Da liễu: Bệnh viêm da dị ứng có nguy hiểm không, gây biến chứng ra sao?


dungcpc1

Active Member
2,594
3
38
Xu
1,157
Da liễu –

Viêm da dị ứng là một trong nhiều bệnh ngoài da dễ mắc có thể xảy ra ở trẻ nhỏ lẫn người lớn, thường xuất hiện vào một số thời điểm trong năm. Vậy bệnh viêm da dị ứng có nguy hiểm không, có những biến chứng gì?



Viêm da dị ứng có nguy hiểm không? Cần lưu ý gì?



Bệnh viêm da dị ứng có nguy hiểm không?

Dị ứng (Allergy) là một bệnh rất phổ biến, có liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể. Khi gặp những yếu tố mà hệ miễn dịch cảm thấy không phù hợp (các dị ứng nguyên) thì phản ứng dị ứng sẽ xuất hiện.

Dị ứng có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp, da và một số cơ quan khác. Viêm da dị ứng (Allergy contact dermatitis) là một trong những phản ứng dị ứng của cơ thể xuất hiện trên da. Để đánh giá viêm da dị ứng có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào mức độ của phản ứng dị ứng. Thông thường các phản ứng viêm da dị ứng có thể dẫn đến các tổn thương như:

  • Ngứa và khô da: Bệnh nhân khi mắc viêm da dị ứng có thể trải qua cảm giác ngứa ngáy, khó chịu âm ỉ. Đồng thời bề mặt da cũng bị khô, mất nước, dễ bong tróc. Đây là dấu hiệu dễ gây nhầm lẫn vì rất nhiều bệnh ngoài da khác cũng có những phản ứng tương tự.


  • Phát ban ngoài da: Những bệnh nhân viêm da dị ứng cũng có thể gặp phải tình trạng phát ban trên da, đôi khi kèm theo mề đay, mẩn ngứa. Các vị trí thường gặp phải phát ban ngoài da gồm có vùng mặt, vùng bên trong khuỷu tay, vùng da phía sau đầu gối. Ngoài ra những vùng da tại tay, chân,… cũng rất dễ bùng phát các triệu chứng viêm da dị ứng.


Khi có các phản ứng trên, nếu bệnh nhân gãi lên vùng da đang có triệu chứng viêm da dị ứng sẽ làm phát sinh thêm một số thương tổn trên da. Vết thương có thể bị sưng, tấy, tróc da, nứt và rỉ các dịch tiết. Sau khi dịch tiết khô có thể đóng thành vảy, gây ra tình trạng dày da, tróc vảy.

Một số biến chứng của viêm da dị ứng

Nhìn chung, viêm da dị ứng với các dấu hiệu thông thường sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng, trừ khi xuất hiện thêm các biến chứng không mong muốn. Có 2 dạng biến chứng nguy hiểm nhất mà bệnh nhân viêm da dị ứng cần tránh là biến chứng sốc phản vệ và biến chứng nhiễm trùng:

  • Một số trường hợp viêm da dị ứng kèm theo sốc phản vệ khi tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng. Sốc phản vệ sẽ kéo theo một loạt dấu hiệu khó thở, choáng, tụt huyết áp,… Đây là tình trạng rất nguy hiểm, bệnh nhân cần phải được cấp cứu ngay.
  • Ngoài biến chứng phản vệ, biến chứng nhiễm trùng dễ mắc phải ở những bệnh nhân viêm da dị ứng có vết thương hở, loét và rỉ dịch. Giai đoạn này nếu chăm sóc và vệ sinh không tốt, gãi lên da thì có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm, ảnh hưởng xấu đến da. Nếu nhiễm trùng đi vào máu, gây ra nhiễm trùng huyết thì sẽ đặc biệt nguy hiểm.
Với những trường hợp viêm da dị ứng nặng, kèm theo các biến chứng kể trên thì rất nguy hiểm nếu như không được can thiệp kịp thời. Tuy nguy cơ biến chứng thường rất thấp, đa số các trường hợp viêm da dị ứng đều ở dạng nhẹ nhưng cũng không vì thế mà chủ quan đối với tình trạng bệnh.



Cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa phù hợp đối với bệnh viêm da dị ứng



Các biện pháp phòng ngừa viêm da dị ứng

Nguyên nhân gây ra viêm da dị ứng tương đối phức tạp, liên quan nhiều đến cơ địa, di truyền, các yếu tố thúc đẩy dị ứng. Viêm da dị ứng thường là dạng mạn tính, dễ tái phát trở lại nếu như tiếp xúc với yếu tố kích ứng. Các biện pháp điều trị hiện nay chủ yếu giúp điều trị từng đợt chứ không thể triệt tiêu hoàn toàn viêm da dị ứng. Do đó phòng ngừa viêm da dị ứng rất quan trọng, mỗi bệnh nhân đều cần biết và ghi nhớ. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, có thể phòng ngừa viêm da dị ứng với một số giải pháp như:

  • Tránh các yếu tố góp phần làm nặng thêm tình trạng kích ứng, dị ứng, đặc biệt là các vật dụng mà bạn đã từng bị dị ứng, kích ứng. Mỗi người có thể có phản ứng với một số yếu tố khác nhau như sợi vải, kim loại, các chất tẩy rửa, mỹ phẩm, hóa chất, dung môi, các chất kích thích, thực phẩm, lông vật nuôi, phấn hoa, bụi bẩn,…
  • Với chế độ ăn uống hằng ngày, bệnh nhân cũng cần chú ý tránh các thực phẩm có thể gây kích ứng, dị ứng, các thực phẩm lạ. Chú ý bổ sung các thực phẩm mát, lành tính và ít kích ứng với da.
  • Chú ý vệ sinh da thường xuyên, đúng cách, sử dụng các loại sản phẩm chăm sóc da phù hợp. Khi tắm cũng cần chú ý sử dụng nước có nhiệt độ phù hợp, tránh tắm quá lâu.
  • Trong các đợt ngứa ngáy, khó chịu do viêm da dị ứng cần phải tránh gãi lên bề mặt da vì có thể khiến cho tình trạng thương tổn ngoài da nặng nề và dai dẳng hơn.
  • Chú ý thăm khám, điều trị sớm nếu như có các dấu hiệu bùng phát, tái phát viêm da dị ứng.
*Lưu ý: Khi đang bị viêm da dị ứng không được sử dụng vắc xin phòng bệnh thủy đậu (đậu mùa). Loại vắc xin này có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng ở người bị viêm da dị ứng.

Viêm da dị ứng là một trong những bệnh ngoài da thường không gây nguy hiểm (ngoại trừ những trường hợp có kèm theo biến chứng). Những thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không có tác dụng thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị và toa thuốc cụ thể. Bệnh nhân viêm da dị ứng cần chú ý thăm khám, điều trị sớm để có hướng can thiệp phù hợp nhất cho từng bệnh nhân.

Hiểu thêm về bệnh viêm da dị ứng

  • Người bị viêm da dị ứng kiêng ăn gì, nên ăn gì thưa bác sĩ?
  • Cách xử trí khi bé bị viêm da dị ứng thời tiết
  • Viêm da dị ứng thời tiết bệnh thường gặp nhưng dễ phòng tránh
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.