Da liễu: Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em, trẻ sơ sinh: Nhận biết & điều trị


dungcpc1

Active Member
2,594
3
38
Xu
1,157
Da liễu –

Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em và trẻ sơ sinh là một bệnh thường gặp, theo khảo sát cho thấy có 40% đến 50% trẻ em mắc phải bệnh này. Tuy rằng đây là căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng cũng gây phiền toái không ít cho các bậc phụ huynh.



Cách nhận biết và điều trị bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em và trẻ sơ sinh



Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ có một số biểu hiện dễ nhận biết bằng mắt thường như có các đám đỏ trên da gây ngứa, xuất hiện nhiều mụn nông, rất dễ vỡ và đóng vảy,…Viêm da cơ địa khiến làn bé trở nên sần sùi, mẩn đỏ, dày lên, điều này ảnh hưởng lớn về mặt thẩm mỹ, nếu viêm nhiễm xuất hiện ở dây thần kinh, mắt và mặt thì sẽ rất nguy hiểm.

Để biết thêm về bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em và trẻ sơ sinh, cũng như cách nhận biết và điều trị như thế nào thì mời các ông bố bà mẹ xem bài dưới đây nhé.

Nội dung bài viết bao gồm:

  • Cách nhận biết bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em và trẻ sơ sinh
  • Một số hình ảnh về viêm da cơ địa ở trẻ em
  • Nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa ở trẻ em
  • Điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em và trẻ sơ sinh
  • Cách phòng ngừa chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa
Cách nhận biết bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Viêm da cơ địa ở trẻ em và trẻ sơ sinh có thể co nhiều biểu hiện khác nhau, ở mỗi dạng bệnh lý cũng như thể trạng mỗi bé mà biểu hiện của bệnh có thể khác nhau.

Một số dấu hiệu thường thấy ở viêm da cơ địa trẻ em và trẻ sơ sinh là:

  • Khi bé bị viêm da do dị ứng thì sẽ xuất hiện nhiều mụn mủ, gây đau, có thể bị loét ở vị trí tổn thương hoặc lan ra các vùng da lân cận.
  • Ở giai đoạn đầu của bệnh, da bé sẽ xuất hiện khá nhiều mụn nước, viêm đỏ, phù nề. Các mụn nước này rất dễ vỡ, nếu vỡ sẽ chảy nước gây ngứa ngáy, khó chịu. Sau đó là da sẽ có hiện tượng khô và bong tróc, lúc này các nốt mụn ít hơn nhưng vẫn có tình trạng ngứa kéo dài.
  • Các dấu hiệu viêm da cơ địa ở trẻ em và trẻ sơ sinh nếu không được điều trị tốt, vệ sinh sạch sẽ thì rất dễ dẫn đến nhiễm trùng, gây viêm nặng hơn và có thể gây ra tình trạng bội nhiễm. Viêm da bội nhiễm rất nguy hiểm, sẽ xuất hiện nhiều mủ, lở loét, đau rát,…
Mức độ viêm nhiễm càng trở nặng thì càng khó chữa trị và có thể để lại di chứng nặng nề, đặc biệt là vùng viêm nhiễm ở mặt, đầu, cổ,…vì đây là phần tập trung rất nhiều dây thần kinh, nhiều mạch máu. Viêm da ở vùng này, khi bị nhiễm trùng có thể gây tắc tĩnh mạch não, tổn thương hệ thần kinh, mạch máu và khó có thể phục hồi lại.

Một số hình ảnh về viêm da cơ địa ở trẻ em

Dưới đây là một vài hình ảnh về bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em mà bố mẹ có thể tham khảo:



Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh




Hình ảnh bệnh viêm da cơ địa bộc phát ở lưng trẻ




Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc bệnh viêm da cơ địa




Hình ảnh bệnh chuyển biến nặng lan ra cả khuôn mặt của bé



Nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa ở trẻ em

Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Do di truyền: Bệnh viêm da cơ địa là một bệnh mang tính chất di truyền khá cao, nếu trong gia đình có ông bà, bố mẹ hoặc bất cứ ai mắc bệnh này thì dù đã được chữa trị dứt điểm hay chưa thì khả năng trẻ em trong gia đình mắc bệnh này là khá cao.
  • Do bé có các bệnh liên quan: Một số bệnh là nguyên nhân của viêm da cơ địa như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, bệnh về gan, nóng gan, tổn thương gan làm gan không thể thực hiện được chức năng giải độc cơ thể.
  • Do dị ứng: Là khi bé tiếp xúc với đồ vật gây ngứa như đồ hồ, mỹ phẩm, các loại trang sức phu kiện của người lớn. Do thể trạng bé dị ứng với một số chất như các chất có trong thức ăn lạ, gà, hải sản, sữa, đậu tương, bột mỳ,…hoặc do bé dị ứng với không khí, các chất bẩn, chất thải công nghiệp hay sinh hoạt.
  • Do sức đề kháng của bé kém nên không thể chống lại các nguyên nhân gây bệnh bên ngoài.
  • Do bé không có đủ lượng nước mỗi ngày, việc uống không đủ nước sẽ khiến các cơ quan trong cơ thể không thể hoạt động bình thường, gan thận không thể bài trừ độc tố hiệu quả. Nếu bé không uống đủ nước, quá trình thải độc của cơ thể bị hạn chế, độc tố tích tụ dần trong cơ thể gây nên bệnh viêm da cơ địa và một số bệnh khác.
  • Do bé ăn nhiều thực phẩm cay nóng, hoặc mẹ ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu, mù tạt, thức ăn nhiều dầu mỡ dẫn đến chất lượng sữa cho bé không ổn định mang mầm bệnh từ mẹ truyền sang bé sơ sinh.
  • Do làn da bé không được vệ sinh sạch sẽ, gây nên viêm nhiễm trên da cũng là nguyên nhân khởi phát của bệnh viêm da cơ địa.
Điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Khi xác định để điều trị bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em và trẻ sơ sinh thì c phụ huynh cần tiến hành ngay cách điều trị bệnh nhanh chóng. Do làn da trẻ khá nhạy cảm, nên cần phải có những biện pháp chữa trị dành riêng cho trẻ như sau:

#1.Cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ bằng mẹo dân gian

Có thể áp dụng một số cây thuốc, thảo dược từ thiên nhiên để chữa viêm da cơ địa cho trẻ em và trẻ sơ sinh. Các cách này làm giảm các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa một cách an toàn, tự nhiên, ít tác dụng phụ nên được nhiều mẹ lựa chọn để chữa trị cho con mình.

# Chữa viêm da cơ địa cho trẻ em và trẻ sơ sinh bằng lá khế

Lá khế theo y học cổ truyền là một vị thuốc lành tính, vị chua, chát dùng để giải nhiệt rất tốt. Lá khế thường được dùng như một vị thuốc chữa các bệnh ngoài da như dị ứng, nổi mề đay, mẩn ngứa, rôm sẩy,…Đây cũng là một vị thuốc chữa viêm da cơ địa rất hiệu quả lại an toàn, ít kích ứng lên làn da non nớt cửa trẻ.



Phụ huynh có thể chữa viêm da cơ địa cho trẻ bằng lá khế



Cách chữa viêm da cơ địa cho trẻ sơ sinh và trẻ em bằng lá khế như sau:

  • Cần chuẩn bị một nắm lá khế, đem đi đun sôi với một lượng nước vừa phải. Chờ nước nguội rồi dùng nước đó để chà rửa các vùng da bệnh hoặc có thể pha loãng với nước để tắm, dùng bã lá khế chà nhẹ lên vùng da bệnh.
  • Các thành phần hoạt chất có sẵn trong lá khế có thể làm sạch da, diệt khuẩn, chống ngứa lại dịu nhẹ làm bé cảm thấy dễ chịu hơn. Thực hiện cách này thường xuyên thì sẽ nhận thấy triệu chứng bệnh giảm đi nhanh chóng.
  • Đây là loại lá lành tính, rất dễ tìm được xung quanh nhà nên an toàn cho trẻ, không gây kích ứng da hay bào mòn làn da non nớt của trẻ.
  • Lưu ý khi trị viêm da cơ địa cho bé bằng lá khế, bố mẹ không nên tắm quá nhiều lần vì có thể làm sỉn màu da của bé.
# Chữa viêm da cơ địa cho trẻ em và trẻ sơ sinh bằng lá trầu không

Trầu không hay còn gọi là thược tương được trồng ở nhiều vùng của nước ta. Cho đến này đã có rất nhiều tài liệu nói về lá trầu không, có nhiều nghiên cứu cho thấy lá trầu không có khả năng kháng sinh rất mạnh đối với các loại vi khuẩn như trực trùng Coli, Tụ cầu.

Trong Đông y, lá trầu không được dùng như một loại thuốc có thể chữa được nhiều bệnh, do trầu không có tính ấm, vị cay nồng, mùi hắc, có tính chống viêm, sát trùng, trừ phong rất tốt. Bên cạnh đó bên trong lá trầu không có 2,5% là tinh dầu nên có thể ức chế vi khuẩn nấm có hại.



Tắm nước lá trầu không chữa viêm da cơ địa hiệu quả



Cách chữa viêm da cơ địa cho trẻ em bằng lá trầu không:

  • Cần chọn những lá trầu không, không quá già mang đi rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng 20 phút đến 30 phút. Việc này có thể loại bỏ vi khuẩn bám trên lá trầu không.
  • Sau đó các mẹ cần rửa sạch làn da của bé, đặc biệt ở những chỗ da bị bệnh cần vệ sinh kỹ hơn, sau đó dùng vài lá trầu không, đã rửa sạch, vò nát rồi sau đó đặt lên vùng da bị bệnh của bé, giữ yên trong khoảng 15 phút thì rửa sạch lại với nước.
  • Ngoài ra bạn có thể cho bé tắm nước lá trầu không để chữa bệnh viêm da cơ địa. Trong cách này, các ông bố bà mẹ có thể dùng lá trầu không khô hay tươi đều được. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao nhất, nên dùng lá trầu không phơi khô. Cũng tương tự như trên, cách này cũng dùng 5 đến 7 lá trầu không, sau đó cho vào nước đun sôi kỹ, có thể cho thêm ít muối, rồi dùng dung dịch đó pha loãng với nước cho bé tắm.
  • Còn nếu trường hợp tắm bé bằng lá trầu không tươi thì các phụ huynh cũng có thể rửa sạch lá, ngâm nước muối loãng 20 phút đến 30 phút, sau đó mang lá đi thái nhỏ sau đó cho vào nồi đun sôi, đun nhỏ lửa trong 5 phút để các tinh chất trong lá trầu tiết ra hết. Sau đó lọc lấy nước cốt, lại pha loãng với nước sạch và tắm cho bé có thể giảm ngứa và điều trị bệnh rất hiệu quả.
Trên đây là hai loại lá quen thuộc và an toàn mà các mẹ có thể dùng để hỗ trợ chữa trị bệnh viêm da cơ địa cho trẻ em và trẻ sơ sinh. Các cách này tương đối hữu dụng đối với các bé mới có biểu hiện của bệnh, còn những trường hợp đã phát nặng, hoặc bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính thì lá trầu không hay lá khế chỉ có thể làm giảm các triệu chứng. Các trường hợp bệnh trở nặng thì tốt nhất là nên nhờ sự can thiệp của các biện pháp y tế hiện đại.

Còn nhiều: Cách chữa viêm da cơ địa hiệu quả, không lo tái phát.

#2. Dùng thuốc chữa viêm da cơ địa ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Y học hiện đại phát triển, có các biên pháp nhằm kiểm soát các triệu chứng, tránh việc trẻ gãi ngứa dẫn đến nhiều nguy cơ nhiễm trùng. Việc điều trị bằng thuốc giúp tránh được việc bệnh lây lan từ vùng da này sang vùng da khác và thuận tiện nhiều cho việc chăm sóc bé cũng như cuộc sống hàng ngày của cha mẹ.



Một số loại thuốc phổ biến dùng để chữa viêm da cơ địa ở trẻ em



Một số loại thuốc phổ biến chữa trị viêm da cơ địa cho bé:

# Thuốc bôi dạng mỡ và dạng kem:

Có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm da, tránh sự khô da và làm tăng sự phục hồi của da. Thuốc kháng sinh hay thuốc kháng histamin đều có tác dụng giảm viêm và ngăn ngứa da rất tốt. Các loại thuốc thông dụng hiện nay là:

  • Có nhiều loại kem bôi ngoài da lành tính có thể vừa chữa được bệnh vừa làm dịu nhẹ làn da của bé như emollienst, có thể dùng bôi một ngày 2 lần.
  • Hoặc thuốc bôi dạng nước như eosin 2%, ngoài ra còn có vaseline, atopalm,…đều có thể dùng bôi cho bé, bôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất hay bác sỹ chuyên khoa.
Lưu ý, các ông bố bà mẹ nên thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm cho bé để giúp da bé luôn mềm mại, giảm các tình trạng của bệnh.

# Thuốc uống: Thuốc uống chỉ được chỉ định cho trẻ trong trường hợp bệnh nặng, thuốc sẽ có tác dụng chống tụ cầu và ngứa da, ngăn ngừa tình trạng viêm da bội nhiễm bộc phát. Một số loại thuốc như promethazin hydroclorid được bào chế dưới dạng siro để trẻ dễ uống. Tuy nhiên trước khi cho bé dùng thuốc thì nên tham khảo ý kiến bác sỹ hoặc dược sỹ chuyên khoa, để chắc chắn về tình trạng cũng như lứa tuổi của bé có thích hợp dùng thuốc hay chưa.

# Thuốc ức chế miễn dịch: là loại thuốc thường được kê đơn khi bệnh tình của trẻ đã chuyển sang nặng hơn. Thuốc này giúp ức chế miễn dịch làm chậm các triệu chứng viêm da cơ địa trở nên nghiêm trọng ở trẻ nhỏ.

Các chất ức chế miễn dịch có trong thuốc giúp làm giảm các chu kỳ ngứa của bệnh, đồng thời giúp da bé chống lại được nhiễm trùng, làm nhanh lành da và không để lạ sẹo.

Việc dùng thuốc trị viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ cần có sự chỉ định và giám sát ở trẻ nhỏ, tránh tự ý lạm dụng thuốc, nếu muốn dùng thuốc điều trị đạt hiệu quả cao nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sỹ.

Một phác đồ thông thường để chữa viêm da cơ địa bao gồm:

  • Thuốc chống khô da, dưỡng ẩm, chống ngứa.
  • Dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, chống nhiễm trùng.
  • Chống tụ cầu bằng thuốc kháng sinh qua đường uống hoặc đường bôi.
Tùy tình trạng từng bé, lứa tuổi, vì trí của bệnh mà các ông bố bà mẹ nên có những biện pháp điều trị khác nhau. Nên nhớ, phát hiện và điều trị bệnh cáng sớm thì khả năng bệnh bộc phát và lây lan sang các vùng da khác càng thấp.

Cách phòng ngừa, chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa

Theo thạc sỹ, bác sỹ Trần Thái Học chia sẻ về việc điều trị bệnh viêm da cơ địa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ các bậc phụ huynh cần lưu ý rất nhiều yếu tố. Bệnh viêm da cơ địa về lý thuyết thì không khó chữa, tuy nhiên bệnh rất dễ tái phát nếu không có cách phòng ngừa cũng như chăm sóc lâu dài.



Một vài lưu ý cần thiết khi chăm sóc bé bị bệnh viêm da cơ địa



Các ông bố bà mẹ khi có con mắc chứng viêm da cơ địa cần phải lưu ý một số điều sau:

  • Vệ sinh cho trẻ đúng cách, cần tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày, đặc biệt khi đối tượng bệnh là trẻ sơ sinh. Tránh tình trạng kiêng tắm cho bé theo quan niệm viêm da cơ địa thì phải kiêng nước, khiến da của trẻ bị nhiễm khuẩn, bẩn, gây ra tình tạng bệnh nặng hơn. Bước này là khá quan trọng trong việc điều trị bệnh.
  • Cần tránh các loại xà phòng thơm, không dùng thuốc tẩy hay nước xả vải để giặt quần áo cho trẻ, nên cho bé mặc quần áo mềm, mỏng, tránh các loại vải làm từ lông thú vì lúc này da trẻ khá nhạy cảm, rất dễ kích ứng, nổi mẩn.
  • Cho bé ăn đầy đủ dinh dưỡng, không nên vì hiểu sai lầm mà kiêng cho trẻ ăn thịt cá hay các thức ăn có mùi tanh. Bởi vì nếu trẻ không có biểu hiện dị ứng do thức ăn thì cha mẹ nên cho trẻ ăn bình thường, đầy đủ chất.
  • Tránh các hoạt động làm cho da trẻ bị trầy xước, hay cho trẻ tiếp xúc với môi trường đất cát, ô nhiễm, hóa chất độc hại.
  • Sử dụng thuốc theo đúng liệu trình điều trị, không tự ý dùng thêm liều hay bớt đi khi thấy thuốc có cong hiệu. Tới bệnh viện kiểm tra ngay khi có triệu chứng dị ứng với thuốc.
  • Giữ môi trường nơi ở của bé trong lành, sạch sẽ loại hoàn toàn cách tác nhân gây dị ứng và kích thích da của bé.
  • Đưa trẻ tới ngay bệnh viện khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào trên da, viêm nhiễm nặng sẽ làm rối loạn sinh hoạt của trẻ và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống sau này.
Trên đây chính là một số thông tin chính về bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em và trẻ sơ sinh mà bố mẹ có thể lưu ý và có cách phòng ngừa cũng như điều trị hợp lý. Chúc bé nhanh khỏi bệnh và gia đình nhiều sức khỏe.

Lâm Vũ Linh

Thông tin thêm: Cách chăm sóc bé bị viêm da cơ địa vào mùa đông


Nguồn: chuyenkhoadalieu.net​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl