Da liễu –
Bệnh mề đay mẩn ngứa có lây sang người khác hay không, chắc chắn là câu hỏi mà rất nhiều người bệnh và cả người nhà đều thắc mắc và mong muốn có câu trả lời.
Bệnh mề đây, mẩn ngưa có lây sang người khác hay không có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người.
Như trường hợp một bạn đọc của chuyenkhoadalieu.net có hỏi như sau:
“Chị dâu mình hiện tại ở cử được 4 tuần, nhưng lại có dấu hiệu của bệnh mề đay. Mình muốn hỏi bệnh mề đay mẩn ngứa có lây sang người khác hay không? Vì mẹ mình nói, thông thường có phải các loại bệnh ngoài ra đều rất dễ lây có phải không ạ?”
Trả lời bạn đọc:
Chào bạn Thanh Ngân, rất vui vì nhận được câu hỏi của bạn. Để trả lời câu hỏi của bạn ban biên tập chuyên trang chuyenkhoadalieu.net đã liên lạc với phó giáo sư, tiến sỹ Bùi Khắc Hậu, hiện công tác tại Đại học Y dược Hà Nội, tiến sỹ cho biết như sau: “Hiện tại vẫn chưa có tài liệu hoặc công trình nghiên cứu nào cho thấy bệnh mề đay có thể lây lan, vì vậy theo lý thuyết thì bệnh mề đay không phải là bệnh truyền nhiễm và sẽ không lây lan.”
Để hiểu rõ hơn về bệnh mề đay có lây hay không thì mời các bạn cùng xem bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
I. Bệnh mề đay có lây không khi tiếp xúc, sống chung?
Bệnh mề đay có lây không là điều mà đa số bệnh nhân và người nhà bệnh nhân quan tâm. Theo các bác sỹ thì bệnh mề đay không lây. Khi không chữa trị dứt điểm thì bệnh có thể tái phát và chuyển biến nặng hơn, tuy nhiên không có trường hợp lây truyền từ người nay sang người khác.
Bệnh mề đay là bệnh do dị ứng nên sẽ không có tính chất lây truyền từ người này sang người khác do tiếp xúc
Bởi vì dựa trên những nguyên nhân gây ra bệnh mề đay thì bệnh phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa của từng người, tuy nhiên nghiên cứu đã chỉ ra rằng mề đay tuy không lây nhiễm những đây là bệnh có tính di truyền, nếu trong gia đình có người mắc bệnh, đặc biệt là cha mẹ thì khả năng con cái mắc bệnh là khá cao.
Bệnh mề đay là một căn bệnh ngoài da phổ biến khiến không ít bệnh nhân cảm thấy khổ sở gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống hàng ngày của của người bệnh. Xét về lý thuyết thì mề đay là một bệnh lý dị ứng, đặc trưng của bệnh này là những mảng sần đỏ phù nề với các kích thước to nhỏ khác nhau.
Khi tiếp xúc với dị nguyên (thời tiết lạnh đột ngột, nóng đột ngột hay lạnh đột ngột hay do sử dụng các thức ăn dễ dị ứng như tôm, cua, cá,.. cơ thể sẽ hình thành một chất gọi là histamin gây ngứa, đồng thời cũng xuất hiện các triệu chứng khác như thở gấp, khó thở,..
Một số nguyên nhân chính của bệnh mề đay là do:
Tuy nhiên, bệnh này là do da bị dị ứng nên không có trường hợp lây nhiễm bệnh từ người này sang người khác.
II. Cách xử lý và phòng ngừa bệnh nổi mề đay
Hiện nay, có nhiều cách điều trị bệnh mề đay hiệu quả, nhưng trước tiên chúng ta cần phải loại bỏ các tác nhân gây bệnh nếu biết. Tốt nhất nên tránh một số thức ăn, thuốc hay các chất phụ gia có thể gây dị ứng, tuyệt đối tránh xa các chất kích thích, đồ uống như cồn, rượu, cà phê, trà, gia vị,…
Cách phòng ngừa và xử lý bệnh mề đay
Trong giai đoạn mề đay cấp tính cần giảm lượng muối và đường trong khẩu phần ăn hàng ngày. Nếu bệnh ở mức phù nề thì giảm các loại thức ăn chứa nước như canh, súp, uống ít nước.Tăng cường những thực phẩm giàu vitamin như hoa quả, rau xanh.
Với những người có cơ địa dị ứng, đặc biệt là trẻ em cần phải thận trọng với các yếu tố dị nguyên lạ rong cuộc sống hàng ngày, ví dụ khi tiếp xúc với nước lạnh, gặp thời tiết lạnh mà nổi mề đay thì nên chú ý mặc ấm hơn vao mùa đông hoặc khi tiếp xúc với thời tiết lạnh để ngừa bệnh.
Đối với phụ nữ thường xuyên sử dụng mỹ phẩm thì nên chọn những loại mỹ phẩm lành tính, thích hợp với làn da của mình và nếu có thể thì không nên trang điểm để tránh kích ứng với làn da của mình.
Ở trong môi trường khói bụi, hay bắt buộc phải tiếp xúc với bụi bẩn thì nên đeo găng tay, mặc đồ bảo hộ, hạn chế tiếp xúc da trực tiếp với các chất gây dị ứng. Chọn thức ăn sạch sẽ, giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế các chất bảo quản trong đồ ăn, để tránh sự xâm nhập cảu giun sán.
Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên, giúp tăng tuần hoàn máu trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng để phòng bệnh hiệu quả hơn.
Sử dụng thuốc bôi ngoài da nếu ngứa ngáy, khó chịu. Ngoài ra có thể pha giấm với nước ấm theo tỉ lệ 1 phần giấm, 2 phần nước để thoa lên vùng da bệnh. Có thể sử dụng dung dịch Mentol 1% hay dung dịch Calamine để thoa hay pha với nước tắm.
Tùy từng mức độ của bệnh mà có thể tự khắc phục bằng phương pháp dân gian tại nhà hay đến cơ sở y tế để điều trị, nếu bệnh nặng bác sỹ có thể sẽ kê thuốc kháng histamin chống ngứa kèm các loại thuốc khác.
Bệnh mề đay mãn tính thường kéo dài hơn 6 tuần, đa số là nguyên nhân tự phát, người bệnh nên tiến hành thăm khám sớm, vì vốn dĩ bệnh mề đay mãn tính có nguyên nhân xuất phát từ một sô nguyên nhân bệnh lý khác trong cơ thể. Do đó người bệnh cần hết sức thận trọng với trường hợp này.
Tuy nhiên, để việc điều trị thu được kết quả tốt nhất thì người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để tìm ra đúng nguyên nhân gây bệnh.
Trên đây là một vài thông tin cơ bản về bệnh mề đay, hy vọng thông tin có thể giúp được Thanh Ngân trong việc tìm hiểu về bệnh mề đay cũng như giúp đỡ chị dâu bạn trong việc chữa bệnh. Chúc gia đình bạn nhiều sức khỏe.
Thông tin thêm cho bạn: 7 cách chữa mề đay ở trẻ em an toàn và hiệu quả nhất
Bệnh mề đay mẩn ngứa có lây sang người khác hay không, chắc chắn là câu hỏi mà rất nhiều người bệnh và cả người nhà đều thắc mắc và mong muốn có câu trả lời.
Bệnh mề đây, mẩn ngưa có lây sang người khác hay không có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người.
Như trường hợp một bạn đọc của chuyenkhoadalieu.net có hỏi như sau:
“Chị dâu mình hiện tại ở cử được 4 tuần, nhưng lại có dấu hiệu của bệnh mề đay. Mình muốn hỏi bệnh mề đay mẩn ngứa có lây sang người khác hay không? Vì mẹ mình nói, thông thường có phải các loại bệnh ngoài ra đều rất dễ lây có phải không ạ?”
(Thanh Ngân – Long An)
Trả lời bạn đọc:
Chào bạn Thanh Ngân, rất vui vì nhận được câu hỏi của bạn. Để trả lời câu hỏi của bạn ban biên tập chuyên trang chuyenkhoadalieu.net đã liên lạc với phó giáo sư, tiến sỹ Bùi Khắc Hậu, hiện công tác tại Đại học Y dược Hà Nội, tiến sỹ cho biết như sau: “Hiện tại vẫn chưa có tài liệu hoặc công trình nghiên cứu nào cho thấy bệnh mề đay có thể lây lan, vì vậy theo lý thuyết thì bệnh mề đay không phải là bệnh truyền nhiễm và sẽ không lây lan.”
Để hiểu rõ hơn về bệnh mề đay có lây hay không thì mời các bạn cùng xem bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
I. Bệnh mề đay có lây không khi tiếp xúc, sống chung?
Bệnh mề đay có lây không là điều mà đa số bệnh nhân và người nhà bệnh nhân quan tâm. Theo các bác sỹ thì bệnh mề đay không lây. Khi không chữa trị dứt điểm thì bệnh có thể tái phát và chuyển biến nặng hơn, tuy nhiên không có trường hợp lây truyền từ người nay sang người khác.
Bệnh mề đay là bệnh do dị ứng nên sẽ không có tính chất lây truyền từ người này sang người khác do tiếp xúc
Bởi vì dựa trên những nguyên nhân gây ra bệnh mề đay thì bệnh phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa của từng người, tuy nhiên nghiên cứu đã chỉ ra rằng mề đay tuy không lây nhiễm những đây là bệnh có tính di truyền, nếu trong gia đình có người mắc bệnh, đặc biệt là cha mẹ thì khả năng con cái mắc bệnh là khá cao.
Bệnh mề đay là một căn bệnh ngoài da phổ biến khiến không ít bệnh nhân cảm thấy khổ sở gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống hàng ngày của của người bệnh. Xét về lý thuyết thì mề đay là một bệnh lý dị ứng, đặc trưng của bệnh này là những mảng sần đỏ phù nề với các kích thước to nhỏ khác nhau.
Khi tiếp xúc với dị nguyên (thời tiết lạnh đột ngột, nóng đột ngột hay lạnh đột ngột hay do sử dụng các thức ăn dễ dị ứng như tôm, cua, cá,.. cơ thể sẽ hình thành một chất gọi là histamin gây ngứa, đồng thời cũng xuất hiện các triệu chứng khác như thở gấp, khó thở,..
Một số nguyên nhân chính của bệnh mề đay là do:
- Thức ăn: Một số loại thức ăn có thể gây dị ứng như sữa, trứng, cá biển, tôm, cau, sò, ốc, phô mai, mắm, tương chao, rượu bia, các chất tạo màu sản phẩm hay chất bảo quản thực phẩm.
- Thuốc: Tình trạng dị ứng thuốc có thể xảy ra ngay khi dùng thuốc vài giờ hoặc sau 5 đến 10 ngày dùng thuốc. Nổi mề đay đơn thuần thường kèm theo sốt, đau khớp, nổi hạch,…
- Các thuốc thường gây dị ứng nổi mề đay là Pennicillin, Aspirin, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chữa bênh gan, tim mạch, thuốc gây mê, huyết thanh,…
- Kháng nguyên hô hấp khi tiếp xúc với rơm rạ, phấn hoa, bụi nhà, lông vũ, men mốc,…
- Vi khuẩn: tai,mũi, họng, bộ phận tiêu hóa, răng, miệng,…
- Ký sinh trùng ở đường ruột như giun sán, giun kim hay nấm ở da hay nội tạng.
Tuy nhiên, bệnh này là do da bị dị ứng nên không có trường hợp lây nhiễm bệnh từ người này sang người khác.
II. Cách xử lý và phòng ngừa bệnh nổi mề đay
Hiện nay, có nhiều cách điều trị bệnh mề đay hiệu quả, nhưng trước tiên chúng ta cần phải loại bỏ các tác nhân gây bệnh nếu biết. Tốt nhất nên tránh một số thức ăn, thuốc hay các chất phụ gia có thể gây dị ứng, tuyệt đối tránh xa các chất kích thích, đồ uống như cồn, rượu, cà phê, trà, gia vị,…
Cách phòng ngừa và xử lý bệnh mề đay
Trong giai đoạn mề đay cấp tính cần giảm lượng muối và đường trong khẩu phần ăn hàng ngày. Nếu bệnh ở mức phù nề thì giảm các loại thức ăn chứa nước như canh, súp, uống ít nước.Tăng cường những thực phẩm giàu vitamin như hoa quả, rau xanh.
Với những người có cơ địa dị ứng, đặc biệt là trẻ em cần phải thận trọng với các yếu tố dị nguyên lạ rong cuộc sống hàng ngày, ví dụ khi tiếp xúc với nước lạnh, gặp thời tiết lạnh mà nổi mề đay thì nên chú ý mặc ấm hơn vao mùa đông hoặc khi tiếp xúc với thời tiết lạnh để ngừa bệnh.
Đối với phụ nữ thường xuyên sử dụng mỹ phẩm thì nên chọn những loại mỹ phẩm lành tính, thích hợp với làn da của mình và nếu có thể thì không nên trang điểm để tránh kích ứng với làn da của mình.
Ở trong môi trường khói bụi, hay bắt buộc phải tiếp xúc với bụi bẩn thì nên đeo găng tay, mặc đồ bảo hộ, hạn chế tiếp xúc da trực tiếp với các chất gây dị ứng. Chọn thức ăn sạch sẽ, giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế các chất bảo quản trong đồ ăn, để tránh sự xâm nhập cảu giun sán.
Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên, giúp tăng tuần hoàn máu trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng để phòng bệnh hiệu quả hơn.
Sử dụng thuốc bôi ngoài da nếu ngứa ngáy, khó chịu. Ngoài ra có thể pha giấm với nước ấm theo tỉ lệ 1 phần giấm, 2 phần nước để thoa lên vùng da bệnh. Có thể sử dụng dung dịch Mentol 1% hay dung dịch Calamine để thoa hay pha với nước tắm.
Tùy từng mức độ của bệnh mà có thể tự khắc phục bằng phương pháp dân gian tại nhà hay đến cơ sở y tế để điều trị, nếu bệnh nặng bác sỹ có thể sẽ kê thuốc kháng histamin chống ngứa kèm các loại thuốc khác.
Bệnh mề đay mãn tính thường kéo dài hơn 6 tuần, đa số là nguyên nhân tự phát, người bệnh nên tiến hành thăm khám sớm, vì vốn dĩ bệnh mề đay mãn tính có nguyên nhân xuất phát từ một sô nguyên nhân bệnh lý khác trong cơ thể. Do đó người bệnh cần hết sức thận trọng với trường hợp này.
Tuy nhiên, để việc điều trị thu được kết quả tốt nhất thì người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để tìm ra đúng nguyên nhân gây bệnh.
Trên đây là một vài thông tin cơ bản về bệnh mề đay, hy vọng thông tin có thể giúp được Thanh Ngân trong việc tìm hiểu về bệnh mề đay cũng như giúp đỡ chị dâu bạn trong việc chữa bệnh. Chúc gia đình bạn nhiều sức khỏe.
Lâm Vũ Linh
Thông tin thêm cho bạn: 7 cách chữa mề đay ở trẻ em an toàn và hiệu quả nhất
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,563
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,113
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,524