Da liễu –
Xin chào chuyenkhoadalieu.net! Mấy hôm nay trên da cánh tay của em có xuất hiện các mảng đỏ với vẩy trắng phủ lên như sáp nến, phân biệt ranh giới rất rõ với vùng da lành xung quanh. Em xem thông tin trên mạng thì người ta bảo đây là bệnh vẩy nến. Xin bác sĩ có thể cho em biết bệnh vẩy nến có ngứa không mà sao em luôn cảm thấy ngứa ở vùng cánh tay. Cảm ơn bác sĩ rất nhiều!
Bệnh vẩy nến có ngứa không?
Xin chào Hồ Ngọc Hà! Bệnh vẩy nến là một bệnh ngoài da thường gặp. Một trong những đặc trưng nổi bật của bệnh là gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu khiến bệnh nhân thường cào, gãi khiến da trầy xước trông mất thẩm mỹ. Các bác sĩ da liễu cho biết nguyên nhân bệnh vẩy nến gây ngứa là do những sợi thần kinh dưới vùng da vẩy nến gây ra. Chúng sẽ kích thích gây ngứa thôi thúc bệnh nhân luôn dùng tay cào, gãi lên da dẫn tới tình trạng da dễ bị nhiễm khuẩn.
Không biết em mắc bệnh vẩy nến có nặng không vì không thấy em chia sẻ nhưng chúng tôi muốn nói với em rằng: Hiện tại bệnh vẩy nến chưa có thuốc nào điều trị khỏi hẳn. Nếu tình trạng của em còn nhẹ thì hãy đi khám bác sĩ ngay để nhận được lời tư vấn chữa trị, điều trị đúng cách có thể hạn chế bệnh, làm giảm mất thẩm mỹ, bệnh có thể ổn định và thuyên giảm.
Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên là bệnh vẩy nến có gây ngứa. Chính vì thế mà em nên tìm cách làm dịu làn da để cơn ngứa có thể thuyên giảm đi phần nào. Nếu chưa biết cách thì em hãy tham khảo những gợi ý dưới đây mà chúng tôi đưa ra:
1. Giữ ẩm cho da
Nhiều người không biết rằng nếu da giữ được độ ẩm cần thiết thì sẽ giảm đi được sự kích thích, nhờ đó mà những cơn ngứa cũng giảm đi phần nào. Bạn nên chọn những loại kem giữ ẩm dựa trên mức độ khô của da, không mùi để có hiệu quả tốt nhất. Hãy luôn nhớ rằng chọn sản phẩm phù hợp chứ không chọn sản phẩm đắt tiền.
Thời điểm để thoa kem giữ ẩm là sau khi tắm. Nếu có thể thì hãy bôi kem dưỡng ẩm trong suốt cả ngày và khi thay quần áo. Nên sử dụng nhiều kem hơn vào những ngày lạnh hoặc khô. Một mẹo nhỏ mà chúng tôi muốn mách bạn là để kem kem giữ ẩm vào tủ lạnh để khi bôi sẽ cảm thấy mát và dễ chịu hơn. Ngoài ra, nếu bạn ở nhà thường xuyên thì hãy đặt một cái máy tạo độ ẩm trong nhà giúp không khí trong nhà luôn ở trạng thái dễ chịu, da cũng sẽ ít bị kích thích.
2. Dùng giấm táo
Nếu trong nhà bạn có giấm táo thì hãy dùng nguyên liệu này để giảm ngứa da nhé. Đây là một cách giảm ngứa mà dân gian đã thực hiện từ rất lâu rồi. Chỉ cần lấy 1 – 2 thìa giấm táo rồi pha với nước lọc theo tỉ lệ 1:1. Khuấy đều hỗn hợp rồi thoa nhẹ lên vùng da bị vẩy nến. Để khoảng vài phút thì rửa lại với nước sạch để tránh bị kích ứng với giấm. Thực hiện cách này mỗi ngày một lần trong vòng một tuần. Tuy nhiên, cần nhớ rằng không bôi giấm lên vết thương hở ở vùng da bị bệnh sẽ khiến bạn bị kích thích nhiều hơn.
3. Tắm nước ấm vừa đủ
Khi da của chúng ta gặp vấn đề thì thường được khuyên là không nên tiếp xúc với nước nóng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng đối với nhiều người thì nước nóng lại thật sự hữu ích, đặc biệt là những bệnh nhân bị vẩy nến. Theo các chuyên gia da liễu, những người bị bệnh vẩy nến không nên dùng nước nóng có nhiệt độ quá cao, mà chỉ cần 30 – 40 độ là đủ. Dùng nước này tắm với loại xà phòng có tính dịu nhẹ sẽ giúp làm dịu vết ngứa và loại bỏ da khô.
Người bệnh sau khi tắm thì hãy đợi cơ thể khô một cách tự nhiên hoặc có thể dùng khăn mềm la thật nhẹ nhàng. Hành động lau cơ thể quá mạnh có thể làm cho vết thương trở nên tồi tệ hơn và thậm chí làm xuất hiện những vết lở loét mới. Sau khi cơ thể đã khô hoàn toàn thì hãy bôi kem giữ ẩm ngay theo cách mà chúng tôi đã hướng dẫn ở trên để tránh da bị khô. Nếu chưa có thời gian, có thể đắp khăn ướt lên vùng da bị ngứa.
4. Kiểm soát tốt những lo lắng, căng thẳng
TS Trần Hậu Khang, Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam khuyến cáo: “Stress có thể khiến bệnh vẩy nến trở nên trầm trọng hơn”. Chính vì thế thì bạn hãy biết cách giảm bớt lo lắng, căng thẳng, tránh bi quan và có lối sống lành mạnh để bệnh co thể dễ dàng được kiểm soát.
Có rất nhiều cách giúp bạn giảm căng thẳng, chẳng hạn như tập yoga, thiền định, hít thở sâu và ngay cả việc đi bộ nhẹ nhàng; ăn uống lành mạnh; uống nhiều nước; ngủ đủ giấc cũng có thể khiến nhiều người trở nên bình tĩnh, thư thái hơn.
5. Chữa lành với ánh sáng mặt trời
Theo nhiều nghiên cứu thì tia cực tím (UV) trong ánh sáng mặt trời có thể làm chậm sự tăng trưởng của tế bào da. Vì thế, bạn có thể “lợi dụng” ánh sáng mặt trời để làm dịu, cải thiện và thậm chí chữa lành các tổn thương do bệnh vẩy nến một cách hiệu quả nhất.
Cụ thể, vào mỗi buổi sáng sớm thì bạn hãy ra những chỗ thông thoáng để đón nhận ánh sáng mặt trời trong khoảng 15 – 20 phút là đủ. Không nên tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời có thể làm tăng nguy cơ ung thư da. Khi đi ra nắng thì cần bôi kem chống nắng nếu không bệnh vẩy nến sẽ bùng phát nghiêm trọng hơn.
6. Sử dụng các sản phẩm dành cho da nhạy cảm
Dạ bị bệnh hay gặp tổn thương đều rất nhạy cảm. Để bảo vệ tốt cho da thì tránh sử dụng những sản phẩm có chứa cồn, chất khử mùi, axit ((glycolic, salicylic, và acid lactic) và những chất tẩy rửa có tình tẩy mạnh (xà phòng, nước rửa chén, nước tẩy bồn cầu, …). Hãy lựa chọn những sản phẩm có tính dịu nhẹ và không mùi là thích hợp nhất.
Ngoài ra, chất liệu vải trên quần áo mà chúng ta mặc hằng ngày bạn cũng phải lưu tâm đến. Hãy lựa chọn những bộ quần áo có chất liệu vải mỏng, mềm mại và thoải mái như cotton; tránh sử dụng các loại quần áo làm từ len và vải nỉ vì chúng có thể khiến bệnh tình khó kiểm soát.
7. Không gãi ngứa
Như chúng tôi đã giải thích ở phần đầu, bệnh vẩy nến có gây ngứa khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu. Hành động gãi ngứa liên tục, gãi quá mạnh khiến vùng da tổn thương bị nhiễm trùng bệnh vì thế mà có thể phát triển mạnh hơn. Vì thế, bạn không được gãi ngứa; hãy cố gắng suy nghĩ đến những việc khác để quên đi việc này. Hãy thường xuyên cắt gọn móng tay để hạn chế tác động lên các mô da bị tổn thương.
8. Không hút thuốc và sử dụng các loại đồ uống có cồn
Nếu bạn đang bị vẩy nến và có hút thuốc lá thì hãy từ bỏ thói quen này bởi nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những chất có trong thuốc lá sẽ thôi thúc bệnh nhân liên tục gãi ngứa làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu tự mình không bỏ được thuốc lá thì hãy nhờ các chuyên gia hiến kế để tìm ra biện pháp bỏ thuốc hiệu quả nhất.
Ngoài ra, những loại đồ uống có cồn như rượu, bia có thể kích hoạt các triệu chứng của bệnh vẩy nến hoạt động mạnh hơn. Bạn hãy từ bỏ thói quen uống bia rượu hằng ngày cho đến khi bệnh khỏi hãy sử dụng trở lại với mức độ phù hợp hơn.
Chúng tôi đã giúp em giải đáp thắc mắc bệnh vẩy nến có ngứa không. Đây là một căn bệnh khó chữa trị nên em cần phải “chung sống hòa bình” với bệnh; thực hiện những hướng dẫn mà chúng tôi đã gợi ý trên đây để bệnh đạt được sự ổn định lâu dài.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Xin chào chuyenkhoadalieu.net! Mấy hôm nay trên da cánh tay của em có xuất hiện các mảng đỏ với vẩy trắng phủ lên như sáp nến, phân biệt ranh giới rất rõ với vùng da lành xung quanh. Em xem thông tin trên mạng thì người ta bảo đây là bệnh vẩy nến. Xin bác sĩ có thể cho em biết bệnh vẩy nến có ngứa không mà sao em luôn cảm thấy ngứa ở vùng cánh tay. Cảm ơn bác sĩ rất nhiều!
(Hồ Ngọc Hà – 32 tuổi)
Bệnh vẩy nến có ngứa không?
Xin chào Hồ Ngọc Hà! Bệnh vẩy nến là một bệnh ngoài da thường gặp. Một trong những đặc trưng nổi bật của bệnh là gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu khiến bệnh nhân thường cào, gãi khiến da trầy xước trông mất thẩm mỹ. Các bác sĩ da liễu cho biết nguyên nhân bệnh vẩy nến gây ngứa là do những sợi thần kinh dưới vùng da vẩy nến gây ra. Chúng sẽ kích thích gây ngứa thôi thúc bệnh nhân luôn dùng tay cào, gãi lên da dẫn tới tình trạng da dễ bị nhiễm khuẩn.
Không biết em mắc bệnh vẩy nến có nặng không vì không thấy em chia sẻ nhưng chúng tôi muốn nói với em rằng: Hiện tại bệnh vẩy nến chưa có thuốc nào điều trị khỏi hẳn. Nếu tình trạng của em còn nhẹ thì hãy đi khám bác sĩ ngay để nhận được lời tư vấn chữa trị, điều trị đúng cách có thể hạn chế bệnh, làm giảm mất thẩm mỹ, bệnh có thể ổn định và thuyên giảm.
Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên là bệnh vẩy nến có gây ngứa. Chính vì thế mà em nên tìm cách làm dịu làn da để cơn ngứa có thể thuyên giảm đi phần nào. Nếu chưa biết cách thì em hãy tham khảo những gợi ý dưới đây mà chúng tôi đưa ra:
1. Giữ ẩm cho da
Nhiều người không biết rằng nếu da giữ được độ ẩm cần thiết thì sẽ giảm đi được sự kích thích, nhờ đó mà những cơn ngứa cũng giảm đi phần nào. Bạn nên chọn những loại kem giữ ẩm dựa trên mức độ khô của da, không mùi để có hiệu quả tốt nhất. Hãy luôn nhớ rằng chọn sản phẩm phù hợp chứ không chọn sản phẩm đắt tiền.
Thời điểm để thoa kem giữ ẩm là sau khi tắm. Nếu có thể thì hãy bôi kem dưỡng ẩm trong suốt cả ngày và khi thay quần áo. Nên sử dụng nhiều kem hơn vào những ngày lạnh hoặc khô. Một mẹo nhỏ mà chúng tôi muốn mách bạn là để kem kem giữ ẩm vào tủ lạnh để khi bôi sẽ cảm thấy mát và dễ chịu hơn. Ngoài ra, nếu bạn ở nhà thường xuyên thì hãy đặt một cái máy tạo độ ẩm trong nhà giúp không khí trong nhà luôn ở trạng thái dễ chịu, da cũng sẽ ít bị kích thích.
2. Dùng giấm táo
Nếu trong nhà bạn có giấm táo thì hãy dùng nguyên liệu này để giảm ngứa da nhé. Đây là một cách giảm ngứa mà dân gian đã thực hiện từ rất lâu rồi. Chỉ cần lấy 1 – 2 thìa giấm táo rồi pha với nước lọc theo tỉ lệ 1:1. Khuấy đều hỗn hợp rồi thoa nhẹ lên vùng da bị vẩy nến. Để khoảng vài phút thì rửa lại với nước sạch để tránh bị kích ứng với giấm. Thực hiện cách này mỗi ngày một lần trong vòng một tuần. Tuy nhiên, cần nhớ rằng không bôi giấm lên vết thương hở ở vùng da bị bệnh sẽ khiến bạn bị kích thích nhiều hơn.
3. Tắm nước ấm vừa đủ
Khi da của chúng ta gặp vấn đề thì thường được khuyên là không nên tiếp xúc với nước nóng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng đối với nhiều người thì nước nóng lại thật sự hữu ích, đặc biệt là những bệnh nhân bị vẩy nến. Theo các chuyên gia da liễu, những người bị bệnh vẩy nến không nên dùng nước nóng có nhiệt độ quá cao, mà chỉ cần 30 – 40 độ là đủ. Dùng nước này tắm với loại xà phòng có tính dịu nhẹ sẽ giúp làm dịu vết ngứa và loại bỏ da khô.
Người bệnh sau khi tắm thì hãy đợi cơ thể khô một cách tự nhiên hoặc có thể dùng khăn mềm la thật nhẹ nhàng. Hành động lau cơ thể quá mạnh có thể làm cho vết thương trở nên tồi tệ hơn và thậm chí làm xuất hiện những vết lở loét mới. Sau khi cơ thể đã khô hoàn toàn thì hãy bôi kem giữ ẩm ngay theo cách mà chúng tôi đã hướng dẫn ở trên để tránh da bị khô. Nếu chưa có thời gian, có thể đắp khăn ướt lên vùng da bị ngứa.
4. Kiểm soát tốt những lo lắng, căng thẳng
TS Trần Hậu Khang, Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam khuyến cáo: “Stress có thể khiến bệnh vẩy nến trở nên trầm trọng hơn”. Chính vì thế thì bạn hãy biết cách giảm bớt lo lắng, căng thẳng, tránh bi quan và có lối sống lành mạnh để bệnh co thể dễ dàng được kiểm soát.
Có rất nhiều cách giúp bạn giảm căng thẳng, chẳng hạn như tập yoga, thiền định, hít thở sâu và ngay cả việc đi bộ nhẹ nhàng; ăn uống lành mạnh; uống nhiều nước; ngủ đủ giấc cũng có thể khiến nhiều người trở nên bình tĩnh, thư thái hơn.
5. Chữa lành với ánh sáng mặt trời
Theo nhiều nghiên cứu thì tia cực tím (UV) trong ánh sáng mặt trời có thể làm chậm sự tăng trưởng của tế bào da. Vì thế, bạn có thể “lợi dụng” ánh sáng mặt trời để làm dịu, cải thiện và thậm chí chữa lành các tổn thương do bệnh vẩy nến một cách hiệu quả nhất.
Cụ thể, vào mỗi buổi sáng sớm thì bạn hãy ra những chỗ thông thoáng để đón nhận ánh sáng mặt trời trong khoảng 15 – 20 phút là đủ. Không nên tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời có thể làm tăng nguy cơ ung thư da. Khi đi ra nắng thì cần bôi kem chống nắng nếu không bệnh vẩy nến sẽ bùng phát nghiêm trọng hơn.
6. Sử dụng các sản phẩm dành cho da nhạy cảm
Dạ bị bệnh hay gặp tổn thương đều rất nhạy cảm. Để bảo vệ tốt cho da thì tránh sử dụng những sản phẩm có chứa cồn, chất khử mùi, axit ((glycolic, salicylic, và acid lactic) và những chất tẩy rửa có tình tẩy mạnh (xà phòng, nước rửa chén, nước tẩy bồn cầu, …). Hãy lựa chọn những sản phẩm có tính dịu nhẹ và không mùi là thích hợp nhất.
Ngoài ra, chất liệu vải trên quần áo mà chúng ta mặc hằng ngày bạn cũng phải lưu tâm đến. Hãy lựa chọn những bộ quần áo có chất liệu vải mỏng, mềm mại và thoải mái như cotton; tránh sử dụng các loại quần áo làm từ len và vải nỉ vì chúng có thể khiến bệnh tình khó kiểm soát.
7. Không gãi ngứa
Như chúng tôi đã giải thích ở phần đầu, bệnh vẩy nến có gây ngứa khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu. Hành động gãi ngứa liên tục, gãi quá mạnh khiến vùng da tổn thương bị nhiễm trùng bệnh vì thế mà có thể phát triển mạnh hơn. Vì thế, bạn không được gãi ngứa; hãy cố gắng suy nghĩ đến những việc khác để quên đi việc này. Hãy thường xuyên cắt gọn móng tay để hạn chế tác động lên các mô da bị tổn thương.
8. Không hút thuốc và sử dụng các loại đồ uống có cồn
Nếu bạn đang bị vẩy nến và có hút thuốc lá thì hãy từ bỏ thói quen này bởi nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những chất có trong thuốc lá sẽ thôi thúc bệnh nhân liên tục gãi ngứa làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu tự mình không bỏ được thuốc lá thì hãy nhờ các chuyên gia hiến kế để tìm ra biện pháp bỏ thuốc hiệu quả nhất.
Ngoài ra, những loại đồ uống có cồn như rượu, bia có thể kích hoạt các triệu chứng của bệnh vẩy nến hoạt động mạnh hơn. Bạn hãy từ bỏ thói quen uống bia rượu hằng ngày cho đến khi bệnh khỏi hãy sử dụng trở lại với mức độ phù hợp hơn.
Chúng tôi đã giúp em giải đáp thắc mắc bệnh vẩy nến có ngứa không. Đây là một căn bệnh khó chữa trị nên em cần phải “chung sống hòa bình” với bệnh; thực hiện những hướng dẫn mà chúng tôi đã gợi ý trên đây để bệnh đạt được sự ổn định lâu dài.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- 3 cách chữa vẩy nến da đầu bằng thuốc dân gian
- Các nhóm thực phẩm giàu Omega 3 dành cho bệnh nhân vẩy nến
- Daivonex – Thuốc dùng trong điều trị bệnh vẩy nến
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,551
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,095
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,506