Da liễu –
Vẩy nến là một bệnh rất phổ biến, nhưng nếu biết được 10 nguyên nhân gây bệnh vẩy nến dưới đây thì bất cứ ai cũng có thể phòng tránh căn bệnh về da này.
Theo thống kê của các bác sỹ tại bệnh viện da liễu Đà Nẵng, cứ 10 bệnh nhân bị vẩy nến được hỏi thì có 7 người cho biết bản thân cảm thấy rất khó chịu về bệnh và ngại tiếp xúc với người khác. Mặc dù đây là một căn bệnh xuất phát do sự rối loạn trong quá trình sản sinh tế bào, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng khi mắc bệnh, trên da sẽ xuất hiện những mảng khô, sần sùi, bong tróc khiến sự tự tin trong giao tiếp hằng ngày của người bệnh bị cản trở rất nhiều.
Gọi là vẩy nến vì lớp da sần sùi đó có thể cạo ra như sáp nến, vẩy nến có thê tồn tại thành từng giọt hoặc lan khắp cơ thể như một lớp “áo giáp” xấu xí. Căn bệnh này khó điều trị nhưng dễ tái phát, vì vậy, việc nhận biết được các nguyên nhân chính gây ra bệnh để chủ động phòng tránh là vô cùng cần thiết. Bệnh lâu ngày không được phát hiện sẽ khiến cho các triệu chứng của vẩy nến trở thành những biến chứng như: đục móng tay, mủn móng tay, viêm khớp, thoái hóa khớp, co quắp khớp, biến dạng khớp…
Vẩy nến là một bệnh có thể xảy ra với bất cứ ai, vì vậy biết được nguyên nhân gây bệnh là một việc vô cùng cần thiết.
I. Các nguyên nhân gây bệnh vẩy nến phổ biến
Trải qua quá trình nghiên cứu, theo dõi và điều trị bệnh vẩy nến, y học hiện đại đã có thể tìm ra các phương pháp chữa trị bệnh vẩy nến, đồng thời xác định được 10 nguyên nhân chính gây nên bệnh, cụ thể là: di truyền, nhiễm khuẩn, thuốc Tây, tổn thương trên da, rối loạn hệ miễn dịch, căng thẳng, chất kích thích, ô nhiễm môi trường, thời tiết, ánh sáng mặt trời.
Có 10 nguyên nhân gây bệnh vẩy nến thường gặp, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh nếu nắm rõ được các nguyên nhân gây bệnh này.
Tuy nhiên, chúng ta có thể an tâm vì bệnh vẩy nến không lây lan, nghĩa là những người xung quanh mắc bệnh cũng sẽ không có cách nào lây bệnh sang cho bạn, nếu bạn không mắc phải những nguyên nhân gây bệnh trên.
II. Cách phòng ngừa bệnh vẩy nến và xử lý khi bị bệnh
#Phòng ngừa bệnh vẩy nến
Bệnh vẩy nến có thể được phòng ngừa bởi các cách đơn giản, bất cứ ai cũng có thể thực hiện được trong cuộc sống hằng ngày. Phòng ngừa bệnh, nghĩa là ngăn chặn các nguyên nhân gây bệnh vẩy nến, cụ thể như sau:
Bên cạnh việc nắm bắt nguyên nhân, các biện pháp phòng ngừa cũng rất cần thiết trong việc gìn giữ sức khỏe cho gia đình bạn.
#Cách xử lý khi bị bệnh vẩy nến
Khi bị vẩy nến, người bệnh có thể xử lý bệnh bằng các biện pháp sau đây, nhằm hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả:
Khi bị vẩy nến, người bệnh cần lưu ý áp dụng các phương pháp xử lý, đẻ việc điều trị bệnh của bác sỹ diễn ra tốt hơn.
Như vậy, việc nhận biết được các nguyên nhân gây bệnh vẩy nến là một điều rất cần thiết trong hành trình giữ gìn sức khỏe cho bản thân và gia đình. Hạn chế các nguyên nhân gây bệnh và theo sát tình trạng của da, nếu thấy có điều gì bất thường, bạn phải đến gặp bác sỹ để được chẩn đoán và sớm điều trị. Một sức khỏe tốt, không bệnh tật sẽ không là một điều quá xa vời nếu chúng ta biết cách phòng bệnh.
Có thể bạn quan tâm: Những thực phẩm nên kiêng ăn khi bị vẩy nến
Vẩy nến là một bệnh rất phổ biến, nhưng nếu biết được 10 nguyên nhân gây bệnh vẩy nến dưới đây thì bất cứ ai cũng có thể phòng tránh căn bệnh về da này.
Theo thống kê của các bác sỹ tại bệnh viện da liễu Đà Nẵng, cứ 10 bệnh nhân bị vẩy nến được hỏi thì có 7 người cho biết bản thân cảm thấy rất khó chịu về bệnh và ngại tiếp xúc với người khác. Mặc dù đây là một căn bệnh xuất phát do sự rối loạn trong quá trình sản sinh tế bào, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng khi mắc bệnh, trên da sẽ xuất hiện những mảng khô, sần sùi, bong tróc khiến sự tự tin trong giao tiếp hằng ngày của người bệnh bị cản trở rất nhiều.
Gọi là vẩy nến vì lớp da sần sùi đó có thể cạo ra như sáp nến, vẩy nến có thê tồn tại thành từng giọt hoặc lan khắp cơ thể như một lớp “áo giáp” xấu xí. Căn bệnh này khó điều trị nhưng dễ tái phát, vì vậy, việc nhận biết được các nguyên nhân chính gây ra bệnh để chủ động phòng tránh là vô cùng cần thiết. Bệnh lâu ngày không được phát hiện sẽ khiến cho các triệu chứng của vẩy nến trở thành những biến chứng như: đục móng tay, mủn móng tay, viêm khớp, thoái hóa khớp, co quắp khớp, biến dạng khớp…
Vẩy nến là một bệnh có thể xảy ra với bất cứ ai, vì vậy biết được nguyên nhân gây bệnh là một việc vô cùng cần thiết.
I. Các nguyên nhân gây bệnh vẩy nến phổ biến
Trải qua quá trình nghiên cứu, theo dõi và điều trị bệnh vẩy nến, y học hiện đại đã có thể tìm ra các phương pháp chữa trị bệnh vẩy nến, đồng thời xác định được 10 nguyên nhân chính gây nên bệnh, cụ thể là: di truyền, nhiễm khuẩn, thuốc Tây, tổn thương trên da, rối loạn hệ miễn dịch, căng thẳng, chất kích thích, ô nhiễm môi trường, thời tiết, ánh sáng mặt trời.
- Di truyền: Thông thường, các bệnh liên quan về da sẽ có yếu tố di truyền, bởi mỗi người đều có cơ địa khác nhau, và những người trong gia đình thì sẽ có cơ địa tương đồng hơn người ngoài. Nhiều cuộc khảo sát uy tín đã cho thấy, gần 40% nguyên nhân gây bệnh vẩy nến là do di truyền từ thế hệ này cho thế hệ sau (con, cháu).
- Nhiễm khuẩn: Việc không bảo vệ làn da khỏi những tác nhân gây hại, lâu dần sẽ lưu chứa vi khuẩn dưới da. Khi gặp điều kiện thuận lợi, các vi khuẩn này sẽ phát triển mạnh, gây rối loạn dưới da. Bên cạnh đó, tiếp xúc nhiều với các hóa chất tẩy rửa mạnh cũng sẽ khiến da bị tổn thương, nhiễm khuẩn gây ra vẩy nến.
- Lạm dụng thuốc Tây: Nhiều người có một thói quen rất nguy hiểm, đó là tự ý mua thuốc uống. Điều này sẽ dẫn đến nhiều hậu quả, bởi thuốc Tây phải được sử dụng đúng, đủ mới phát huy được tác dụng, bằng không sẽ gây phản ứng ngược như kháng thuốc, sốc thuốc, tác dụng phụ. Đặc biệt, có loại thuốc Tây nếu lạm dụng sẽ có hại cho sức khỏe, điển hình như chất Corticoid, thuốc trị cao huyết áo loại Beta blocker v.v…và được xem là nguyên nhân gây ra bệnh vẩy nến nếu sử dụng quá liều.
- Các tổn thương trên da: Cơ chế gây ra bệnh vẩy nến là sư rối loạn trong quá trình sản sinh tế bào mới, khiến các tế bào chồng chất lên nhau, bong tróc ra. Vì vậy mà những tổn thương ở vùng thượng bì sẽ tác động không nhỏ đến quá trình này, thúc đẩy sự rối loạn và là một nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh vẩy nến.
- Suy giảm hệ miễn dịch: 80% các bệnh về da đều có nguyên nhân gián tiếp là sự suy giảm của hệ miễn dịch. Vì vậy, những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ em, phụ nữ đang mang thai, phụ nữ sau sinh, người cao tuổi, người bị mắc các bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch như HIV/AIDS, viêm gan siêu vi B v.v…sẽ trở thành đối tượng “tiêu biểu” cho bệnh vẩy nến.
- Do căng thẳng: Hệ thần kinh luôn đóng vai trò tối quan trọng trong cơ thể, do vậy, những căng thẳng, stress tác động đáng kể đến quá trình sản sinh tế bào mới ở lớp hạ bì, gây rối loạn và thúc đẩy bệnh vẩy nến hình thành. Căng thẳng không chỉ khiến vẩy nến hình thành mà còn khiến tình trạng bệnh tiến triển xấu hơn.
- Sử dụng chất kích thích: Các chất gây hưng phấn hệ thần kinh như rượu, bia, thuốc lá, cà phê v.v…nếu bị lạm dụng sẽ dẫn đến tình trạng bệnh vẩy nến diễn tiến xấu hơn. Tuy nhiên, nguyên nhân này đang được các bác sỹ nghiên cứu, vì chưa có con số cụ thể nào chứng minh việc người hay sử dụng các chất kích thích sẽ có nguy cơ mắc bệnh vẩy nến cao hơn những người khác.
- Môi trường bị ô nhiễm: Những người phải làm việc lâu ngày trong môi trường bị ô nhiễm, cụ thể như sử dụng nguồn nước bẩn, đất bẩn hoặc không khí bị ô nhiễm nặng sẽ khiến các bệnh về hô hấp, đường ruột và da kéo đến, đặc biệt có thể mắc bệnh vẩy nến.
- Thời tiết khô hanh: Da là cơ quan bên ngoài, vì vậy mà điều kiện thời tiết có ảnh hưởng không nhỏ đến sự yếu hay khỏe mạnh của làn da. Đối với bệnh vẩy nến, thời tiết khô và lạnh sẽ khiến cho bệnh có cơ hội khởi phát và lây lan nhanh hơn. Khi đã mắc bệnh lâu thì các đốm vẩy nến sẽ bị bong tróc ra nhiều hơn. Vì vậy, thời tiết thuận lợi cho điều trị vẩy nến là nóng ẩm.
- Ánh sáng mặt trời: Ít ai ngờ, ánh sáng mặt trời lại là nguyên nhân bệnh vẩy nến, bởi nó được xem là không thể thiếu trong việc nuôi dưỡng sức khỏe làn da của con người, nhưng trong thứ ánh sáng ấy lại cũng có chứa các tia gây hại cho da như tia tử ngoại, tia cực tím…Tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời trong khoảng từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều sẽ khiến da yếu đi, tăng nguy cơ ung thư da và bệnh vẩy nến.
Có 10 nguyên nhân gây bệnh vẩy nến thường gặp, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh nếu nắm rõ được các nguyên nhân gây bệnh này.
Tuy nhiên, chúng ta có thể an tâm vì bệnh vẩy nến không lây lan, nghĩa là những người xung quanh mắc bệnh cũng sẽ không có cách nào lây bệnh sang cho bạn, nếu bạn không mắc phải những nguyên nhân gây bệnh trên.
II. Cách phòng ngừa bệnh vẩy nến và xử lý khi bị bệnh
#Phòng ngừa bệnh vẩy nến
Bệnh vẩy nến có thể được phòng ngừa bởi các cách đơn giản, bất cứ ai cũng có thể thực hiện được trong cuộc sống hằng ngày. Phòng ngừa bệnh, nghĩa là ngăn chặn các nguyên nhân gây bệnh vẩy nến, cụ thể như sau:
- Tránh để cơ thể rơi vào tình trạng stress, lo âu kéo dài. Vấn đề về tâm lý này sẽ không chỉ gây ra vẩy nến mà còn khiến cơ thể yếu đi trông thấy, khó dung nạp các loại thuốc điều trị liều mạnh.
- Một lối sinh hoạt lành mạnh, hạn chế tối đa các chất kích thích sẽ ngăn chặn sự hinh thành của vẩy nến ngay từ những ngày manh nha.
- Lưu ý giữ sạch môi trường sống, thường xuyên lau dọn nhà cửa, đây là một điều cần phải làm để phòng ngừa bệnh vẩy nến hiệu quả.
- Bôi kem chống nắng khi đi ra đường, ngay cả những khi trời không nắng gắt thì vẫn tồn tại các tia gây hại cho da. Ngay cả khi quan sát không thấy có nắng thì bạn vẫn phải che chắn khi ra đường trong khoảng từ 10 giờ đến 5 giờ chiều.
- Uống nhiều nước và bôi kem dưỡng da để da luôn được cung cấp đầy đủ độ ẩm, ngăn ngừa tình trạng bong tróc trên da.
Bên cạnh việc nắm bắt nguyên nhân, các biện pháp phòng ngừa cũng rất cần thiết trong việc gìn giữ sức khỏe cho gia đình bạn.
#Cách xử lý khi bị bệnh vẩy nến
Khi bị vẩy nến, người bệnh có thể xử lý bệnh bằng các biện pháp sau đây, nhằm hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả:
- Điều trị tại chỗ bằng việc bôi thuốc. Các thuốc bôi được bác sỹ khuyên dùng bao gồm: thuốc mỡ Salicylé (tác dụng bong vảy), mỡ Corticoid (chống viêm), thuốc mỡ có vitamin A acid (có công dụng làm mềm lớp sừng). Tuy nhiên, trước khi bôi cần hỏi ý kiến bác sỹ về liều lượng sử dụng, tránh trường hợp gây ra tác dụng phụ.
- Điều trị toàn thân: Người bệnh có thể uống các loại thuốc như vitamin A, Methotrexate, Cyclosporin…trong sự thận trọng, không lạm dụng.
- Trị liệu bằng ánh sáng (Phototheraphy) hoặc phương pháp sinh học (Biotheraphy).
- Hỗ trợ điều trị bằng cách tăng sức đề kháng của cơ thể, ăn nhiều rau xanh kết hợp với uống nhiều nước, luyện tập thể dục đều đặn.
Khi bị vẩy nến, người bệnh cần lưu ý áp dụng các phương pháp xử lý, đẻ việc điều trị bệnh của bác sỹ diễn ra tốt hơn.
Như vậy, việc nhận biết được các nguyên nhân gây bệnh vẩy nến là một điều rất cần thiết trong hành trình giữ gìn sức khỏe cho bản thân và gia đình. Hạn chế các nguyên nhân gây bệnh và theo sát tình trạng của da, nếu thấy có điều gì bất thường, bạn phải đến gặp bác sỹ để được chẩn đoán và sớm điều trị. Một sức khỏe tốt, không bệnh tật sẽ không là một điều quá xa vời nếu chúng ta biết cách phòng bệnh.
Chịu trách nhiệm nội dung: Thư Nguyễn.
Có thể bạn quan tâm: Những thực phẩm nên kiêng ăn khi bị vẩy nến
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,563
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,113
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,524