nến cho những đối tượng phải thường xuyên làm việc ngoài trời nắng. Chẳng hạn như người buôn bán hàng rong, công nhân cầu đường, công nhân xây dựng, người quét dọn vệ sinh…
- Các tổn thương trên da: Hiện tượng chấn thương thượng bì xảy ra khi da đầu bị trầy xước, va quẹt…nếu không được điều trị sớm có thể tạo cơ hội cho bệnh vẩy nến da đầu phát triển.
Khi biết được rằng bệnh vẩy nến không có thuốc đặc trị ắt hẳn nhiều bệnh nhân sẽ tỏ ra suy sụp, chán nản. Tuy nhiên mọi người không nên quá lo lắng bởi có rất nhiều phương pháp tự nhiên hay các loại thuốc tây nếu sử dụng đúng cách thì chúng ta hoàn toàn có thể chế ngự được căn bệnh này, không để nó làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.
1. Cách chữa vẩy nến da đầu theo dân gian
Đúc kết từ kinh nghiệm của cha ông, nhiều bệnh nhân đã sử dụng các bài thuốc trị vẩy nến da đầu tại nhà từ dân gian và cho thấy những tín hiệu rất đáng mừng. Chúng có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh vẩy nến da đầu mà không gây kích ứng cho da, phù hợp với cả những người có làn da nhạy cảm.
# Trị vẩy nến da đầu bằng trầu không và rau răm
Lá trầu không và rau răm ngoài việc dùng để ăn thì chúng còn là những nguyên liệu thuốc dân gian hết sức quen thuộc. Bản chất của lá trầu không chứa nhiều chất kháng khuẩn, chống viêm cực mạnh nhờ có chứa nhiều các hoạt chất quý như tanin, alkaloid, carvacrol, hay eugenol…
Trong khi đó, rau răm lại có tác dụng không hề kém cạnh. Loại thực phẩm này được y học cổ truyền xác nhận là có tác dụng kháng viêm, tiêu độc, kích thích lưu thông khí huyết trong cơ thể. Để gia tăng hiệu quả , dân gian còn gia thêm các vị như muối và lá dâu đem lại công thức chữa bệnh vẩy nến ở da đầu hoàn hảo.
Áp dụng:
- Trước tiên cần chuẩn bị các nguyên liệu gồm: Trầu không và bèo hoa dâu mỗi thứ 15 lá, 100g rau răm, 1 thìa cà phê muối ăn.
- Rửa 3 thứ lá cho sạch. Đun sôi 2 lít nước rồi thả các vị thuốc này vào cùng với muối
- Nấu khoảng 20 phút thì tắt bếp.
- Chờ cho thuốc nguội lọc lấy 1 ly để uống, phần còn lại pha loãng ra để gội đầu.
- Cứ cách ngày chúng ta thực hiện một lần cho đến khi các triệu chứng của bệnh được kiểm soát.
Thật thiếu sót nếu bạn đề cập đến cách chữa bệnh vẩy nến da đầu bằng tự nhiên mà bỏ qua một nguyên liệu rất hữu ích, đó là dầu dừa. Nguyên liệu này có nhiều thành phần hữu ích giúp chúng ta chống lại bệnh vẩy nến da đầu như:
+ Chứa các gốc acid béo: giúp khôi phục độ ẩm cho da hiệu quả hơn từ đó cải thiện những tổn thương do bệnh vẩy nến da đầu gây ra. Cơ chế hoạt động là các acid béo sẽ cân bằng các vách tế bào một cách hiệu quả nhất.
+ Cung cấp dưỡng chất kích thích da sản xuất hormone chống lại tác nhân bên ngoài gây viêm. Giảm được tình trạng sưng đỏ, tạo mủ.
+ Có chứa nhiều yếu tố tăng trưởng giúp thúc đẩy sự phân chia tế bào và quá trình oxi hóa mạnh làm giảm thiệt hại của các gốc tự do. Từ đó làm hạn chế được tình trạng bội nhiễm da.
+ Chứa chất monoglyceride có tác dụng chống lại vi khuẩn gây bệnh
Cách chữa vẩy nến da đầu hiệu quả bằng dầu dừa
Áp dụng:
- Bôi dầu dừa một lượng vừa đủ lên da đầu. Chú ý massage để các dưỡng chất có thể thấm sâu hơn vào da đầu.
- Đợi khoảng 30 phút rồi gội đầu lại thật sạch
- Áp dụng cách làm này thường xuyên cho đến khi lành bệnh.
Giấm táo là loại dấm được lên men từ quả táo. Trong thành phần của loại giấm này có tác dụng rất tốt trong việc chống viêm vì vậy mà có thể sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến da đầu.
Áp dụng:
- Pha loãng giấm táo với nước theo tỉ lệ 1:1.
- Thoa hỗn hợp này lên vùng da bị vẩy nến da đầu. Chú ý massage nhẹ nhàng để các tinh chất có thể thấm sâu hơn vào da.
- Đợi trong vòng 20 phút rồi rửa lại bằng nước.
# Cách chữa vẩy nến da đầu bằng cây sống đời
Trong cuốn Từ điển Cây thuốc Việt Nam của tác giả- giáo sư Võ Văn Chi có ghi nhận: Trong lá của cây sống đời có chứa nhiều hoạt chất như bryophylin, glycozit flavonoic , phenolic. Chúng có tác dụng như một loại thuốc kháng sinh, chống nhiễm khuẩn nên được dùng để chữa bệnh vẩy nến da đầu và một số căn bệnh nhiễm trùng đường ruột.
Thuốc trị vẩy nến da đầu cực hay từ cây sống đời
Áp dụng:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm: Lá sống đời tươi (9 cái), lá ớt ( 1 nắm nhỏ), tinh tre đằng ngà ( 1 chén), thiên niên kiện (300g).
- Đầu tiên cho lá ớt vào chảo sao nóng rồi thêm 2 lít nước vào nấu cùng các nguyên liệu còn lại. Đun sôi hỗn hợp trong 10 phút.
- Khi nước nguội vớt bỏ bã, gạn nước uống nhiều lần trong ngày thay cho nước lọc.
Đây là nguyên liệu hết sức gần gũi và có nhiều công dụng hữu ích trong cuộc sống của chúng ta nhưng có lẽ ít ai thấy được công dụng của nó trong việc điều trị bệnh vẩy nến da đầu.
Sở dĩ muối biển có thể làm được điều tuyệt diệu này là do trong thành phần của muối biển có chất kháng khuẩn, kháng viêm rất hiệu quả. Hơn nữa trong muối biển cũng có chứa một lượng ẩm nhất định giúp tăng cường ẩm cho da và giảm tình trạng ngứa ngáy, bong tróc da.
Áp dụng:
- Dùng một lượng muối biển nhất định pha với nước.
- Thoa nước muối mới pha được lên da đầu. Bạn sẽ có cảm giác hơi nóng rát.
- Gội lại đầu bằng nước sạch.
2. Cách chữa vẩy nến da đầu theo y học hiện đại
Một số loại thuốc bôi hay thuốc uống có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh vẩy nến một cách nhanh chóng. Tuy nhiên để được dùng thuốc thì bệnh nhân cần trải qua bước thăm khám, chẩn đoán bệnh kỹ càng để được chỉ định loại thuốc và liều lượng phù hợp.
# Chẩn đoán bệnh
– Khám sức khỏe và hỏi thăm lịch sử bệnh:
Khi tới bệnh viện, bệnh nhân sẽ được khám sức khỏe tổng quát. Bác sĩ có thể hỏi thăm về lịch sử bệnh và một số vấn đề có liên quan như:
- Bạn đang gặp vấn đề gì? Các triệu chứng xuất hiện trong bao lâu rồi?
- Thói quen ăn uống sinh hoạt hàng ngày ra sao?
- Bạn đã bị vẩy nến da đầu bao giờ chưa? Trong gia đình có ai bị bệnh này không?…
– Sinh thiết da:
Bác sĩ sẽ lấy một mẫu tế bào da ở trên đầu đem vào phòng thí nghiệm để kiểm tra dưới kinh hiển vi. Mẫu bệnh phẩm này sẽ được phóng to gấp nhiều lần nên giúp những bất thường trong sự phân hóa tế bào ở bệnh nhân vẩy nến da đầu , đồng thời chẩn đoán phân biệt tránh sự nhầm lẫn giữa căn bệnh này với những bệnh lý về da khác.
Kết thúc quy trình chẩn đoán, bác sĩ đưa là kết luận về tình trạng cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Sau đó đưa ra phác đồ điều trị và kê đơn thuốc phù hợp.
# Dùng kem/ thuốc trị vẩy nến da đầu dạng bôi
Đây là những loại thuốc có tác dụng tại chỗ, dùng bôi trực tiếp lên da đầu với nhiều mục đích khác nhau. Các thuốc được dùng phổ biến bao gồm:
– Thuốc Tazarotene:
Đây là một loại Retinoid ( dẫn xuất của vitamin A) được đặc chế cho bệnh nhân bị vẩy nến và những người bị mụn trứng cá. Thuốc vừa giúp giảm viêm, vừa ức chế sự phân chia DNA của các tế bào da bệnh, giúp các tế bào khỏe mạnh hơn.
→ Tác dụng phụ cần lưu ý: Kích ứng da, khiến da dễ bắt nắng, làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi. Do vậy phụ nữ mang thai và cho con bú nên tránh sử dụng loại thuốc này.
– Thuốc Corticoid:
Đây là một loại thuốc kháng viêm mạnh thường được kê đơn cho những bệnh nhân bị vẩy nến ở mức trung bình đến nặng. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế hệ thống miễn dịch, qua đó làm chậm chu kì tái tạo tế bào và chống viêm, giảm nhanh cơn ngứa ngáy khó chịu của bệnh. Các thuốc bôi corticoid được dùng trong điều trị bệnh vẩy nến da đầu có nhiều loại như Silkron, Gentrisone, Genmysone, Eumovate…
– Calcipotriol hay Calcitriol :
Calcipotriene và Calcitriol là những loại kem bôi chứa Vitamin D tổng hợp được sử dụng cho những bệnh nhân bị vẩy nến da đầu dạng nhẹ. Thuốc có tác dụng ức chế quá trình tăng trưởng của các tế bào da, qua đó ngăn chặn không cho bệnh vẩy nến da đầu phát triển nặng hơn.
→ Tác dụng phụ cần chú ý: Hiện tượng kích ứng da có thể xảy ra khi dùng các loại kem bôi chứa vitamin A kể trên.
– Thuốc mỡ Anthralin:
Loại thuốc này có tác dụng chính là ổn định hoạt động của các DNA trong tế bào da, đồng thời loại bỏ các mô bệnh, giúp da mềm mịn hơn.
→ Tác dụng phụ cần chú ý: Anthralin có thể gây dị ứng, kích ứng da đối với các trường hợp da nhạy cảm. Ngoài ra nhiều bệnh nhân còn cảm thấy phiền toái khi màu của loại thuốc này khi dính vào da, quần áo… rất khó làm sạch.
– Thuốc ức chế miễn dịch tại chỗ Calcineurin:
Nhóm thuốc này bao gồm các loại như Tacrolimus hay Pimecrolimus. Thuốc được chỉ định trong ngắn hạn nhằm mục đích hỗ trợ giảm viêm, ngăn chặn sự tích tụ của các mảng vảy trên da đầu.
→ Tác dụng phụ cần chú ý: Việc sử dụng calcineurin có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư da, ung thư máu, viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng gan thận….
– Kem/ thuốc bôi chứa nhựa than:
Nhựa than được sử dụng trong các loại kem bôi, dầu gội điều trị bệnh vẩy nến da đầu có tác dụng giảm ngứa, chống viêm và ngăn chặn quá trình tạo vảy.
→ Tác dụng phụ cần chú ý: Thuốc hầu như không gây ra tác dụng phụ nào nghiêm trọng. Tuy nhiên nó có mùi hơi khó chịu và có thể làm bẩn gối, giường hay bất cứ nơi đâu bị dính thuốc.
– Axit salicylic:
Axit salicylic thường có trong loại thuốc không kê toa hay dầu gội đầu dành cho người bệnh vẩy nến da đầu. Nó có tác dụng điều tiết dầu nhờn và làm bong tróc các lớp vảy trên đầu, ngăn chặn bệnh lây lan sang các vùng da lành. Loại thuốc này không được sử dụng riêng lẻ mà thường được chỉ định kèm theo corticosteroid hay kem bôi chứa nhựa than giúp mang lại kết quả tốt nhất cho bệnh nhân.
→ Tác dụng phụ cần chú ý: Khô da, đỏ da, dị ứng, khó thở, nổi phát ban ngứa.
# Điều trị vẩy nến da đầu bằng liệu pháp ánh sáng
Ngày nay, có nhiều hình thức trị liệu bệnh vẩy nến da đầu bằng các liệu pháp ánh sáng như quang hóa trị liệu ( PUVA), liệu pháp tia cực tím UVB, laser excimer . Chúng tỏ ra có hiệu quả tốt đối với các trường hợp bị vẩy nến da đầu nặng, bệnh kéo dài dai dẳng mà không đáp ứng được với thuốc điều trị.
– Quang hóa trị liệu ( PUVA):
Phương pháp quang hóa trị liệu sử dụng tia cực tím UVA chiếu trực tiếp lên da đầu , ức chế sự phát triển của các tế bào da bệnh. Sau khi uống Psoralen và đeo kính bảo vệ mắt, bệnh nhân được chiếu tia cực tím A trực tiếp lên da đầu với liều 0,5-2,0J/cm2 trong 2 lần điều trị ở tuần đầu tiên. Những tuần tiếp theo đó có thể tăng liều lên tối đa 20% mỗi tuần.
Cách điều trị bệnh vẩy nến da đầu bằng quang hóa trị liệu
Tác dụng phụ: Da đầu có thể bị tổn thương nếu dùng liều trị liệu không thích hợp. Bệnh nhân cũng có nguy cơ bị ung thư da cao hơn do tác động của tia cực tím.
Chống chỉ định: Không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi, người đang mắc bệnh đục thủy tinh thể, bệnh nhân bị suy gan, suy thận, lupus ban đỏ.
– Liệu pháp chiếu tia cực tím UVB dải hẹp:
Chiếu tia tử ngoại UVB mới được phát hiện trong vài năm trở lại đây và đang được ưu tiên lựa chọn trong điều trị bệnh vẩy nến da đầu. Điểm đặc biệt là khi tiến hành phương pháp này, bệnh nhân không nhất thiết phải tới bệnh viện, họ có thể được bác sĩ tới nhà để điều trị tại nhà với một đơn vị trị liệu ánh sáng đã được tính toán kỹ lưỡng.
Tác dụng phụ: Nếu chiếu tia tử ngoại có cường độ nhiều hơn mức bình thường, da có thể bị đỏ, ngứa, hoặc tổn thương. Chỉ một số ít trường hợp không đáp ứng tốt khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Chống chỉ định: Bệnh nhân dưới 10 tuổi, người mắc chứng dày sừng ánh sáng, bệnh nhân bị đục thủy tinh thể, người nhạy cảm với ánh sáng, đối tượng mắc các bệnh lý về gan thận nặng.
– Chiếu Laser:
Một trong những liệu pháp ánh sáng khác được sử dụng trong điều trị bệnh vẩy nến da đầu cần được nhắc đến đó chính là Laser. Phương pháp này được chỉ định cho những bệnh nhân bị bệnh ở mức độ nhẹ và trung bình. Có hai loại laser được sử dụng chủ yếu là laser excimer và laser xung màu (PDL).
Khi chiếu vào da, chúng tạo ra những chùm tia sáng màu vàng được chuyển thành nhiệt. Nhiệt lượng tạo ra sẽ làm teo và tiêu diệt các mạch máu ở vùng da đầu bị vẩy nến mà không gây bất kì tổn hại nào đến các mô lành xung quanh. Tần suất thực hiện là 15–30 phút mỗi lần, ứ mỗi 3 tuần mới tiến hành trị liệu bằng laser một lần.
Tác dụng phụ : Hiện tượng đỏ da, phồng rộp da, da đầu bị sẹo có thể xảy ra nếu sử dụng tia laser có bước sóng và cường độ quá mạnh.
– Liệu pháp ánh sáng UVB kết hợp nhựa than đá:
Phương pháp này còn được gọi là Goeckerman. Việc kết hợp nhựa than đá trong trường hợp này có tác dụng làm da có khả năng hấp thu ánh sáng một cách tốt nhất. Nếu như trước đây, bệnh nhân được điều trị bằng Goeckerman cần phải nằm viện trong 3 tuần thì hiện tại người bệnh có thể được theo dõi, điều trị tại phòng khám dưới sự thực hiện của bác sĩ chuyên khoa da liễu.
# Các thuốc dùng toàn thân chữa vẩy nến da đầu
Nằm trong nhóm này bao gồm một số loại thuốc uống có tác dụng toàn thân như:
– Methotrexat:
Methotrexate thuốc chữa bệnh vẩy nến ở da đầu theo đường uống
- Tác dụng: Thuốc có tác dụng chẹn các loại enzym dihydrofolat reductase và AICAR transformylase, qua đó làm tăng tích lũy các adenosin- một chất có khả năng chống viêm. Qua thử nghiệm lâm sàng cho thấy 75% bệnh nhân sử dụng loại thuốc này có khả năng giảm mức độ nặng của bệnh ít nhất là 50%.
- Liều lượng sử dụng: Dùng với liều khởi đầu là 2,5 mg, sau đó mỗi tuần tăng khoảng 10-15mg ( liều tăng tối đa không quá 35mg/ tuần) cho tới khi đạt được kết quả như mong đợi.
- Tác dụng phụ thường gặp: Thuốc có thể gây ngộ độc gan, xơ gan, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, ức chế hoạt động của tủy xương.
- Đối tượng không nên dùng thuốc: Phụ nữ bị bệnh vẩy nến da đầu nhưng đang có thai hoặc còn cho con bú, hiện bệnh nhân nghiện rượu, người mắc chứng rối loạn chức năng hoạt động của tủy xương.
- Tác dụng: Chống rối loạn biệt hóa, làm quá trình tăng sinh của các tế bào ở thượng bì hoạt động bình thường.ó
- Liều lượng sử dụng: Liều dùng khởi đầu là 25-50 mg/ngày. Sau đó có thể điều chỉnh tăng giảm liều tùy theo khả năng đáp ứng với thuốc của từng bệnh nhân.
- Tác dụng phụ thường gặp: Gây rụng tóc, khô da và môi, làm rối loạn mỡ máu, ngộ độc gan
- Đối tượng không nên dùng thuốc: Phụ nữ đang trong thai kì hoặc đang cho con bú. Đặc biệt lưu ý, bệnh nhân nữ cần đợi ít nhất 3 năm sau kể từ lần dùng thuốc cuối cùng mới được mang thai trở lại.
- Tác dụng: Cyclosporin A giúp ức chế hoạt động của IL-2 và các cytokin, làm sạch tổn thương. Khoảng 90% bệnh nhân đạt được kết quả tốt sau khi sử dụng loại thuốc này.
- Liều lượng sử dụng: Liều tấn công là 5mg/kg/ngày. Sau đó tăng hoặc giảm liều theo hướng dẫn của bác sĩ
- Tác dụng phụ: Ảnh hưởng đến thận, làm huyết áp tăng cao, ức chế hoạt động của hệ miễn dịch.
- Đối tượng không nên dùng thuốc: Bệnh nhân có huyết áp tăng cao khó kiểm soát, người đang bị suy giảm chức năng thận, bệnh nhân đã hoặc đang bị ung thư.
3. Bài thuốc đặc trị bệnh vẩy nến da đầu theo đông y
Bệnh vẩy nến da đầu trong y học cổ truyền có tên gọi là tùng bì tiễn. Nguyên nhân gây bệnh là nhiệt tà xâm nhập vào cơ thể gây nên chứng huyết nhiệt kết hợp với cảm phong hàn mà tạo mầm mống cho bệnh phát triển. Khi không được khắc phục, lâu ngày các chứng trên sẽ khiến tinh huyết trong cơ thể bị suy giảm gây nên chứng huyết táo. Điều này làm cản trở hoạt động lưu thông máu lên não, da đầu không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng mới sinh ra vẩy nến.
Chính vì vậy mà đông y chia bệnh vẩy nến da đầu thành hai dạng chính là bệnh vẩy nến da đầu thể phong huyết nhiệt và vẩy nến da đầu thể phong huyết táo. Tương ứng với mỗi thể sẽ có phép trị và bài thuốc phù hợp đem lại hiệu quả tốt nhất cho người bệnh.
Các bài thuốc đặc trị vẩy nến da đầu từ Đông y đều có sự góp mặt của nhiều vị thảo dược kết hợp với nhau theo một công thức nhất định. Chúng được bào chế chủ yếu dưới các dạng thuốc sắc uống, hay thuốc ngâm rửa gội đầu. Dưới đây là một số bài thuốc điều trị thích hợp cho từng thể bệnh.
# Bài thuốc 1: Chữa vẩy nến da đầu thể phong huyết nhiệt
– Đặc điểm nhận diện: Da đầu xuất hiện nhiều nốt sẩn, lúc đầu nhỏ, sau phát triển to dần và có màu trắng đục, rất ngứa và có thể bị hoại tử. Kèm theo đó, người bệnh còn có biểu hiện sốt, hay khát nước, khô và đau họng, mạch đâp nhanh và lúc nào cũng nổi sát ở da.
– Phép trị: Lương huyết, giải nhiệt
– Thành phần thuốc:
- Quả ké, thăng ma, địa phụ tử, tử thảo: Mỗi vị 12g
- Sinh địa, hoa hòe, thổ phục linh mỗi vị 40g
# Bài thuốc 2: Trị vẩy nến da đầu thể phong huyết táo
– Đặc điểm nhận diện: Da đầu có nhiều nốt ban chẩn màu hơi đỏ, bề mặt tổn thương khô, ngứa, lưỡi khô, khí huyết hư nhược, mạch huyền tế.
– Phép trị: Trừ phong, nhuận tràng, bồi bổ khí huyết
– Thành phần thuốc: Các vị gồm huyền sâm, hà thủ ô, kim ngân hoa, ké, sinh địa, hỏa ma nhân mỗi thứ 12g
– Cách dùng thuốc: Các vị thuốc cho vào ấm sắc với 600ml nước. Đun cho tới khi nước cạn còn một nửa thì ngưng. Gạn thuốc chia làm 3 phần đều nhau uống hết trong một ngày.
# Bài thuốc 3: Dùng gội đầu
Song song với các bài thuốc chữa bệnh vẩy nến da đầu dạng uống người bệnh nên dùng thêm bài thuốc gội đầu sẽ mang lại kết quả điều trị nhanh hơn.
– Thành phần: Dã hoa cúc, phác tiêu, hỏa tiêu, khô phàn
– Cách dùng thuốc: Các vị thuốc trên đem nấu với khoảng 2-3 lít nước để gội đầu. hàng ngày. Dùng liên tục cho đến khi khỏi bệnh
# Kết hợp day ấn huyệt:
Day bấm huyệt cũng là một phương pháp điều trị bệnh vẩy nến da đầu trong Đông y. Bằng việc sử dụng một lực nhẹ tác động lên các huyệt đạo chính trong cơ thể, liệu pháp này giúp giảm đau, xoa dịu thần kinh, ổn định hoạt động của hệ miễn dịch, cải thiện các triệu chứng của bệnh vẩy nến.
Từ lâu, day ấn huyệt đã được ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Theo các tài liệu ghi chép từ Y học cổ truyền Trung Quốc, liệu pháp này nếu được thực hiện đúng cách sẽ giúp giải phóng nguồn năng lượng tự nhiên trong cơ thể, đồng thời kích thích tiết ra nhiều endorphins- một chất có tác dụng giảm đau, an thần, tạo tâm lý thoải mái cho người bệnh.
Để điều trị bệnh vẩy nến da đầu, có thể day ấn vào các huyệt đạo: Nội quan, phi dương, túc tam lý, khúc trì, thần môn, tam âm giao.
Khi áp dụng phương pháp chữa bệnh này, bệnh nhân nên tìm đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín, có chuyên môn về Đông y như Bệnh viện Y học Cổ truyền TPHCM, bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Nội, Trung tâm Nghiên Cứu và Ứng dụng Thuốc dân Tộc… Để tránh tiền mất tật mang, không nên tự ý đi cắt thuốc về dùng hoặc mua thuốc không nhãn mác bán trôi nổi trên thị trường khi chưa biết rõ về tình trạng bệnh của mình.
Lưu ý trong chế độ ăn uống, sinh hoạt cho bệnh nhân vẩy nến da đầu
Việc thực hiện một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý khi bị bệnh đôi khi còn mang lại hiệu quả điều trị và phòng ngừa bệnh vẩy nến da đầu còn tốt hơn cả thuốc. Chính vì vậy dù áp dụng bất cứ cách trị vẩy nến da đầu nào, ngoài việc kiên trì dùng thuốc theo phác đồ, bệnh nhân cũng cần tuân thủ thực hiện chế độ ăn kiêng thích hợp cũng như cẩn trọng hơn trong các sinh hoạt hàng ngày mới có thể dứt điểm được bệnh.
1. Chế độ ăn uống cho người bị bệnh vẩy nến da đầu
Trong thực đơn hàng ngày, bệnh nhân nên ưu tiên lựa chọn các nhóm thực phẩm sau:
- Các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Chúng có thể là nho, lá húng quế hay các loại đậu… Chúng giàu vitamin C và chất chống oxy hóa giúp chặn đứng sự phát triển của các leukotriene – trong những tác nhân khiến cho bệnh vẩy nến thêm trầm trọng.
- Nhóm thức ăn giàu folate: Chất này tham gia vào quá trình phân chia của các tế bào da. Do đó, việc bổ sung đầy đủ folate sẽ mang lại cho bệnh nhân một làn da khỏe mạnh hơn. Bệnh nhân có thể tận dụng nguồn folate có trong các loại thực phẩm như bông cải xanh, ngũ cốc, lúa mì, đậu hà lan
Người bị vẩy nến da đầu nên ăn bông cải xanh
- Thực phẩm chứa Beta carotene: Beta carotene được tìm thấy nhiều trong cà rốt, rau ngót, tía tô, rau đay, kinh giới, rau lang, rau húng…Chất này có tác dụng giúp cơ thể chuyển hóa và tổng hợp vitamin A, làm chậm tiến trình lão hóa, bảo vệ các tế bào biểu mô.
- Các thực phẩm giàu kẽm: Để tăng sức đề kháng cho da đầu thì không thể thiếu kẽm. Ngao, sò , các loại ngũ cốc…là những sự lựa chọn tuyệt vời cho người bệnh.
- Omega-3: Chất này có tác dụng kháng viêm, làm mau lành tổn thương trên da đầu. Để tăng cường omega 3 cho cơ thể, bạn nên ăn cá hồi, cá thu, dầu mè, hạt hướng dương…
- Đồ ngọt: Bánh, kẹo, socola, các loại nước ngọt có ga hay các thức ăn có chứa đường
- Đồ chiên, xào, thịt mỡ động vật, đồ nướng được tẩm ướp nhiều gia vị
- Các thực phẩm chế biến sẵn: Đồ hộp, thịt nguội, xúc xích…
- Các gia vị nóng: tiêu, ớt, mù tạt
- Trứng và các thức ăn dễ gây dị ứng, làm nặng thêm cơn ngứa như thịt bò, thịt gà nguyên da, hải sản…
- Các thực phẩm giàu gluten: Lúa mì, bột mì, đại mạch
- Bia, rượu và các chất kích thích khác như cà phê, thuốc lá
2. Chế độ sinh hoạt khi bị bệnh vẩy nến da đầu
- Tránh stress, luôn lạc quan, yêu đời để chiến đấu với bệnh tật. Bệnh nhân có thể tham gia các câu lạc bộ dành cho người bị vẩy nến để thoải mái chia sẻ tâm tư, tìm được sự đồng cảm và học hỏi được nhiều kinh nghiệm trị bệnh hữu ích.
- Tránh để da đầu tiếp xúc với hóa chất, bụi bẩn, thuốc nhuộm tóc. Không nên sử dụng dầu gội đầu có chất tẩy mạnh hoặc dùng nước quá nóng sẽ khiến da đầu bị khô, ngứa ngáy dữ dội hơn. Tránh gội đầu trước khi đi ngủ. Sau khi gội đầu xong nên dùng khăn lau hết nước rồi sấy tóc ở chế độ gió.
- Nghiên cứu cho thấy việc tắm nắng hàng ngày có tác dụng cải thiện các triệu chứng của bệnh vẩy nến da đầu. Mặc dù vậy bệnh nhân chỉ nên tắm nắng 15-20 phút mỗi ngày vào thời điểm có ánh nắng nhẹ từ 6h-8h sáng.
- Để vảy bong tróc tự nhiên. Không cố gắng cào gãi để làm bong các mảng vảy trắng ra ngoài khiến da bị chảy máu, tổn thương.
- Vào mùa lạnh hay khi thời tiết khô hanh, nên uống nhiều nước hơn bình thường để da đầu không bị khô
- Thoa kem và uống thuốc chữa vẩy nến da đầu đều đặn hàng ngày theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Khi cơ thể có nhiễm khuẩn ở răng, miệng hay bất cứ bộ phận nào khác nên đi khám và điều trị triệt để. Như vậy sẽ giúp bệnh vẩy nến ở da đầu không có cơ hội tái phát.
- Tránh sử dụng thuốc tây bừa bãi khi chưa có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là thuốc trị tăng huyết áp, thuốc kháng viêm không steroid và các loại thuốc kháng sinh
- Tập luyện thể dục hàng ngày và tham gia các hoạt động thể thao phù hợp với tuổi tác, thể trạng để nâng cao sức khỏe tổng thể.
- Tái khám thường xuyên theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi diễn tiến của bệnh. Qua đó, bác sĩ có thể điều chỉnh liều dùng thuốc hoặc chuyển hướng sang một cách chữa vẩy nến da đầu khác nếu phương pháp cũ không hiệu quả.
Bạn cần biết:
- 3 Mẹo giúp giữ ẩm làn da cho bệnh nhân vẩy nến
- Bệnh vẩy nến gây ngứa ngáy phải làm sao?
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,567
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,116
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,529