Da liễu –
Ngứa tay chân tay khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân, trong trường hợp bình thường sẽ được cải thiện khi thực hiện các phương pháp điều trị hợp lý.
Ngứa chân tay khi mang thai là tình trạng thường gặp
Nguyên nhân gây ngứa chân tay khi mang thai
So với người bình thường, bà bầu bị mẩn ngứa chân tay do nhiều nguyên nhân như sau:
Cách điều trị ngứa chân tay khi mang thai
Thuốc tây kháng histamie thường được dùng để chữa chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ khi mang thai, tuy nhiên bà bầu để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi thì nên áp dụng các biện pháp tự nhiên.
1. Biện pháp tự nhiên chữa ngứa chân tay khi mang thai
Có nhiều nguyên liệu tự nhiên giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn khi mang thai. Bạn nên thực hiện theo đúng hướng dẫn để đạt được kết quả tốt nhất:
Có nhiều bài thuốc dân gian giúp điều trị ngứa chân tay khi mang thai
2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý
Bên cạnh những cách đặc trị thì chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hỗ trợ khá lớn để giảm nổi mẩn ngứa khi mang thai. Bạn nên:
Tìm hiểu thêm:
Ngứa tay chân tay khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân, trong trường hợp bình thường sẽ được cải thiện khi thực hiện các phương pháp điều trị hợp lý.
Ngứa chân tay khi mang thai là tình trạng thường gặp
Nguyên nhân gây ngứa chân tay khi mang thai
So với người bình thường, bà bầu bị mẩn ngứa chân tay do nhiều nguyên nhân như sau:
- Sự thay đổi hormone: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên mẩn ngứa khi mang thai. Hơn nữa, trong giai đoạn này thai nhi dần lớn lên nên các vùng da bị giãn, khô nên sẽ dễ bị ngứa ngáy, phát ban. Nhất là vào tháng cuối của thai kỳ, máu dồn xuống chân khiến chân to hơn, da khô, sần sùi và xuất hiện mẩn ngứa.
- Ứ mật thai kỳ: Bệnh lý này thường xuất hiện vào 3 tháng cuối thai kỳ hay 3 tháng giữa thai kỳ. Biểu hiện của bệnh là bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay, nhưng đặc biệt là tay chân kèm theo hiện tượng vàng da, phân bạc màu và nước tiểu sẫm màu. Ứ mật thai kỳ có thể gây biến chứng nguy hiểm cho thai nhi như chảy máu não, sinh non, thai chậm phát triển, thai chết lưu.
- Bệnh sẩn ngứa: Ngứa chân tay khi mang thai có thể là do bệnh sẩn ngứa. Triệu chứng là những nốt tròn như hạt đậu, hơi cứng, nhô lên, nóng rát và ngứa ngáy. Bệnh lý này không nguy hiểm, chỉ cần tắm rửa sạch sẽ, xây dựng chế độ ăn khoa học, tuy nhiên mẹ cũng nên chủ quan vì bệnh có thể phát triển thành mãn tính.
- Ngoài ra, bà bầu bị nổi mẩn ngứa có thể là do tiếp xúc với những thành phần hóa học gây kích ứng chứa trong nước rửa chén, xà phòng, sữa tắm, lông chó mèo,… Khi tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng, cơ thể sẽ phản ứng miễn dịch thông qua tế bào trung gian rồi giải phóng histamie ở da.
- Viêm nang lông làm xuất hiện những nốt mẩn đỏ ngứa khi mang thai. Thường không gây nguy hiểm nhưng phần lớn lại để lại tổn thương da do mẹ bầu gãi gây vỡ, chảy nước.
Cách điều trị ngứa chân tay khi mang thai
Thuốc tây kháng histamie thường được dùng để chữa chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ khi mang thai, tuy nhiên bà bầu để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi thì nên áp dụng các biện pháp tự nhiên.
1. Biện pháp tự nhiên chữa ngứa chân tay khi mang thai
Có nhiều nguyên liệu tự nhiên giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn khi mang thai. Bạn nên thực hiện theo đúng hướng dẫn để đạt được kết quả tốt nhất:
- Lá khế: Thường được dùng để chữa chứng dị ứng ngoài da, giảm ngứa ngáy khó chịu. Bạn cần rửa sạch một nắm lá khế, đun với nước trong khoảng 10 phút. Pha thêm với nước lạnh cho ấm rồi ngâm rửa hoặc tắm.
- Lá kinh giới: Có tính chất tàn hàn, giải độc nên kinh giới được dùng để giảm phát ban, ngứa chân khi mang thai. Đem một nắm lá kinh giới đi rửa sạch, sao nóng rồi bọc trong mảnh vải sạch, chà xát lên những vùng da bệnh.
- Lá chè xanh: Rửa sạch 20g lá chè xanh, nấu cùng với 1 nước sạch trong khoảng 10 phút. Lấy nước này ngâm rửa vùng da bị ngứa.
- Lá bồ công anh: Đem 40 – 50g lá bồ công anh đi rửa sạch rồi nấu với khoảng 2 lít nước. Để nguội rồi tắm 2 lần mỗi ngày.
- Lá chút chít: Rửa sạch 1 nắm lá chút chít, đem cắt thành từng khúc nhỏ. Cho lá vào nấu với 3 lít nước, tiếp tục đun thêm 10 phút với lửa nhỏ sau khi nước đã sôi. Dùng nước này để tắm rửa vùng da bị ngứa.
- Lá cỏ sữa: Đem ngâm 1 nắm lá cỏ sữa với nước sạch rồi vò nát, đắp lên những vùng da bị ngứa khoảng 15 phút. Sau đó rửa sạch lại bằng nước mát.
Có nhiều bài thuốc dân gian giúp điều trị ngứa chân tay khi mang thai
2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý
Bên cạnh những cách đặc trị thì chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hỗ trợ khá lớn để giảm nổi mẩn ngứa khi mang thai. Bạn nên:
- Bổ sung nhiều rau củ quả, đặc biệt là trái cây có chứa nhiều vitamin C, khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe.
- Hạn chế ăn những loại thực phẩm có tính cay nóng, chất kích thích như rượu, cà phê,…
- Không nên tắm nước nóng bởi nước nóng có thể gây khô da, khiến triệu chứng ngứa thêm trầm trọng.
- Thường xuyên vận động, tập thể dục hoặc bài tập yoga nhẹ nhàng để máu huyết được lưu thông.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát.
- Tuyệt đối không gãi, cào tránh làm histamie phóng thích lây lan sang vùng da lành.
- Tắm rửa thật sạch, không dùng sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh và nên thấm khô bằng khăn bông sạch.
- Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày để dưỡng ẩm cho da, thải độc khỏi cơ thể.
Tìm hiểu thêm:
- Bà bầu bị ngứa bụng khi mang thai cần biết những điều này
- Bà bầu bị nổi mề đay có nguy hiểm không, chữa như thế nào?
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,563
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,113
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,524