Da liễu –
“Bệnh chàm tiếp xúc có lây hay không? Khi bị chàm tiếp xúc nên giải quyết như thế nào?” là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Độc giả tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn về bệnh cũng như được giải đáp các thắc mắc.
I. Bệnh chàm tiếp xúc là gì? Nhận diện bệnh qua biểu hiện cụ thể trên da
Chàm tiếp xúc là tình trạng da bị sưng, tấy đỏ, ngứa rát khi tiếp xúc với chất gây kích ứng hay dị ứng. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc nhiều vào loại chất tiếp xúc, thời gian tiếp xúc và cơ địa của mỗi người.
Chàm tiếp xúc có hai dạng: chàm tiếp xúc kích ứng và chàm tiếp xúc dị ứng.
Chàm tiếp xúc dị ứng:
Chàm tiếp xúc dị ứng là tình trạng da bị viêm có sự tham gia của yếu tố miễn dịch trong máu khi cơ thể tiếp xúc với chất dị ứng. Khi tiếp xúc với chất dị ứng, cơ thể sẽ phản ứng quá mức, tăng cường giải phóng kháng thể có tên là immunoglobulin E (IgE). Kháng thể này di chuyển đến tế bào, giải phóng ra histamin (chất gây viêm), hình thành phản ứng dị ứng. Người bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện sau:
Chàm tiếp xúc kích ứng là kết quả của quá trình tiếp xúc với các chất gây kích ứng da. Khác với chàm tiếp xúc dị ứng, chàm tiếp xúc kích ứng không liên quan đến phản ứng miễn dịch. Thay vào đó, chất kích ứng khiến cho bề mặt da bị viêm và tổn thương nhanh cho đến khi can thiệp bằng cách dùng thuốc uống hay thuốc bôi điều trị. Quan sát da thấy có triệu chứng sau:
II. Giải đáp: Bệnh chàm tiếp xúc có lây không?
Chàm tiếp xúc chỉ xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với chất kích ứng, dị ứng. Các chất gây kích ứng, dị ứng da vô cùng đa dạng, nhưng thường gặp nhất vẫn là: chất tẩy rửa, xi măng, xà bông, dung môi, các chất có tính kiềm mạnh hoặc tính axit mạnh…
Chàm tiếp xúc chỉ xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với chất kích ứng, dị ứng.
Vậy nên, có thể khẳng định bệnh chàm tiếp xúc không lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc, nói chuyện, nắm tay hay sống chung trong một nhà.
Tuy nhiên, giới nghiên cứu cho biết, chàm tiếp xúc lại dễ lây lan sang vùng da lành. Hơn nữa, việc điều trị dứt điểm chàm tiếp xúc rất khó trong khi bệnh lại dễ tái phát. Vậy nên, việc sớm trang bị cho mình kiến thức phòng tránh và điều trị bệnh là điều vô cùng cần thiết.
III. Cách điều trị bệnh chàm tiếp xúc
Một khi chàm tiếp xúc đã xuất hiện và phát triển, việc tiếp xúc với chất nước, chất tẩy rửa nhẹ đều có thể khiến da bị kích ứng, bệnh càng tồi tệ, nghiêm trọng hơn. Việc điều trị đúng cách không chỉ giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi cảm giác khó chịu, đau đớn, sớm lấy lại làn da mịn màng.
1. Tránh xa chất gây kích ứng, dị ứng
Nguyên tắc đầu tiên khi điều trị bệnh chàm tiếp xúc đó là tránh xa những chất gây kích ứng, dị ứng. Điều này không chỉ giúp tránh được những thương tổn mà còn phòng ngừa chàm tái phát.
Trong cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày, cần hạn chế tiếp xúc với nước, xà bông, xi- măng, dung môi, chất có tính kiềm hay tính axit… Nếu như yêu cầu công việc buộc phải tiếp xúc với yếu tố trên thường xuyên, cần trang bị găng tay, ủng, vật dụng cần thiết… để hạn chế tối đa tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.
2. Dùng thuốc điều trị chàm tiếp xúc
Một số thuốc được chỉ định cho người bị chàm tiếp xúc bao gồm:
Bên cạnh việc dùng thuốc điều tị, bệnh nhân bị chàm tiếp xúc cần có những biện pháp chăm sóc, bảo vệ da của mình để giảm đau, ngứa, phục hồi thương tổn và ngăn ngừa chàm tái phát. Một số biện pháp chăm sóc, bảo vệ da là:
Bạn đọc có thể tham khảo thêm:
“Bệnh chàm tiếp xúc có lây hay không? Khi bị chàm tiếp xúc nên giải quyết như thế nào?” là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Độc giả tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn về bệnh cũng như được giải đáp các thắc mắc.
I. Bệnh chàm tiếp xúc là gì? Nhận diện bệnh qua biểu hiện cụ thể trên da
Chàm tiếp xúc là tình trạng da bị sưng, tấy đỏ, ngứa rát khi tiếp xúc với chất gây kích ứng hay dị ứng. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc nhiều vào loại chất tiếp xúc, thời gian tiếp xúc và cơ địa của mỗi người.
Chàm tiếp xúc có hai dạng: chàm tiếp xúc kích ứng và chàm tiếp xúc dị ứng.
Chàm tiếp xúc dị ứng:
Chàm tiếp xúc dị ứng là tình trạng da bị viêm có sự tham gia của yếu tố miễn dịch trong máu khi cơ thể tiếp xúc với chất dị ứng. Khi tiếp xúc với chất dị ứng, cơ thể sẽ phản ứng quá mức, tăng cường giải phóng kháng thể có tên là immunoglobulin E (IgE). Kháng thể này di chuyển đến tế bào, giải phóng ra histamin (chất gây viêm), hình thành phản ứng dị ứng. Người bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện sau:
- Da khô, đỏ rộp, ngứa ngáy.
- Trên bề mặt da xuất hiện mụn nước, vỡ tự nhiên khi đạt kích thước phù hợp hoặc vỡ do gãi.
- Sau khi vỡ, chất rỉ dịch khô, da bắt đầu đóng vảy, lan sang vùng da lành.
- Da khô, bắt đầu rạn nứt.
- Nếu tiếp xúc với dị nguyên nhiều lần, da sẽ ngày càng đỏ, dày, có vảy, chuyển màu thâm, bầm theo thời gian.
Chàm tiếp xúc kích ứng là kết quả của quá trình tiếp xúc với các chất gây kích ứng da. Khác với chàm tiếp xúc dị ứng, chàm tiếp xúc kích ứng không liên quan đến phản ứng miễn dịch. Thay vào đó, chất kích ứng khiến cho bề mặt da bị viêm và tổn thương nhanh cho đến khi can thiệp bằng cách dùng thuốc uống hay thuốc bôi điều trị. Quan sát da thấy có triệu chứng sau:
- Vùng da bị kích ứng nhẹ: Da bắt đầu khô, nứt nẻ, đỏ da kèm theo cảm giác ngứa. Nếu tiếp xúc quá lâu, da trở nên cứng, khô, xuất hiện mụn nước, mụn nước vỡ ra tạo thành lớp vảy cứng.
- Vùng da bị kích ứng mạnh: Sau khi tiếp xúc, da có cảm giác châm chích, bỏng rát, xuất hiện mẩn đỏ, sưng, phồng rộp, hình thành vảy cứng.
II. Giải đáp: Bệnh chàm tiếp xúc có lây không?
Chàm tiếp xúc chỉ xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với chất kích ứng, dị ứng. Các chất gây kích ứng, dị ứng da vô cùng đa dạng, nhưng thường gặp nhất vẫn là: chất tẩy rửa, xi măng, xà bông, dung môi, các chất có tính kiềm mạnh hoặc tính axit mạnh…
Chàm tiếp xúc chỉ xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với chất kích ứng, dị ứng.
Vậy nên, có thể khẳng định bệnh chàm tiếp xúc không lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc, nói chuyện, nắm tay hay sống chung trong một nhà.
Tuy nhiên, giới nghiên cứu cho biết, chàm tiếp xúc lại dễ lây lan sang vùng da lành. Hơn nữa, việc điều trị dứt điểm chàm tiếp xúc rất khó trong khi bệnh lại dễ tái phát. Vậy nên, việc sớm trang bị cho mình kiến thức phòng tránh và điều trị bệnh là điều vô cùng cần thiết.
III. Cách điều trị bệnh chàm tiếp xúc
Một khi chàm tiếp xúc đã xuất hiện và phát triển, việc tiếp xúc với chất nước, chất tẩy rửa nhẹ đều có thể khiến da bị kích ứng, bệnh càng tồi tệ, nghiêm trọng hơn. Việc điều trị đúng cách không chỉ giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi cảm giác khó chịu, đau đớn, sớm lấy lại làn da mịn màng.
1. Tránh xa chất gây kích ứng, dị ứng
Nguyên tắc đầu tiên khi điều trị bệnh chàm tiếp xúc đó là tránh xa những chất gây kích ứng, dị ứng. Điều này không chỉ giúp tránh được những thương tổn mà còn phòng ngừa chàm tái phát.
Trong cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày, cần hạn chế tiếp xúc với nước, xà bông, xi- măng, dung môi, chất có tính kiềm hay tính axit… Nếu như yêu cầu công việc buộc phải tiếp xúc với yếu tố trên thường xuyên, cần trang bị găng tay, ủng, vật dụng cần thiết… để hạn chế tối đa tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.
2. Dùng thuốc điều trị chàm tiếp xúc
Một số thuốc được chỉ định cho người bị chàm tiếp xúc bao gồm:
- Khi da chỉ bị mụn nước: chỉ nên bôi Eosin 2%, Milian…
- Khi mụn nước bắt đầu khô, trên da còn đỏ, tróc vảy: chỉ nên bôi nhẹ kem hoặc lotion chứa corticosteroid (hydrocortisone acetate…).
- Khi da khô, dày, nứt nẻ: ngâm tay trong nước từ 15 – 2- phút để làm mềm da, sau đó bôi một số chất có tác dụng tiêu sừng (Salycilic acid…) hoặc thuốc mỡ chứa corticosteroid mạnh (betamethasone dipropionate…).
- Khi da bị rỉ dịch, nứt nẻ kèm thêm mủ: Có thể dùng thêm kháng sinh uống hoặc bôi để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Bên cạnh việc dùng thuốc điều tị, bệnh nhân bị chàm tiếp xúc cần có những biện pháp chăm sóc, bảo vệ da của mình để giảm đau, ngứa, phục hồi thương tổn và ngăn ngừa chàm tái phát. Một số biện pháp chăm sóc, bảo vệ da là:
- Dùng xà bông baby hoặc chất tẩy rửa da liễu có tính chất dịu nhẹ cho da như: Cetaphil, Cleanance…
- Thường xuyên bôi chất dưỡng ẩm để cấp nước và làm dịu da chàm như: Vaselin, Urea (Softya, Ellgy…).
- Bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm giàu vitamin E, C. Những thực phẩm này có trong các loại trái cây, củ như: cà chua, cam, chanh, bưởi…
Bạn đọc có thể tham khảo thêm:
- Mẹo trị chàm sữa bằng lá trầu không thật nhanh chóng
- TOP 7 kem bôi trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh và trẻ em
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,563
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,113
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,524