Da liễu –
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt tăng cường nhóm thực phẩm có lợi và hạn chế các thực phẩm gây hại khi mắc bệnh vẩy nến thực sự cần thiết. Nếu không muốn triệu chứng bệnh vẩy nến bùng phát, hãy kiêng cữ một số loại thực phẩm, trong đó có trứng. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo: Trứng – Thực phẩm không nên ăn khi mắc bệnh vẩy nến.
Để điều trị bệnh vẩy nến hiệu quả và hạn chế tối đa nguy cơ căn bệnh về da này tái phát, người bệnh cần thăm khám kịp thời và thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, cần lưu ý hơn đến việc chăm sóc da và đặc biệt là chế độ dinh dưỡng. Mặc dù không thể giúp loại bỏ hoàn toàn những biểu hiện bệnh vẩy nến, nhưng chúng hỗ trợ không nhỏ giúp việc chữa trị đạt kết quả tốt hơn, ngăn ngừa bệnh phát triển và đồng thời hạn chế khả năng bệnh tái phát. Một trong những thực phẩm nằm trong danh sách các thực phẩm cần tránh khi chữa bệnh vẩy nến đó là trứng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Là loại thực phẩm quen thuộc, với giá thành rẻ lại giàu dinh dưỡng – trứng được sử dụng phổ biến trong thực đơn hàng ngày. Theo các chuyên gia dinh dưỡng: Trong lòng đỏ trứng có đến 13,6% đạm, 29,8% béo và 1,6% chất khoáng; còn lòng trắng trứng chủ yếu là nước và chỉ có 10,3% chất đạm, chất béo và rất ít chất khoáng.
Chất béo có trong trứng là chất béo rất quí, đó là Lecithin vì Lecithin thường có ít ở các thực phẩm khác. Loại chất béo này tham gia vào thành phần các tế bào và dịch thể của tổ chức, đặc biệt là tổ chức não; bên cạnh đó còn có tác dụng điều hòa lượng cholesterol, ngăn ngừa tích lũy cholesterol, thúc đẩy quá trình phân tách cholesterol và bài xuất các thành phần thu được ra khỏi cơ thể.
Ngoài ra, trứng còn là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng rất tốt cùng hàm lượng Biotin có vai trò tham gia vào chu trình sản xuất năng lượng để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Mặc dù có tỷ lệ cân đối, có thể sử dụng cho cả trẻ em và người lớn song cần sử dụng với lượng vừa phải (một tuần chỉ nên ăn 3 quả trứng). Ngoài ra, một số đối tượng cần hạn chế sử dụng hoặc tránh dùng trứng – trong đó có bệnh nhân bị bệnh vẩy nến. Vì sao vậy?
Không phải ngẫu nhiên mà các bác sĩ khuyên người bệnh vẩy nến không nên dùng trứng. Giải thích điều này các chuyên gia cho biết: Thành phần trứng dồi dào hàm lượng arachidon – đây lại là chất xúc tác cho phản ứng viêm tấy không chỉ ngoài da, mà trong khớp và trên thần kinh ngoại biên. Do đó nếu cố tình dùng trứng lúc này chỉ khiến các triệu chứng bệnh vẩy nến trở nên trầm trọng hơn mà thôi.
Ngoài trứng ra, khi mắc bệnh vẩy nến người bệnh cũng nên chú ý hạn chế dùng:
+ Thức ăn có men.
+ Các loại nước ngọt, trà đậm, cà phê thuốc lá, rượu bia và các đồ uống chứa cồn khác.
+ Thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
+ Sữa và các sản phẩm từ sữa như: pho mai, kem và sữa chua.
+ Đồ ngọt, các loại nước hoa quả ngọt và các loại hoa quả chứa nhiều đường.
+ Món đồ ăn nhiều protein và tanh: tôm, cua, ghẹ, măng, cà, lạp xưởng, xúc xích, gà, đồ hộp,…
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt tăng cường nhóm thực phẩm có lợi và hạn chế các thực phẩm gây hại khi mắc bệnh vẩy nến thực sự cần thiết. Nếu không muốn triệu chứng bệnh vẩy nến bùng phát, hãy kiêng cữ một số loại thực phẩm, trong đó có trứng. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo: Trứng – Thực phẩm không nên ăn khi mắc bệnh vẩy nến.
Để điều trị bệnh vẩy nến hiệu quả và hạn chế tối đa nguy cơ căn bệnh về da này tái phát, người bệnh cần thăm khám kịp thời và thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, cần lưu ý hơn đến việc chăm sóc da và đặc biệt là chế độ dinh dưỡng. Mặc dù không thể giúp loại bỏ hoàn toàn những biểu hiện bệnh vẩy nến, nhưng chúng hỗ trợ không nhỏ giúp việc chữa trị đạt kết quả tốt hơn, ngăn ngừa bệnh phát triển và đồng thời hạn chế khả năng bệnh tái phát. Một trong những thực phẩm nằm trong danh sách các thực phẩm cần tránh khi chữa bệnh vẩy nến đó là trứng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- 1 Ly rượu cũng có thể làm bệnh vẩy nến bùng phát
- Các nhóm thực phẩm ưu tiên cho người bệnh vẩy nến
- Bí quyết để bạn chung sống hòa bình với bệnh vẩy nến
Là loại thực phẩm quen thuộc, với giá thành rẻ lại giàu dinh dưỡng – trứng được sử dụng phổ biến trong thực đơn hàng ngày. Theo các chuyên gia dinh dưỡng: Trong lòng đỏ trứng có đến 13,6% đạm, 29,8% béo và 1,6% chất khoáng; còn lòng trắng trứng chủ yếu là nước và chỉ có 10,3% chất đạm, chất béo và rất ít chất khoáng.
Ngoài ra, trứng còn là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng rất tốt cùng hàm lượng Biotin có vai trò tham gia vào chu trình sản xuất năng lượng để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Mặc dù có tỷ lệ cân đối, có thể sử dụng cho cả trẻ em và người lớn song cần sử dụng với lượng vừa phải (một tuần chỉ nên ăn 3 quả trứng). Ngoài ra, một số đối tượng cần hạn chế sử dụng hoặc tránh dùng trứng – trong đó có bệnh nhân bị bệnh vẩy nến. Vì sao vậy?
Không phải ngẫu nhiên mà các bác sĩ khuyên người bệnh vẩy nến không nên dùng trứng. Giải thích điều này các chuyên gia cho biết: Thành phần trứng dồi dào hàm lượng arachidon – đây lại là chất xúc tác cho phản ứng viêm tấy không chỉ ngoài da, mà trong khớp và trên thần kinh ngoại biên. Do đó nếu cố tình dùng trứng lúc này chỉ khiến các triệu chứng bệnh vẩy nến trở nên trầm trọng hơn mà thôi.
Ngoài trứng ra, khi mắc bệnh vẩy nến người bệnh cũng nên chú ý hạn chế dùng:
+ Thức ăn có men.
+ Các loại nước ngọt, trà đậm, cà phê thuốc lá, rượu bia và các đồ uống chứa cồn khác.
+ Thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
+ Sữa và các sản phẩm từ sữa như: pho mai, kem và sữa chua.
+ Đồ ngọt, các loại nước hoa quả ngọt và các loại hoa quả chứa nhiều đường.
+ Món đồ ăn nhiều protein và tanh: tôm, cua, ghẹ, măng, cà, lạp xưởng, xúc xích, gà, đồ hộp,…
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,555
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,102
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,513