Da liễu –
Bệnh vẩy nến có nguy hiểm không sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Nếu bạn có chung thắc mắc này thì hãy tìm hiểu nay để biết được câu trả lời.
Giải đáp thắc mắc bệnh vẩy nến có nguy hiểm không của nhiều bệnh nhân
Bệnh vẩy nến có nguy hiểm không?
Bệnh vẩy nến là một căn bệnh mãn tính, nguyên nhân gây bệnh đến nay vẫn chưa được sáng tỏ. Nhưng nhiều giả thuyết cho rằng bệnh liên quan đến gen di truyền và rối loạn miễn dịch khiến tế bào da tăng sinh nhanh, bất thường dẫn đến sự khởi phát của bệnh. Thêm nữa, những yếu tố môi trường góp phần thúc đẩy bệnh nặng hơn như chấn thương, nhiễm trùng, thuốc, căng thẳng, thời tiết, rượu và thuốc lá.
Những biểu hiện ban đầu của bệnh là sự phát ban độc dạng, xuất hiện những đám mảng đỏ kích thước đa dạng, nền cộm phủ vẩy trắng như nến rải rác ở khắp đầu, thân mình và tay chân. Nhiều người mắc bệnh thường chủ quan cho rằng đây chỉ là bệnh ngoài da mà không hề biết rằng nó không chỉ gây tổn thường ngoài da mà còn gây ảnh hưởng đến cơ thể, thậm chí gây tử vọng. Đó là khẳng định của bác sĩ Lê Hữu Doanh – phó giám độc bệnh viện Da liễu Trung Ương.
Bởi trước tiên, căn bệnh này hoàn toàn có thể phát triển thành mãn tính, theo người bệnh đến suốt đời và khả năng lớn sinh ra những biến chứng nặng như tổn thương da, đỏ da toàn thân có hoặc không có mủ, tổn thương khớp, móng, tim mạch, buồng trứng, trầm cảm.
Tiếp theo, điều trị bệnh vẩy nến còn rất khó khăn khi mà chưa có loại thuốc nào có thể chữa khỏi hẳn bệnh. Tất cả các loại thuốc đang sử dụng chỉ có thể làm đỡ triệu chứng, tạm khỏi về lâm sàng, một số hạn chế tái phát mà thôi. Một số loại thuốc không chỉ đắt tiền mà còn có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.
Chính vì vậy, thực chất bệnh vẩy nến rất nguy hiểm. Cho nên khi phát hiện những triệu chứng thì bạn hãy thăm khám với bác sĩ, các chuyên gia có chuyên môn về da liễu để có được phát đồ điều trị bệnh vảy nến.
Những dạng vẩy nến nguy hiểm nhất và biến chứng
Dưới đây là một số thông tin quan trọng về loại vẩy nến thể đặc biệt và những biến chứng nghiêm trọng giúp giải đáp thắc mắc bệnh vẩy nến có nguy hiểm không.
Các loại vẩy nến nguy hiểm thể đặc biệt
Vẩy nến thể đặc biệt chỉ chiếm 10 – 15% những trường hợp mắc bệnh nhưng lại là thể gây ra nguy hiểm nhất, thể này bao gồm:
# Vẩy nến đỏ da toàn thân (psoriasis erythrodermique exfoliative generalisée)
Theo nghiên cứu thì thể này ít gặp, chỉ chiếm khoảng 1% và thường tiến triển từ vẩy nến thể giọt hoặc biến chứng do dị ứng DDS khi điều trị. Những biểu hiện lâm sàng là hiện tượng đỏ tươi da toàn thân, không có vùng da nào lành, bị phù nề, nhiễm cộm và căng bóng. Vùng da bị rớm dịch mủ, đau rát và ngứa dữ dội. Kèm theo đó là những biểu hiện toàn thân như rét run, sốt cao, rối loạn tiêu hóa hoặc suy kiệt, tử vọng nếu như người bệnh nhiễm khuẩn.
Vẩy nến thể đặc biệt gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh
# Vẩy nến thể khớp (psoriasis arthropathique)
Đây cũng là một thể nặng ít gặp, đầu tiên bệnh gây ra những tổn thương vẩy nến ở da rất nặng, dạng lan tỏa, có vẩy gồ cao giống như vỏ sò và có thể xuất hiện vẩy nến gây đỏ da. Tiếp theo, bệnh gây tổn thương viêm đa khớp mãn tính tuần tiến, các khớp sẽ sưng đau rồi biến dạng. Cử động dần bị hạn chế, thậm chí một số ngón chân, tay chéo lại. Sau nhiều năm người bệnh sẽ trở nên bất động, tàn phế hoặc suy kiệt, tử vong do biến chứng nội tạng.
# Vẩy nến mụn mủ (pustular psoriasis)
Bao gồm 2 thể là vẩy nến mụn mủ toàn thân Zumbusch và vẩy nến mụn mủ lòng bàn tay, chân Barber. Biểu hiện của cả hai như sau:
Không chỉ có những loại vẩy nến thể đặc biệt mới gây nguy hiểm mà những vẩy nến thể bình thường hoàn toàn có thể tiến triển thành thể đặc biệt hoặc gây ra những biến chứng cực kỳ nghiêm trọng.
# Tổn thương khớp
Theo như các nghiên cứu thì 15% bệnh nhân vẩy nến bình thường sẽ chuyển biến sang viêm khớp vẩy nến. Như đã thông tin ở trên thì viêm khớp vẩy nến gây ra những tổn thương lớn đến xương khớp như gây đau nhức, sưng nóng, liệt, tàn phế hoặc tử vong.
Hãy thăm khám và điều trị sớm với bác sĩ chuyên khoa để hạn chế thấp nhất những biến chứng của bệnh
# Nhiễm trùng da
Nhiễm trùng da là biến chứng phổ biến của người bệnh vẩy nến. Mặc dù không lây lan nhưng những mụn mủ khi vỡ ra sẽ gây nên nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu cấp tính hoặc viêm da.
# Bệnh thận
Thông thường những bệnh nhân vẩy nến bị phù to tay chân là do bệnh đã biến chứng gây tổn thương lên thận. Khi đó, chức năng của gan suy giảm nên ảnh hưởng đến khả năng lọc máu, đào thải chất độc ra bên ngoài, lâu dần gây suy thận, hư thận.
# Bệnh tim mạch, huyết áp
Những cơn đau tim, rối loạn nhịp tim hoặc đột quỵ có thể xuất hiện ở những bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến thể nặng. Mà nguyên nhân thường là do tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc điều trị. Cụ thể, một số loại thuốc sẽ làm tăng nồng cholesterol trong máu gây biến chứng về tim mạch, huyết áp.
# Đái tháo đường type 2
Lượng đường trong máu của người bị bệnh vẩy nến thường rất cao, cho nên khả năng mắc bệnh đái tháo đường cũng cao hơn bình thường. Đặc biệt là ở những người mắc bệnh vẩy nến trung bình hoặc nặng.
# Bệnh rối loạn chuyển hóa
Một số nghiên cứu cho thấy người bệnh vẩy nến thường mắc các bệnh liên quan đến chuyển hóa, cụ thể như bệnh Parkinson, bệnh xơ cứng bì hoặc bệnh Crohn,…
# Bệnh tâm lý
Chứng trầm cảm nhẹ hoặc nặng xuất hiện ở hơn 65% người bệnh vẩy nến. Bởi những ảnh hưởng về ngoại hình sẽ khiến tâm lý người bệnh trở nên mặc cảm, tự ti và ngại giao tiếp. So với những biến chứng lên sức khỏe thì ảnh hưởng tâm lý còn nguy hiểm hơn rất nhiều. Chính vì vậy bên cạnh các phương pháp điều trị thì bản thân người bệnh và gia đình nên có biện pháp động viện, an ủi để tránh u uất sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn.
Với những thông tin trên đây, mong rằng đã có thể giải đáp thắc mắc bệnh vẩy nến có nguy hiểm không. Theo như lời khuyên của các bác sĩ về da liễu thì khi mắc bệnh lý này, bạn nên thăm khám và điều trị sớm nhất để tránh gây nguy hiểm.
Hãy tìm hiểu thêm:
Bệnh vẩy nến có nguy hiểm không sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Nếu bạn có chung thắc mắc này thì hãy tìm hiểu nay để biết được câu trả lời.
Giải đáp thắc mắc bệnh vẩy nến có nguy hiểm không của nhiều bệnh nhân
Bệnh vẩy nến có nguy hiểm không?
Bệnh vẩy nến là một căn bệnh mãn tính, nguyên nhân gây bệnh đến nay vẫn chưa được sáng tỏ. Nhưng nhiều giả thuyết cho rằng bệnh liên quan đến gen di truyền và rối loạn miễn dịch khiến tế bào da tăng sinh nhanh, bất thường dẫn đến sự khởi phát của bệnh. Thêm nữa, những yếu tố môi trường góp phần thúc đẩy bệnh nặng hơn như chấn thương, nhiễm trùng, thuốc, căng thẳng, thời tiết, rượu và thuốc lá.
Những biểu hiện ban đầu của bệnh là sự phát ban độc dạng, xuất hiện những đám mảng đỏ kích thước đa dạng, nền cộm phủ vẩy trắng như nến rải rác ở khắp đầu, thân mình và tay chân. Nhiều người mắc bệnh thường chủ quan cho rằng đây chỉ là bệnh ngoài da mà không hề biết rằng nó không chỉ gây tổn thường ngoài da mà còn gây ảnh hưởng đến cơ thể, thậm chí gây tử vọng. Đó là khẳng định của bác sĩ Lê Hữu Doanh – phó giám độc bệnh viện Da liễu Trung Ương.
Bởi trước tiên, căn bệnh này hoàn toàn có thể phát triển thành mãn tính, theo người bệnh đến suốt đời và khả năng lớn sinh ra những biến chứng nặng như tổn thương da, đỏ da toàn thân có hoặc không có mủ, tổn thương khớp, móng, tim mạch, buồng trứng, trầm cảm.
Tiếp theo, điều trị bệnh vẩy nến còn rất khó khăn khi mà chưa có loại thuốc nào có thể chữa khỏi hẳn bệnh. Tất cả các loại thuốc đang sử dụng chỉ có thể làm đỡ triệu chứng, tạm khỏi về lâm sàng, một số hạn chế tái phát mà thôi. Một số loại thuốc không chỉ đắt tiền mà còn có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.
Chính vì vậy, thực chất bệnh vẩy nến rất nguy hiểm. Cho nên khi phát hiện những triệu chứng thì bạn hãy thăm khám với bác sĩ, các chuyên gia có chuyên môn về da liễu để có được phát đồ điều trị bệnh vảy nến.
Những dạng vẩy nến nguy hiểm nhất và biến chứng
Dưới đây là một số thông tin quan trọng về loại vẩy nến thể đặc biệt và những biến chứng nghiêm trọng giúp giải đáp thắc mắc bệnh vẩy nến có nguy hiểm không.
Các loại vẩy nến nguy hiểm thể đặc biệt
Vẩy nến thể đặc biệt chỉ chiếm 10 – 15% những trường hợp mắc bệnh nhưng lại là thể gây ra nguy hiểm nhất, thể này bao gồm:
# Vẩy nến đỏ da toàn thân (psoriasis erythrodermique exfoliative generalisée)
Theo nghiên cứu thì thể này ít gặp, chỉ chiếm khoảng 1% và thường tiến triển từ vẩy nến thể giọt hoặc biến chứng do dị ứng DDS khi điều trị. Những biểu hiện lâm sàng là hiện tượng đỏ tươi da toàn thân, không có vùng da nào lành, bị phù nề, nhiễm cộm và căng bóng. Vùng da bị rớm dịch mủ, đau rát và ngứa dữ dội. Kèm theo đó là những biểu hiện toàn thân như rét run, sốt cao, rối loạn tiêu hóa hoặc suy kiệt, tử vọng nếu như người bệnh nhiễm khuẩn.
Vẩy nến thể đặc biệt gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh
# Vẩy nến thể khớp (psoriasis arthropathique)
Đây cũng là một thể nặng ít gặp, đầu tiên bệnh gây ra những tổn thương vẩy nến ở da rất nặng, dạng lan tỏa, có vẩy gồ cao giống như vỏ sò và có thể xuất hiện vẩy nến gây đỏ da. Tiếp theo, bệnh gây tổn thương viêm đa khớp mãn tính tuần tiến, các khớp sẽ sưng đau rồi biến dạng. Cử động dần bị hạn chế, thậm chí một số ngón chân, tay chéo lại. Sau nhiều năm người bệnh sẽ trở nên bất động, tàn phế hoặc suy kiệt, tử vong do biến chứng nội tạng.
# Vẩy nến mụn mủ (pustular psoriasis)
Bao gồm 2 thể là vẩy nến mụn mủ toàn thân Zumbusch và vẩy nến mụn mủ lòng bàn tay, chân Barber. Biểu hiện của cả hai như sau:
- Vẩy nến mụn mủ toàn thân Zumbusch, thường xuất hiện trên những bệnh nhân vẩy nến đỏ da, vẩy nến thể khớp. Biểu hiện khá đa dạng với những đám đỏ da lan tỏa, chi chít mụn mủ, bỏng rát, thường xuyên sốt cao, mệt mỏi. Sau đó là giai đoạn róc vẩy lá rộng kéo dài, rụng tóc, thương tổn móng,…
- Vẩy nến mụn mủ lòng bàn tay, chân Barber là thể bệnh mà những mụn mủ vii khuẩn mọc giữa các đám dầy sừng ở lòng bàn tay, chân. Những mụn của thể này xuất hiện thành từng đợt, dai dẳng và kèm theo phù nề ở các chi, nổi hạch bẹn, sốt cao. Thể Barber này hoàn toàn có thể chuyển sang thể Zumbusch.
Không chỉ có những loại vẩy nến thể đặc biệt mới gây nguy hiểm mà những vẩy nến thể bình thường hoàn toàn có thể tiến triển thành thể đặc biệt hoặc gây ra những biến chứng cực kỳ nghiêm trọng.
# Tổn thương khớp
Theo như các nghiên cứu thì 15% bệnh nhân vẩy nến bình thường sẽ chuyển biến sang viêm khớp vẩy nến. Như đã thông tin ở trên thì viêm khớp vẩy nến gây ra những tổn thương lớn đến xương khớp như gây đau nhức, sưng nóng, liệt, tàn phế hoặc tử vong.
Hãy thăm khám và điều trị sớm với bác sĩ chuyên khoa để hạn chế thấp nhất những biến chứng của bệnh
# Nhiễm trùng da
Nhiễm trùng da là biến chứng phổ biến của người bệnh vẩy nến. Mặc dù không lây lan nhưng những mụn mủ khi vỡ ra sẽ gây nên nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu cấp tính hoặc viêm da.
# Bệnh thận
Thông thường những bệnh nhân vẩy nến bị phù to tay chân là do bệnh đã biến chứng gây tổn thương lên thận. Khi đó, chức năng của gan suy giảm nên ảnh hưởng đến khả năng lọc máu, đào thải chất độc ra bên ngoài, lâu dần gây suy thận, hư thận.
# Bệnh tim mạch, huyết áp
Những cơn đau tim, rối loạn nhịp tim hoặc đột quỵ có thể xuất hiện ở những bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến thể nặng. Mà nguyên nhân thường là do tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc điều trị. Cụ thể, một số loại thuốc sẽ làm tăng nồng cholesterol trong máu gây biến chứng về tim mạch, huyết áp.
# Đái tháo đường type 2
Lượng đường trong máu của người bị bệnh vẩy nến thường rất cao, cho nên khả năng mắc bệnh đái tháo đường cũng cao hơn bình thường. Đặc biệt là ở những người mắc bệnh vẩy nến trung bình hoặc nặng.
# Bệnh rối loạn chuyển hóa
Một số nghiên cứu cho thấy người bệnh vẩy nến thường mắc các bệnh liên quan đến chuyển hóa, cụ thể như bệnh Parkinson, bệnh xơ cứng bì hoặc bệnh Crohn,…
# Bệnh tâm lý
Chứng trầm cảm nhẹ hoặc nặng xuất hiện ở hơn 65% người bệnh vẩy nến. Bởi những ảnh hưởng về ngoại hình sẽ khiến tâm lý người bệnh trở nên mặc cảm, tự ti và ngại giao tiếp. So với những biến chứng lên sức khỏe thì ảnh hưởng tâm lý còn nguy hiểm hơn rất nhiều. Chính vì vậy bên cạnh các phương pháp điều trị thì bản thân người bệnh và gia đình nên có biện pháp động viện, an ủi để tránh u uất sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn.
Với những thông tin trên đây, mong rằng đã có thể giải đáp thắc mắc bệnh vẩy nến có nguy hiểm không. Theo như lời khuyên của các bác sĩ về da liễu thì khi mắc bệnh lý này, bạn nên thăm khám và điều trị sớm nhất để tránh gây nguy hiểm.
Hãy tìm hiểu thêm:
- Chữa trị bệnh vẩy nến bằng cây lược vàng – Mẹo dân gian hay
- Điểm tên 5 cây thuốc nam chữa bệnh vẩy nến hiệu quả
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,555
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,102
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,513