Da liễu –
Người mắc bệnh vẩy nến ngoài tâm lý tự ti, lo lắng, muộn phiền,… thì còn phải đối mặt với các biến chứng của bệnh vẩy nến nếu không được kiểm soát có hiệu quả. Các bác sĩ cảnh báo: Bệnh vẩy nến có nguy cơ dẫn đến đột quỵ, có thể gây nguy hại đến tính mạng nếu không được kiểm soát kịp thời.
Vảy nến là một căn bệnh ngoài da khá phổ biến hiện nay. Bệnh được cho là hình thành do sự bất thường của hệ thống miễn dịch. Có thể hiểu cơ chế này là xuất phát do rối loạn viêm nhiễm khi hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh, kích thích sản sinh tế bào da mới trong thời gian quá ngắn, trong vòng 3-4 ngày trong khi đó phải cần 3-4 tuần. Ở người mắc bệnh vẩy nến, các tế bào da sẽ phát triển nhanh hơn, chu kỳ tái tạo da ngắn lại khiến các tế bào da đóng vảy, khô, ngứa ngáy khó chịu.
Là căn bệnh về da mãn tính, thường chỉ gây tổn thương da nhưng nếu không có biện pháp kiểm soát người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng như: Viêm khớp vẩy nến, bệnh thận, đái tháo đường type 2, các bệnh rối loạn chuyển hóa,… và đặc biệt là nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ vô cùng nguy hiểm.
Gia tăng nguy cơ đột quỵ do mắc bệnh vẩy nến
Theo một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Đan Mạch thực hiện trên 36.765 bệnh nhân bị vẩy nến nặng và 2.793 bệnh nhân nhẹ cho thấy: 50% bệnh nhân dưới 50 tuổi bị rung tâm nhĩ, tim đập sai nhịp khi mắc bệnh vẩy nến nhẹ và 97% trong số này có nguy cơ đột quỵ. Còn đối với bệnh nhân bị vẩy nến mức độ nặng thì nguy cơ đột quỵ cao gấp nhiều lần từ 198%-180%.
Còn theo Bs Nguyễn Hoàng Liên, Bộ môn Da liễu Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch: Vảy nến là một bệnh da liễu chiếm 2% dân số thế giới và là một bệnh hệ thống. Chúng có thể kéo theo một số bệnh khác như: tim mạch, ung thư, viêm đường hô hấp, rối loạn tâm thần, tổn thương khớp, thận,… Trong đó, tim mạch là nguy cơ hàng đầu do cơ chế viêm trong vẩy nến sẽ góp phần dẫn tới tình trạng xơ cứng mạch máu; hoặc một số yếu tố khác trong bệnh vẩy nến như: Endothelin I tiết ra từ tế bào sừng, gia tăng trong cả da và huyết thanh của bệnh nhân vẩy nến làm ảnh hưởng đến thành mạch, sử dụng corticoid bừa bãi (do thói quen tự mua thuốc về dùng), người bệnh thường xuyên stress và gia tăng thói quen hút thuốc lá, uống rượu,… Mà sự ảnh hưởng đến tim mạch có mối liên quan chặt chẽ đến tình trạng đau tim và nguy cơ đột quỵ.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Để tránh biến chứng đột quỵ nói riêng và những biến chứng khác của bệnh vẩy nến nói chung, người bệnh cần tìm cách “chung sống hòa bình” với bệnh bằng cách kiểm soát tốt, hạn chế nguy cơ triệu chứng bệnh vẩy nến bùng nổ. Mà tăng cường thể dục thể thao; giữ tinh thần thư giãn, tránh khỏi căng thẳng, stress; áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân vẩy nến; dùng thuốc chữa trị vẩy nến đúng cách,… là những lời khuyên hữu ích người bệnh cần chú ý thực hiện.
Người mắc bệnh vẩy nến ngoài tâm lý tự ti, lo lắng, muộn phiền,… thì còn phải đối mặt với các biến chứng của bệnh vẩy nến nếu không được kiểm soát có hiệu quả. Các bác sĩ cảnh báo: Bệnh vẩy nến có nguy cơ dẫn đến đột quỵ, có thể gây nguy hại đến tính mạng nếu không được kiểm soát kịp thời.
Vảy nến là một căn bệnh ngoài da khá phổ biến hiện nay. Bệnh được cho là hình thành do sự bất thường của hệ thống miễn dịch. Có thể hiểu cơ chế này là xuất phát do rối loạn viêm nhiễm khi hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh, kích thích sản sinh tế bào da mới trong thời gian quá ngắn, trong vòng 3-4 ngày trong khi đó phải cần 3-4 tuần. Ở người mắc bệnh vẩy nến, các tế bào da sẽ phát triển nhanh hơn, chu kỳ tái tạo da ngắn lại khiến các tế bào da đóng vảy, khô, ngứa ngáy khó chịu.
Gia tăng nguy cơ đột quỵ do mắc bệnh vẩy nến
Theo một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Đan Mạch thực hiện trên 36.765 bệnh nhân bị vẩy nến nặng và 2.793 bệnh nhân nhẹ cho thấy: 50% bệnh nhân dưới 50 tuổi bị rung tâm nhĩ, tim đập sai nhịp khi mắc bệnh vẩy nến nhẹ và 97% trong số này có nguy cơ đột quỵ. Còn đối với bệnh nhân bị vẩy nến mức độ nặng thì nguy cơ đột quỵ cao gấp nhiều lần từ 198%-180%.
Còn theo Bs Nguyễn Hoàng Liên, Bộ môn Da liễu Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch: Vảy nến là một bệnh da liễu chiếm 2% dân số thế giới và là một bệnh hệ thống. Chúng có thể kéo theo một số bệnh khác như: tim mạch, ung thư, viêm đường hô hấp, rối loạn tâm thần, tổn thương khớp, thận,… Trong đó, tim mạch là nguy cơ hàng đầu do cơ chế viêm trong vẩy nến sẽ góp phần dẫn tới tình trạng xơ cứng mạch máu; hoặc một số yếu tố khác trong bệnh vẩy nến như: Endothelin I tiết ra từ tế bào sừng, gia tăng trong cả da và huyết thanh của bệnh nhân vẩy nến làm ảnh hưởng đến thành mạch, sử dụng corticoid bừa bãi (do thói quen tự mua thuốc về dùng), người bệnh thường xuyên stress và gia tăng thói quen hút thuốc lá, uống rượu,… Mà sự ảnh hưởng đến tim mạch có mối liên quan chặt chẽ đến tình trạng đau tim và nguy cơ đột quỵ.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Bệnh vẩy nến có lây không?
- Mắc bệnh vẩy nến không nên cọ xát, cào gãi
- Một số phương pháp giúp bạn đẩy lùi bệnh vẩy nến
Để tránh biến chứng đột quỵ nói riêng và những biến chứng khác của bệnh vẩy nến nói chung, người bệnh cần tìm cách “chung sống hòa bình” với bệnh bằng cách kiểm soát tốt, hạn chế nguy cơ triệu chứng bệnh vẩy nến bùng nổ. Mà tăng cường thể dục thể thao; giữ tinh thần thư giãn, tránh khỏi căng thẳng, stress; áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân vẩy nến; dùng thuốc chữa trị vẩy nến đúng cách,… là những lời khuyên hữu ích người bệnh cần chú ý thực hiện.
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,556
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,103
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,514