Da liễu –
Cơ địa mẫn cảm, suy giảm miễn dịch, nhiễm trùng da, sử dụng các chất kích thích,… được coi là những nguyên nhân chính gây bệnh vẩy nến. Ngoài ra, phụ nữ bị huyết áp cao cũng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh về da mãn tính này – Điều mà có thể bạn chưa biết.
Mắc một số bệnh lý như: Bệnh trầm cảm, đái tháo đường, bệnh tim mạch,… dễ mắc bệnh vẩy nến. Song một thông tin mới mà các chuyên gia đưa ra gần đây khiến nhiều người kinh ngạc: Phụ nữ bị tăng huyết áp dễ mắc bệnh vẩy nến hơn những người còn lại.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi tiến sĩ Abrar Qureshi (trường Y Warren Alpert, Providence, Mỹ) cùng các đồng nghiệp thực hiện trên 78.000 phụ nữ trong hơn 1 thập kỷ cho thấy: Có đến 843 trường hợp trong số đó bị mắc bệnh vẩy nến. Như vậy, những người bị tăng huyết áp trong thời gian khoảng hơn 6 năm thì nguy cơ mắc bệnh vẩy nến tăng lên, cao hơn người bình thường là 27% – Tiến sĩ Abrar Qureshi cho biết.
Ngoài ra, cũng theo ông với những trường hợp có sử dụng thuốc beta-blockers (một loại thuốc giúp hạ huyết áp bằng cách ngăn chặn các thụ thể nhất định) trong thời gian trên 6 năm thì nguy cơ mắc căn bệnh về da mãn tính này tăng lên 40% so với người không sử dụng thuốc beta-blockers. Đồng thời việc dùng thuốc này cũng khiến các khó chịu do bệnh nảy nến gây ra trầm trọng hơn.
Lý giải điều này vị tiến sĩ cho hay: Thuốc beta-blockers gây tác dụng phụ đối với hệ miễn dịch và tạo cơ hội để bệnh khởi phát. Nếu bạn đang dùng beta-blockers điều trị tăng huyết áp thì khi chuyển sang một loại thuốc khác, các triệu chứng của vẩy nến được cải thiện đáng kể.
Tiến sĩ April Armstrong (Đại học Colorado) còn nhận định: Ngoài thuốc beta-blockers thì có một số loại thuốc khác cũng khiến triệu chứng của bệnh vẩy nến nặng hơn như: Thuốc lithium, thuốc chống sốt rét, interferon,…
Làm thế nào để phòng bệnh vẩy nến khi mắc bệnh tăng huyết áp?
Nguy cơ mắc bệnh vẩy nến ở phụ nữ bị cao huyết áp là rất cao. Tuy nhiên, không phải không có cách phòng tránh được căn bệnh về da đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm này.
Tiến sĩ Abrar Qureshi khuyên rằng: Những người mắc bệnh nên kiểm tra và khám sàng lọc, phát hiện sớm tăng huyết áp. Với trường hợp mắc đồng thời 2 bệnh thì cần thăm khám và điều trị đúng cách, tuân thủ chặt chẽ những chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát bệnh tốt hơn.
Cơ địa mẫn cảm, suy giảm miễn dịch, nhiễm trùng da, sử dụng các chất kích thích,… được coi là những nguyên nhân chính gây bệnh vẩy nến. Ngoài ra, phụ nữ bị huyết áp cao cũng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh về da mãn tính này – Điều mà có thể bạn chưa biết.
Mắc một số bệnh lý như: Bệnh trầm cảm, đái tháo đường, bệnh tim mạch,… dễ mắc bệnh vẩy nến. Song một thông tin mới mà các chuyên gia đưa ra gần đây khiến nhiều người kinh ngạc: Phụ nữ bị tăng huyết áp dễ mắc bệnh vẩy nến hơn những người còn lại.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Biến chứng của vẩy nến thể mủ khi không điều trị đúng cách
- 9 món canh tốt cho bệnh nhân bị vẩy nến
- Bài thuốc chữa bệnh vẩy nến từ cây Thổ phục linh
Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi tiến sĩ Abrar Qureshi (trường Y Warren Alpert, Providence, Mỹ) cùng các đồng nghiệp thực hiện trên 78.000 phụ nữ trong hơn 1 thập kỷ cho thấy: Có đến 843 trường hợp trong số đó bị mắc bệnh vẩy nến. Như vậy, những người bị tăng huyết áp trong thời gian khoảng hơn 6 năm thì nguy cơ mắc bệnh vẩy nến tăng lên, cao hơn người bình thường là 27% – Tiến sĩ Abrar Qureshi cho biết.
Lý giải điều này vị tiến sĩ cho hay: Thuốc beta-blockers gây tác dụng phụ đối với hệ miễn dịch và tạo cơ hội để bệnh khởi phát. Nếu bạn đang dùng beta-blockers điều trị tăng huyết áp thì khi chuyển sang một loại thuốc khác, các triệu chứng của vẩy nến được cải thiện đáng kể.
Tiến sĩ April Armstrong (Đại học Colorado) còn nhận định: Ngoài thuốc beta-blockers thì có một số loại thuốc khác cũng khiến triệu chứng của bệnh vẩy nến nặng hơn như: Thuốc lithium, thuốc chống sốt rét, interferon,…
Làm thế nào để phòng bệnh vẩy nến khi mắc bệnh tăng huyết áp?
Nguy cơ mắc bệnh vẩy nến ở phụ nữ bị cao huyết áp là rất cao. Tuy nhiên, không phải không có cách phòng tránh được căn bệnh về da đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm này.
Tiến sĩ Abrar Qureshi khuyên rằng: Những người mắc bệnh nên kiểm tra và khám sàng lọc, phát hiện sớm tăng huyết áp. Với trường hợp mắc đồng thời 2 bệnh thì cần thăm khám và điều trị đúng cách, tuân thủ chặt chẽ những chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát bệnh tốt hơn.
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,563
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,113
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,524