Da liễu: Công dụng của Acid Salicylic trong điều trị bệnh á sừng


dungcpc1

Active Member
2,594
3
38
Xu
1,157
Da liễu –

Hỏi: Hiện tại Tôi đang thắc mắc về công dụng của Acid Salicylic trong điều trị bệnh á sừng. Tình hình là Tôi đang mắc phải chứng bệnh á sừng ở gót chân và lòng bàn tay khiến cho việc sinh hoạt của Tôi trở nên khó khăn cộng với các triệu chứng của bệnh xuất hiện trên da khiến da bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Gần đây Tôi có nghe trên thông tin đại chúng quảng cáo thuốc Acid Salicylic bôi ngoài da rất tốt cho người bệnh á sừng. Tuy nhiên qua tìm kiếm thì Tôi chưa biết rõ về công dụng của loại sản phẩm này như thế nào, nên muốn nhờ chuyên gia tư vấn giúp. Xin cảm ơn!

( Lê Ngọc Tín_42 tuổi_ Quảng Nam)​




Tư vấn:

Chào bạn, rất cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc của mình về cho chuyên mục chuyenkhoadalieu.net. Về phần câu hỏi của bạn “Công dụng của Acid Salicylic trong điều trị bệnh á sừng” sẽ được dược sỹ Trần Thị Thanh Trang giải đáp cụ thể như sau:

Công dụng của Acid Salicylic trong điều trị bệnh á sừng

+ Được biết thuốc Acid Salicylic do công ty dược phẩm Vĩnh Phúc (Vinphaco) -Việt Nam sản xuất. Thuốc có tác dụng làm bong tróc nhanh lớp sừng da và sát khuẩn nhẹ khi bôi thuốc lên vùng da bị bệnh. Lưu ý: Với liều lượng thích hợp khi bôi thuốc ở nồng độ thấp thuốc có tác dụng tạo hình lớp sừng còn ở nồng độ cao thuốc có tác dụng làm tróc lớp sừng.

+ Bên cạnh đó Acid Salicylic còn có tác dụng phá huỷ lớp sừng bằng cách hydrat hoá nội sinh có thể do làm giảm pH, làm cho lớp biểu mô bị sừng hoá phồng lên, sau đó bong tróc ra.

+ Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng chống nấm yếu nhờ làm bong lớp sừng ngăn chặn nấm phát triển và giúp cho thuốc thấm vào da. Khi phối hợp acid Salicylic và lưu huỳnh có tác dụng hợp lực làm tróc lớp sừng. Tuyệt đối không dùng acid Salicylic toàn thân sẽ gây ra một số tác dụng phụ ở niêm mạc tiêu hoá và các mô khác.

Bạn Ngọc Tín thân mến! Việc tìm hiểu công dụng của thuốc là một vấn đề tuy nhiên khi có nhu cầu sử dụng thuốc Acid Salicylic người dùng cần phải tham khảo tất cả những thông tin có liên quan đến thuốc như thành phần, chỉ định, chống chỉ định….để khi sử dụng không gặp phải một số vấn đề rắc rối. Dưới đây là những thông tin đầy đủ của thuốc Acid Salicylic :

Thông tin về thuốc Acid Salicylic

1- Thành phần: Acid Salicylic và tá dược vừa đủ.

2- Dạng thuốc:

Thuốc Acid Salicylic được bào chế rất nhiều dạng như thuốc mỡ, kem, gel, thuốc bôi hay dán.

3- Dược lực:

Acid Salicylic là thuốc làm tróc lớp sừng da, chống tiết bã nhờn, trị vẩy nến và hoá chất ăn da.

4. Dược động học:

Thuốc hấp thu dễ dàng, nhanh chóng qua da và bài tiết chậm qua nước tiểu. Thực tế cho thấy đã có một số trường hợp bị ngộ độc cấp tính Acid Salicylic sau khi dùng thuốc quá liều trên toàn bộ cơ thể.

5. Chỉ định:

Thuốc được dùng ở dạng đơn chất hoặc có thể kết hợp với một số loại thuốc khác như resorcinol, lưu huỳnhđể điều trị các trường hợp:

+ Điều trị mụn nước, mụn cơm thông thường ở bàn chân, bàn tay.

+ Trị viêm da tiết bã nhờn, vẩy nến ở mình hoặc da đầu.

+ Làm giảm các loại mụn trứng cá thông thường.

+ Trị chứng tăng sừng khu trú ở gan bàn tay và gan bàn chân.

6. Chống chỉ định:

+ Thuốc Acid Salicylic mẫn cảm với thuốc hay bất kỳ thành phần nào trong chế phẩm.

+ Không dùng trên diện da rộng, da bị nứt nẻ, dễ nhạy cảm hoặc trên niêm mạc.

+ Tránh bôi vào miệng, mắt, niêm mạc

+ Thận trọng khi dùng cho trẻ em dưới 10 tuổi, bệnh nhân tiểu đường và phụ nữ trong thời kì mang thai và cho con bú.

Chú ý: Khi dùng thuốc cần phải được bác sĩ tư vấn và hướng dẫn cụ thể không được tự tiện dùng thuốc không theo cảm tính.

7. Hướng dẫn cách sử dụng: Bôi acid Salicylic tại chỗ trên da, 1 – 3 lần/ngày. Bôi lượng vừa đủ lên vùng da cần điều trị, xoa nhẹ.

8. Bảo quản thuốc: Bảo quản dưới 25oC ở nơi khô thoáng.

Hi vọng qua những thông tin giải đáp trên đây sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức cần thiết về thuốc Acid Salicylic trong điều trị bệnh á sừng để có hướng điều trị đúng đắn hơn.

Có thể bạn đang quan tâm:

  • Cách chữa bệnh á sừng hiệu quả không cần dùng thuốc
  • Bệnh á sừng có lây không? Con đường lây nhiễm là gì?
  • Thận trọng khi dùng cây vòi voi chữa bệnh á sừng
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl