Da liễu: Cách chữa tổ đỉa cho bà bầu – an toàn cho cả mẹ và bé


dungcpc1

Active Member
2,594
3
38
Xu
1,157
Da liễu –

Phụ nữa mang thai thường gặp phải nhiều khó chịu, phiền toái nếu như không may mắc phải một số bệnh ngoài da, trong đó có bệnh tổ đỉa. Đâu là cách chữa tổ đỉa cho bà bầu, giúp giảm ngứa ngáy, khó chịu mà vẫn đảm bảo an toàn?


Bị tổ đỉa khi mang thai – nguyên nhân do đâu?

Bệnh tổ đỉa (Pompholyx hay Dyshidrotic) là một trong số những bệnh ngoài da khá phổ biến, gây ngứa ngáy, khó chịu và các thương tổn trên da, nổi mụn nước có dịch tiết,… Đặc trưng của bệnh tổ đỉa là chỉ xuất hiện ở những vùng da tại đầu ngón tay, đầu ngón chân, rìa bàn, bàn chân. Bệnh không xuất hiện tại những vùng da vượt quá cổ tay và mắt cá chân.

Tuy tổ đỉa là bệnh có thể gặp phải ở bất cứ ai nhưng phụ nữ mang thai thường dễ mắc phải bệnh này hơn. Sở dĩ có tình trạng này là do một số nguyên nhân như sau:

  • Rối loạn nội tiết trong thai kỳ đẫn đến tình trạng miễn dịch kém, dễ mắc phải nhiều bệnh, trong đó có các bệnh ngoài da như tổ đỉa.
  • Trong giai đoạn mang thai, chị em phụ nữ cũng dễ bị kích ứng bởi các yếu tố thời tiết hơn so với những thời điểm khác. Điều này cũng tạo điều kiện cho bệnh tổ đỉa tấn công.
  • Một số trường hợp căng thẳng, stress trong thời gian dài cũng góp phần tạo điều kiện bùng phát bệnh tổ đỉa và một số bệnh khác.
  • Cuối cùng là nhóm bệnh nhân đã có tiền sử mắc bệnh tổ đỉa, khi mang thai sẽ có nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa cao hơn so với người bình thường.
Ở chị em phụ nữ, bệnh tổ đỉa dễ bùng phát nhất vào những tháng đầu thai kỳ và những tháng cuối thai kỳ, gây ra những khó chịu cho làn da. Mặc dù bệnh tổ đỉa không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng cũng khiến cho thai kỳ của chị em phụ nữ gặp nhiều khó khăn hơn. Do đó việc điều trị sớm và đúng cách cũng rất quan trọng và cần thiết.



Tổ đỉa trong thai kỳ khiến chị em phụ nữ khó chịu, ngứa ngáy thường xuyên



Cách chữa tổ đỉa cho bà bầu

Đặc điểm chung của các thuốc điều trị cho phụ nữ mang thai là sử dụng các phương pháp có tính an toàn cao, dịu nhẹ, không ảnh hưởng đến thai nhi, không có tác dụng phụ. Những trường hợp tổ đỉa ở phụ nữ mang thai thường không được sử dụng các thuốc có tính thẩm thấu vào máu, các loại kháng sinh và một số thuốc điều trị mạnh.

Tùy theo từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định cho phụ nữ mang thai sử dụng một số loại thuốc có tác dụng vệ sinh dịu nhẹ ngoài da, giảm ngứa:

  • Các dung dịch vệ sinh da như dung dịch Jarish giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, làm khô vùng da bị tổ đỉa, làm xẹp các mụn nước và ngăn ngừa hình thành mụn nước mới.
  • Vệ sinh da, kháng khuẩn bằng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9% để làm sạch nhẹ nhàng vùng da bị tổ đỉa, hạn chế thấp nhất kích ứng.
  • Ngoài ra, với những trường hợp có nhiễm khuẩn tại vùng da bị tổ đỉa, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc không thẩm thấu vào máu.
*Lưu ý:

  • Tùy theo mức độ tổ đỉa và tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc phù hợp và liều dùng riêng biệt.
  • Phụ nữ mang thai không được tùy ý sử dụng các loại thuốc điều trị tổ đỉa nhằm tránh tác dụng phụ không mong muốn cho sức khỏe.
  • Do các thuốc điều trị dành cho phụ nữ mang thai là những thuốc có hoạt lực thấp, tác động dịu nhẹ và không thẩm thấu vào máu nên thời gian điều trị thường lâu hơn so với thuốc điều trị thông thường.


Thăm khám sớm khi bị tổ đỉa là giải pháp để kiểm soát bệnh, tránh tiến triển nặng nề hơn



Một số lưu ý khác

Phụ nữ mang thai khi mắc bệnh tổ đỉa cần chú ý một số vấn đề trong sinh hoạt, đời sống hằng ngày nhằm tránh cho tổ đỉa nặng lên, giúp hỗ trợ điều trị có hiệu quả tốt hơn:

  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt là vitamin A, vitamin E,… là những loại vitamin thiết yếu, rất cần cho làn da của bạn. Những thành phần dinh dưỡng này có nhiều trong các loại rau, củ quả, đặc biệt là rau có màu xanh đậm, các loại quả có màu đỏ.
  • Những thực phẩm giàu protein như thịt, trứng, thực phẩm giàu tinh bột như gạo, nếp, khoai,… cũng cần bổ sung cho chị em phụ nữ trong thai kỳ để đa dạng dưỡng chất, giúp cho các tổn thương ngoài da phục hồi tốt hơn.
  • Kiêng các loại thực phẩm có thể gây ra kích ứng, dị ứng trong thời gian mang thai, tùy theo cơ địa và tiền sử dị ứng của mỗi bệnh nhân (một số thực phẩm dễ gây ra dị ứng, kích ứng như hải sản, một số loại hạt, các chất kích thích,…).
  • Chú ý vệ sinh da đúng cách, thường xuyên bằng các loại sản phẩm vệ sinh da phù hợp, dịu nhẹ để giúp loại bỏ các yếu tố có hại cho làn da.
  • Tránh gãi, cào, bóc, gỡ vùng da bị tổ đỉa vì có thể làm cho ngứa ngáy nặng nề hơn cũng như làm cho những vùng da này lở loét, ngứa và nhiễm trùng.
Tổ đỉa trong thai kỳ là một trong những bệnh ngoài da gây nhiều khó chịu. Những cách chữa tổ đỉa cho bà bầu trên đây mang tính chất tham khảo, không thay thế cho đơn thuốc điều trị. Đối với mỗi trường hợp cụ thể, bệnh nhân cần thăm khám và trao đổi với bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp nhất dành cho mình.

Bệnh tổ đỉa và một số vấn đề cần nắm rõ

  • Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không, chữa mất bao lâu
  • Bị bệnh tổ đỉa nên kiêng ăn gì và nên ăn gì là tốt nhất?
  • Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không bác sĩ?
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl