Da liễu –
Chàm khô là một thể bệnh phổ biến của chàm. Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được làm rõ và những triệu chứng bệnh tương đối khó phân biệt với những bệnh lý da liễu khác. Chàm khô tróc vảy dấu hiệu nhận biết được bệnh chàm đang trong giai đoạn mãn tính.
I. Bệnh chàm khô tróc vảy là gì?
Chàm khô (eczema) còn được gọi là bệnh á sừng là tình trạng viêm da mạn tính thường gặp do da quá khô, thiếu ẩm dẫn đến tình trạng bong tróc, nứt nẻ. Chàm khô thường hay xuất hiện tại da chân, da tay. Chàm khô tróc vảy thường tái phát theo mùa, nhất là mùa đông, khi tiết trời hanh khô.
Chàm khô là tình trạng viêm da mạn tính thường gặp do da quá khô, thiếu ẩm dẫn đến tình trạng bong tróc, nứt nẻ.
Dựa vào thời gian phát bệnh cũng như triệu chứng biểu hiện, có thể phân chàm khô thành ba giai đoạn:
Giống như những thể bệnh khác của chàm, triệu chứng của chàm khô có nhiều điểm tương tự, đều là: da nổi hồng ban, mụn nước, bong tróc, đóng vảy, sừng hóa. Tuy nhiên, biểu hiện của bệnh ở mỗi giai đoạn phát triển lại có những điểm đặc trưng riêng biệt.
Ngứa, nổi phù
Trên bề mặt da xuất hiện mảng da hồng, tấy đỏ, hơi phù nề, ranh giới không rõ ràng, trên bề mặt có lớp mụn trắng li ti, kèm theo cảm giác ngứa. Ngứa nhiều khiến bệnh nhân gãi, vùng da bị gãi sẽ nổi phù, dễ bị tổn thương.
Da nổi mụn nước
Những mụn trắng nhỏ li ti bắt đầu lớn dần lên, hình thành mụn nước. Các mụn nước có thể tự vỡ hoặc vỡ do yếu tố tác động bên ngoài (chủ yếu là do gãi, nặn). Sau khoảng 2 – 3 ngày vỡ, chúng sẽ tạo thành những mảng chàm lớn, gây bội nhiễm.
Bong tróc da
Chất dịch sau khi chảy ra hết sẽ bắt đầu khô lại, đóng vảy, bong tróc, nứt nẻ, thậm chí gây chảy máu. Tại cùng da bị bong tróc, lớp da non mới mỏng hơn, nhẵn hơn sẽ thành thành. Lớp da mới, da cũ đóng vảy xen lẫn nhau khiến bề mặt da trở nên xù xì, thô ráp. Vào giai đoạn này, nếu như nổi mụn nước không nổi lên thì tình trạng chàm khô tróc vảy sẽ nhanh chóng phục hồi, ít để lại sẹo hơn so với chàm bội nhiễm.
Phân biệt chàm khô và chàm ướt:
Một thể chàm khác, tên gọi có tính chất trái ngược với chàm khô đó là chàm ướt.
Hiện nay, các nhà khoa học chưa tìm ra được nguyên nhân gây bệnh chàm khô, chỉ biết được rằng, bệnh có liên quan mật thiết đến những yếu tố sau:
Do cơ địa
Bệnh chàm khô có thể điều trị dứt điểm hay không còn phụ thuộc nhiều vào sự kiên trì của bệnh nhân. Quan trọng hơn hết vẫn là tìm ra căn nguyên gây bệnh, từ đó có biện pháp cách nhằm kiềm hãm nguồn cơn gây bệnh, kế đến mới là dùng các loại thuốc bôi, thuốc uống hay những biện pháp khác để cải thiện tình trạng thương tổn trên da.
Thuốc tây điều trị chàm khô tróc vảy
Căn cứ vào các giai đoạn tiến triển của chàm khô, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thuốc điều trị phù hợp.
Thuốc bôi tại chỗ là giải pháp không thể thiếu trong việc điều trị chàm khô tróc vảy.
Trong toa thuốc bệnh nhân bị chàm khô bao giờ cũng có thuốc bôi. Thuốc điều trị tại chỗ, giúp kháng viêm, giảm đau, ngứa rát, ngăn tình trạng nhiễm khuẩn, kìm hãm sự lây lan của bệnh.
Điều trị chàm khô tróc vảy bằng biện pháp dân gian
Chàm khô là bệnh ngoài da, vì thế việc khắc phục triệu chứng cũng đơn giản hơn nhiều. Do đó, nhiều người có xu hướng chọn cho mình những bài thuốc dân gian.
Chữa bệnh chàm khô bằng dầu dừa:
Trong thành phần của dầu dừa có chứa nhiều acid caprylic, acid lauric, vitamin E, K cùng một số chất có tính chất kháng khuẩn, kháng viêm, cung cấp dưỡng chất tái tạo da. Ngoài ra, chất antimicrobial, antioxidant, anti-fungal và antibacterial có công dụng giảm nhanh ngứa ngáy,viêm nhiễm do chàm khô. Dùng dầu dừa trị chàm được thực hiện như sau: bôi dầu dừa lên vùng da bị chàm sau khi tắm, để khoảng 20 phút thì rửa sạch bằng nước.
Chữa chàm khô bằng khoai tây:
Khoa tây chứa nhiều chất có tác dụng diệt khuẩn, dưỡng ẩm cho da, làm mềm da. Dùng nước ép khoai tây bôi lên vùng da bị chàm sẽ làm giảm sưng tấy, dịu làn da, cải thiện tình trạng viêm.
Chữa chàm khô bằng lá trầu không
Từ lâu, Đông y đã dùng lá trầu không để đặc trị một số bệnh về da như: vảy nến, viêm da cơ địa, chàm. Các cứ liệu của y học hiện đại cũng cho thấy, trong 100 gam lá trầu không có đến 2,5% tinh dầu. Lượng tinh dầu này chứa nhiều chất chống oxy khoáng, kháng khuẩn, kháng viêm, ức chế hoạt động của các loại khuẩn gây hại, cải thiện tình trạng viêm da. Ngoài ra, hàm lượng vitamin và chất tanin có trong lá trầu không cũng rất hữu ích trong việc phục hồi, tái tạo vùng da bị tổn thương do chàm.
Người bệnh chàm khô có thể dùng nước ép lá trầu không bôi lên vùng da chàm hoặc sao nóng lá, đắp lên vùng da bị chàm cũng mang lại hiệu quả tương tự.
Chữa chàm khô bằng nha đam:
Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong lô hội (nha đam) có chứa hàm lượng lớn các chất có công dụng kháng khuẩn, chống viêm da như Aloni, Prostanoid, alcohol. Khi tiếp xúc với da chàm khô, các tinh chất trên sẽ ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại. Ngoài ra, lô hội có chứa nhiều vitamin E giúp cung cấp độ ẩm, làm sáng và mềm da, chống khô da, da bong tróc.
Bôi trực tiếp nha đam hoặc nha đam đã được tinh chế thành gel lên vùng da bị chàm khô, để khoảng 30 phút rồi rửa lại với nước ấm. Thực hiện đều đặn sẽ thấy cải thiện triệu chứng.
V. Hướng dẫn chăm sóc da khi bị chàm khô tróc vảy và cách phòng ngừa bệnh tái phát
Chàm khô có thể được cải thiện nhanh chóng cũng như hạn chế tái phát nếu người bệnh biết cách chăm sóc và phòng ngừa.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm:
Chàm khô là một thể bệnh phổ biến của chàm. Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được làm rõ và những triệu chứng bệnh tương đối khó phân biệt với những bệnh lý da liễu khác. Chàm khô tróc vảy dấu hiệu nhận biết được bệnh chàm đang trong giai đoạn mãn tính.
I. Bệnh chàm khô tróc vảy là gì?
Chàm khô (eczema) còn được gọi là bệnh á sừng là tình trạng viêm da mạn tính thường gặp do da quá khô, thiếu ẩm dẫn đến tình trạng bong tróc, nứt nẻ. Chàm khô thường hay xuất hiện tại da chân, da tay. Chàm khô tróc vảy thường tái phát theo mùa, nhất là mùa đông, khi tiết trời hanh khô.
Chàm khô là tình trạng viêm da mạn tính thường gặp do da quá khô, thiếu ẩm dẫn đến tình trạng bong tróc, nứt nẻ.
Dựa vào thời gian phát bệnh cũng như triệu chứng biểu hiện, có thể phân chàm khô thành ba giai đoạn:
- Giai đoạn cấp tính: Da xuất hiện hồng ban, phù nề, chảy dịch, đóng mài.
- Giai đoạn bán cấp: Da khô, nứt nẻ.
- Giai đoạn khô da: Da khô nặng, ngứa, nứt nẻ, trường hợp nặng có thể gây chảy máu.
Giống như những thể bệnh khác của chàm, triệu chứng của chàm khô có nhiều điểm tương tự, đều là: da nổi hồng ban, mụn nước, bong tróc, đóng vảy, sừng hóa. Tuy nhiên, biểu hiện của bệnh ở mỗi giai đoạn phát triển lại có những điểm đặc trưng riêng biệt.
Ngứa, nổi phù
Trên bề mặt da xuất hiện mảng da hồng, tấy đỏ, hơi phù nề, ranh giới không rõ ràng, trên bề mặt có lớp mụn trắng li ti, kèm theo cảm giác ngứa. Ngứa nhiều khiến bệnh nhân gãi, vùng da bị gãi sẽ nổi phù, dễ bị tổn thương.
Da nổi mụn nước
Những mụn trắng nhỏ li ti bắt đầu lớn dần lên, hình thành mụn nước. Các mụn nước có thể tự vỡ hoặc vỡ do yếu tố tác động bên ngoài (chủ yếu là do gãi, nặn). Sau khoảng 2 – 3 ngày vỡ, chúng sẽ tạo thành những mảng chàm lớn, gây bội nhiễm.
Bong tróc da
Chất dịch sau khi chảy ra hết sẽ bắt đầu khô lại, đóng vảy, bong tróc, nứt nẻ, thậm chí gây chảy máu. Tại cùng da bị bong tróc, lớp da non mới mỏng hơn, nhẵn hơn sẽ thành thành. Lớp da mới, da cũ đóng vảy xen lẫn nhau khiến bề mặt da trở nên xù xì, thô ráp. Vào giai đoạn này, nếu như nổi mụn nước không nổi lên thì tình trạng chàm khô tróc vảy sẽ nhanh chóng phục hồi, ít để lại sẹo hơn so với chàm bội nhiễm.
Phân biệt chàm khô và chàm ướt:
Một thể chàm khác, tên gọi có tính chất trái ngược với chàm khô đó là chàm ướt.
- Những mụn nước trong chàm ướt thường chứa dịch hoặc mủ. Chúng rất dễ bị vỡ, đặt biệt là khi gãi mạnh, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu. Lớp vảy sần thường kèm theo mủ nước.
- Trong khi đó, chàm khô thường phát triển theo giai đoạn, mỗi giai đoạn đều gây khô ngứa, khó chịu. Đến giai đoạn cuối cùng, lớp da sẽ bong tróc, nứt nẻ thành mảng.
Hiện nay, các nhà khoa học chưa tìm ra được nguyên nhân gây bệnh chàm khô, chỉ biết được rằng, bệnh có liên quan mật thiết đến những yếu tố sau:
Do cơ địa
- Gia đình bệnh nhân có người bị chàm tăng nguy cơ bị chàm khô.
- Cơ địa bệnh nhân nhạy cảm, dễ bị dị ứng với một số chất gây dị ứng.
- Do rối loạn nội tiết và hoạt động của hệ cơ quan bên trong cơ thể như: hệ thần kinh, hệ bài tiết, hệ tiêu hóa…
- Người có tiền sử mắc bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm đại tràng, hen suyễn, viêm gan B… có nguy cơ bị chàm khô tróc vảy cao hơn người bình thường.
- Do ảnh hưởng của thuốc chữa bệnh: thuốc tê, chlorocit, sunfamid, penicillin, streptomycin.
- Do ảnh hưởng của hóa chất do nghề nghiệp hay thói quen sinh hoạt: thuốc nhuộm, xi măng, nguyên liệu làm cao su, lưu huỳnh, cao su, dầu mỡ, than đá, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm tóc, phấn sáp, kem bôi mặt, các dung dịch có tính kiềm hay axit mạnh…
- Các sản phẩm vị sinh có cơ chế dị ứng: nấm, vi khuẩn siêu vi… khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ bị chàm khô.
- Các yếu tố vật lý: Ánh sáng mạnh, độ ẩm thấp, da thường xuyên cọ xát với vật dụng khác khiến cho bề mặt da thiếu ẩm đều sẽ tăng nguy cơ bị chàm khô tróc vảy.
- Vệ sinh cá nhân kém cũng là một trong những yếu tố tác động đến da, tăng nguy cơ bị chàm khô tróc vảy.
- Thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn nhiều đồ cay nóng.
Bệnh chàm khô có thể điều trị dứt điểm hay không còn phụ thuộc nhiều vào sự kiên trì của bệnh nhân. Quan trọng hơn hết vẫn là tìm ra căn nguyên gây bệnh, từ đó có biện pháp cách nhằm kiềm hãm nguồn cơn gây bệnh, kế đến mới là dùng các loại thuốc bôi, thuốc uống hay những biện pháp khác để cải thiện tình trạng thương tổn trên da.
Thuốc tây điều trị chàm khô tróc vảy
Căn cứ vào các giai đoạn tiến triển của chàm khô, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thuốc điều trị phù hợp.
Thuốc bôi tại chỗ là giải pháp không thể thiếu trong việc điều trị chàm khô tróc vảy.
Trong toa thuốc bệnh nhân bị chàm khô bao giờ cũng có thuốc bôi. Thuốc điều trị tại chỗ, giúp kháng viêm, giảm đau, ngứa rát, ngăn tình trạng nhiễm khuẩn, kìm hãm sự lây lan của bệnh.
- Đối với chàm khô giai đoạn cấp: Lúc này, bạn chỉ cần bôi một số dung dịch có tính sát khuẩn, sát trùng nhẹ như Eosin 2%, Milian.
- Đối với chàm khô giai đoạn bán cấp: Lúc này, da đã khô, có biểu hiện nứt nẻ. Thuốc được chỉ định phù hợp là kem chứa corticoid như Ellome, Eumovat. Lưu ý, chỉ định thuốc trên trong thời gian ngắn (7 – 10 ngày), không dùng quá thời hạn quy định.
- Đối với giai đoạn khô da: Da thiếu ẩm nghiêm trọng. Người bệnh sẽ được chỉ định thuốc làm mềm, chống khô da như Ellgy, Softyna.
- Thuốn an thần và chống ngứa: gồm hismanal, histalong, chlopheniramin, trexyl allerry, astelong, dimerdrol, peritol.
- Thuốc giải mẫn cảm, vitamin C liều cao có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống chọi được dị nguyên gây chàm khô.
Điều trị chàm khô tróc vảy bằng biện pháp dân gian
Chàm khô là bệnh ngoài da, vì thế việc khắc phục triệu chứng cũng đơn giản hơn nhiều. Do đó, nhiều người có xu hướng chọn cho mình những bài thuốc dân gian.
Chữa bệnh chàm khô bằng dầu dừa:
Trong thành phần của dầu dừa có chứa nhiều acid caprylic, acid lauric, vitamin E, K cùng một số chất có tính chất kháng khuẩn, kháng viêm, cung cấp dưỡng chất tái tạo da. Ngoài ra, chất antimicrobial, antioxidant, anti-fungal và antibacterial có công dụng giảm nhanh ngứa ngáy,viêm nhiễm do chàm khô. Dùng dầu dừa trị chàm được thực hiện như sau: bôi dầu dừa lên vùng da bị chàm sau khi tắm, để khoảng 20 phút thì rửa sạch bằng nước.
Chữa chàm khô bằng khoai tây:
Khoa tây chứa nhiều chất có tác dụng diệt khuẩn, dưỡng ẩm cho da, làm mềm da. Dùng nước ép khoai tây bôi lên vùng da bị chàm sẽ làm giảm sưng tấy, dịu làn da, cải thiện tình trạng viêm.
Chữa chàm khô bằng lá trầu không
Từ lâu, Đông y đã dùng lá trầu không để đặc trị một số bệnh về da như: vảy nến, viêm da cơ địa, chàm. Các cứ liệu của y học hiện đại cũng cho thấy, trong 100 gam lá trầu không có đến 2,5% tinh dầu. Lượng tinh dầu này chứa nhiều chất chống oxy khoáng, kháng khuẩn, kháng viêm, ức chế hoạt động của các loại khuẩn gây hại, cải thiện tình trạng viêm da. Ngoài ra, hàm lượng vitamin và chất tanin có trong lá trầu không cũng rất hữu ích trong việc phục hồi, tái tạo vùng da bị tổn thương do chàm.
Người bệnh chàm khô có thể dùng nước ép lá trầu không bôi lên vùng da chàm hoặc sao nóng lá, đắp lên vùng da bị chàm cũng mang lại hiệu quả tương tự.
Chữa chàm khô bằng nha đam:
Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong lô hội (nha đam) có chứa hàm lượng lớn các chất có công dụng kháng khuẩn, chống viêm da như Aloni, Prostanoid, alcohol. Khi tiếp xúc với da chàm khô, các tinh chất trên sẽ ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại. Ngoài ra, lô hội có chứa nhiều vitamin E giúp cung cấp độ ẩm, làm sáng và mềm da, chống khô da, da bong tróc.
Bôi trực tiếp nha đam hoặc nha đam đã được tinh chế thành gel lên vùng da bị chàm khô, để khoảng 30 phút rồi rửa lại với nước ấm. Thực hiện đều đặn sẽ thấy cải thiện triệu chứng.
V. Hướng dẫn chăm sóc da khi bị chàm khô tróc vảy và cách phòng ngừa bệnh tái phát
Chàm khô có thể được cải thiện nhanh chóng cũng như hạn chế tái phát nếu người bệnh biết cách chăm sóc và phòng ngừa.
- Hạn chế tắm bằng nước nóng với xà phòng có tính chất tẩy mạnh. Thay vào đó, bên dùng sản phẩm dịu nhẹ, ít kích ứng cho da như Saforell, phytogel, cetaphil lotion..
- Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa như bột giặt, nước rửa chén… Khi tiếp xúc, nên mang theo găng tay để bảo vệ da.
- Tránh những thực phẩm nghi ngờ hoặc đã xác định gây dị ứng.
- Hạn chế gãi khi bị chàm. Người bệnh có thể dùng thuốc kháng histamin để giảm ngứa cho cơ thể.
- Thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm để lấy lại độ ẩm cho da, cải thiện tình trạng da khô, bong tróc vảy do chàm. Nên chọn sản phẩm dưỡng ẩm có thành phần dầu cao. Đối với người có da nhạy cảm, có thể dùng kem dưỡng ẩm dạng mỡ bôi lên da trước khi đi ngủ.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm:
- Người bị chàm khô kiêng ăn gì, nên ăn gì để nhanh lành bệnh?
- Mẹo trị chàm khô bằng dầu dừa có thể bạn chưa biết
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,556
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,103
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,514