Da liễu: Viêm da cơ địa ở chân: Nguyên nhân, dấu hiệu & cách trị


dungcpc1

Active Member
2,594
3
38
Xu
1,157
Da liễu –

Viêm da cơ địa nói chung và bệnh viêm da co địa ở chân là một bệnh mãn tính và nó có hưởng đến hơn 18 triệu người trên thế giới. Theo lý thuyết thì viêm da cơ địa ở chân là hiện tượng da chân phản ứng lại với các tác nhân gây hại ngoài môi trường.



Viêm da cơ địa ở chân là một bệnh khá phổ biến ở những nước đang phát triển như Việt Nam



Bệnh viêm da cơ địa ở chân chủ yếu xảy ra do da chân bị tổn thương bởi thói quen đi chân trần trên đất hay va chạm da chân với một vật cứng có mang mầm bệnh. Viêm da cơ địa ở chân thường có một số biểu hiện dễ nhìn thấy như sau: Da chân nổi mụn nước, đỏ tấy, ngứa rát có khi còn rỏ dịch trên bề mặt da.

Để tìm hiểu thêm về bệnh viêm da cơ địa ở chân thì bạn hãy đọc thật kỹ và đừng bỏ qua chi tiết nào trong bài viết này nhé.

I. Nguyên nhân bệnh viêm da cơ địa ở chân

Nói về bệnh viêm da cơ địa nói chung thì có 2 nguyên nhân chính, là do di truyền và yếu tố tác động từ bên ngoài môi trường.



Một số nguyên nhân chính gây ra viêm da cơ địa ở chân



Tương tự như thế, bệnh viêm da cơ địa ở chân cũng có 2 nguyên nhân chính là di truyền và yếu tố môi trường tác động.

⊗ Do di truyền:

  • Theo nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh viêm da cơ địa là một bệnh có tính di truyền khá mạnh. Trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh viêm da cơ địa thì con cái có khả năng mắc bệnh là 50% so với trẻ có bố mẹ không mắc bệnh. Còn trường hợp cả bố và mẹ của trẻ đều mắc bệnh thì tỷ lệ sinh con ra mắc bệnh là 80%.
  • Hiện nay có đến 35% trẻ em sinh ra đã có mầm bệnh viêm da cơ địa do nhân gen mang mầm bệnh từ bố mẹ. Tuy nhiên, nếu như phát hiện ra mầm bệnh sớm và có cách khắc phục đúng đắn thì có thể chữa bệnh triệt để ngay cả khi nó còn chưa phát tát.
⊗ Do yếu tố môi trường tác động:

  • Bệnh viêm da cơ địa ở chân thông thường sẽ liên quan đến một số nghề nghiệp đòi hỏi người làm phải tiếp xúc nhiều với nước thường xuyên như nông dân, công nhân môi trường, nhân viên vệ sinh, người bán nước giải khát,…
  • Người là nghề này, thường xuyên tiếp xúc với nước, chân luôn ở môi trường ẩm ướt, nhiều vi khuẩn lại không được quan tâm chăm sóc đúng đắn, tạo môi trường thuận tiện để cho vi khuẩn nấm sinh sôi và phát triển tạo thành bệnh.
Ngoài hai nguyên nhân chính kể trên ra thì bệnh viêm da cơ địa ở chân còn được tạo nên do một số lí do như da chân bệnh nhân tiếp xúc nhiều với môi trường hóa chất, xà phòng có chất tẩy rửa mạnh, khói bụi đường phố hay ô nhiễm môi trường,…

Bệnh viêm da cơ địa ở chân thường xuất hiện ở chân thường xuất hiện ở đầu ngón chân và gót chân rồi sau đó là lan rộng ra cả vùng bàn chân, các vết viêm da cơ địa ở chân thường loang lỗ không có ranh giới nào rõ ràng với vùng da khỏe mạnh xung quanh.

Do vậy, dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một vài dấu hiệu để nhận biết được bệnh viêm da cơ địa ở chân sớm nhất.

II. Cách nhận biết và chẩn đoán viêm da cơ địa ở chân

Có khoảng 20% dân số thế giới mắc phải căn bệnh này, tập trung đông nhất ở các nước nghèo, đang phát triển khi mà trình độ y tế còn yếu kém và người dân không có điều kiện làm việc tốt nhất.

Ở giai đoạn đầu của bệnh viêm da cơ địa ở chân thường sẽ rất khó nhận biết nếu người bệnh không chú ý quan sát cũng như có sự quan tâm đúng mực cho sức khỏe da liễu của mình. Để sớm nhận biết ra bệnh, các bạn cần lưu ý một số điều ở dưới đây:

  • Nứt nẻ ở đầu ngón chân, sau đó da khô và bong tróc lên như mảng da rắn đã lột ra, ranh giới giữa da bệnh và da lành thường không rõ ràng.
  • Sau đó các vết bong da lan rộng ra mu bàn chân, gót chân, có thể gây ngứa khiến bệnh nhân khó chịu và có hiện tượng gãi. Nếu gãi mạnh tay thì sẽ làm trầy da và tổn thương bề mặt da, gây chảy máu và nhiễm trùng.
  • Vào mùa hè, vùng da bệnh ngứa dữ dội, đỏ tấy và nổi mụn nước. Khi các vết mụn nước này vỡ đi sẽ tạo thành sẹo, có đóng vảy và và tiết dịch bên trong.
  • Vào mùa đông khi mà độ ẩm không khí xuống thấp quá mức, tình trạng nứt nẻ da càng nặng thêm, phần da bệnh có thể khô quắp lại, phần da có thể rách ra, ứa máu, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt của người bệnh. Nếu trong lúc này mà người bệnh rửa chân hay tắm bằng xà phòng có chất tẩy rửa mạnh thì sẽ làm tình trạng bệnh nặng thêm. Thương tổn trên da có thể nhiễm nấm, cũng tùy trường hợp mà bệnh có thể bộc phát mạnh mẽ hơn hoặc giữ nguyên trạng thái bệnh.
  • Bệnh viêm da cơ địa ở chân thường khởi phát cũng với một số bệnh liên quan như bệnh hen suyễn, dị ứng thời tiết, hoặc do bệnh nhân tiếp xúc với hóa chất hay do thay đổi thời tiết bất chợt. Do đó nếu bạn tự dưng cảm thấy ngứa ngáy ở chân, bàn chân, ngón chân hay mua bàn chân thì bạn hoàn toàn có thể nghi ngờ bản thân đã mắc bệnh viêm da cơ địa ở chân.
Viêm da cơ địa ở chân nhìn chung thì không nguy hiểm đến tính mạnh của người bệnh nhưng nó làm người bệnh khó khăn trong việc di chuyển, đi đứng và làm chậm trễ công việc hàng ngày. Tuy nhiên, đây chỉ là bước đầu chẩn bệnh, để có kết quả chính xác nhất người bệnh cần phải tới cơ quan y tế uy tín để kiểm tra và có cách xử lý sớm và hiệu quả nhất.

III. Cách chữa bệnh viêm da cơ địa ở chân

Ở nước ta do thời tiết nóng ẩm và điều kiện công việc chưa được tốt nên số lượng bệnh nhân mắc bệnh viêm da cơ địa nói chung và bệnh viêm da cơ địa ở chân nói riêng ngày càng gia tăng và có diễn biến phức tạp.

Do đó, tuy rằng bệnh này không gây nguy hiểm nhưng người bệnh cũng cần quan tâm đúng mực và có cách chữa bệnh kịp thời. Dưới đây chúng tôi cũng xin đề cửa một số phương pháp điều trị viêm da cơ địa ở chân được nhiều người tin tưởng áp dụng và điều trị bệnh thành công.

#1. Chữa viêm da cơ địa ở chân bằng trầu không

Trầu không hay còn gọi là trầu là một loại dây thường xanh sống lâu năm, lá hình trái tim được nhìn thấy nhiều ở các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam có hai loại trầu không là trầu mỡ và trầu quế.



Lá trầu vị cay nồng, mùi thơm, tính ấm chính vì vậy lá trầu không thường được dùng được dùng để chữa viêm da cơ địa



Thành phần hoạt chất chính của trầu không là bentelphenol nó tạo ra một chất giống như mùi khói. Lá trầu xanh cũng được sử dụng như một chất kích thích, khử trùng, làm sạch hơi thở.

Theo y học cổ truyền lá trầu vị cay nồng, mùi thơm, tính ấm chính vì vậy lá trầu không thường được dùng được dùng để chữa các chứng viêm họng, cảm cúm, các bệnh ngoài da như nước ăn tay chân, viêm da cơ địa,…

Chữa viêm da cơ địa ở chân bằng lá trầu không đơn giản theo các bước sau:

  • Bước 1: Khi chọn hái hoặc mua lá trầu không, bạn cần chọn những lá không quá già hoặc quá non, không bị sâu đục hay lá úa vàng.
  • Bước 2: Mang khoảng 20 lá đến 30 lá trầu không đi rửa sạch sau đó ngâm nước muối loãng khoảng 5 phút để trừ khử vi khuẩn và bụi bám trên đó.
  • Bước 3: Cho lá trầu không vào nồi đun sôi nhỏ lửa cùng 2 lít nước. Sau khi nước sôi thì để thêm khoảng 5 phút để tinh dầu trầu không tiết ra hết. Khi sử dụng thì lấy nước trầu không pha với nước sạch vừa đủ để ngâm chân. Có thể lấy bã lá trầu không chà xát lên vùng da bệnh để giảm ngứa ngay lập tức.
Thực hiện mỗi ngày một lần, liên tục cho đến khi bệnh dứt hẳn. Lá trầu không là nguyên liệu dễ tìm, cách thực hiện lại dễ dàng và không quá tốn kém. Cho nên bạn chỉ cần có lòng kiên trì để đánh đuổi bệnh viêm da cơ địa ở chân bằng lá trầu xanh.

#2. Chữa viêm da cơ địa ở chân bằng thuốc tây

Các loại thuốc tây tổng hợp nhằm giúp kiểm soát sự lan nhanh của bệnh viêm da cơ địa ở chân, tránh cho bệnh nhân ngứa ngáy dẫn đến gãi gây nhiễm trùng da. Điều trị bệnh bằng thuốc tây giúp bệnh nhân thuận tiện hơn trong cuộc sống, tuy nhiên tránh việc lạm dụng thuốc, vì việc này có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc phổ biến để chữa viêm da cơ địa ở chân hiện nay chủ yếu là các loại kem bôi dưỡng ẩm, kem corticoid và uống kháng sinh histamin để chống ngứa.

Một số loại thuốc bôi phổ biến hiện nay có thể kể đến là: Mỡ kháng sinh để chống nhiễm khuẩn, dung dịch Jarish, thuốc tím 1/10 000, nước muối sinh lý 0,9%, thuốc mỡ goudron, ichthyol,….

Ngoài ra khi tình trạng bện chuyển nặng bệnh nhân sẽ được chỉ định uống kháng sinh histamin chống dị ứng, chống ngứa, một số trường hợp có thể sẽ uống corticoid dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sỹ chuyên khoa.

#3. Chữa viêm da cơ địa ở chân bằng thuốc đông y

Ngoài lựa chọn thuốc tây để chữa bệnh nhanh nhưng lại lo ngại nhiều về những tác dụng phụ thì bạn còn một lựa chọn tối ưu hơn chính là thuốc Đông y.



Thuốc Đông y có tác dụng trị bệnh viêm da cơ địa ở chân sâu tận căn nguyên, không lo tái phát.



Hiện nay Đông y có nhiều đơn vị đã cho nghiên cứu và tung ra thị trường các loại sản phẩm để chữa bệnh viêm da cơ địa ở chân nói riêng và bệnh viêm da cơ địa toàn thân nói chung. Theo thử nghiệm lâm sàng thì các phương thuốc này đều cho kết quả điều trị tốt và chưa thấy có báo cáo về tác dụng phụ.

Một số loại dược liệu được dùng trong việc chữa viêm da cơ địa ở chân là trầu không, ích nhĩ tử, ô liên rô, mò trắng, những dược liệu này đều có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và tái tạo lại làn da bệnh rất tốt.

Thuốc dùng để bôi bên ngoài có thể có các nguyên liệu quen thuộc như mật ong, bí đao,… đều có tác dụng làm mềm da, tái tạo lại tế bào biểu bì da, tăng cường sức khỏe của da.

Một trong những bài thuốc Đông y chữa viêm da cơ địa ở chân nói riêng là Thanh bì dưỡng can thang của Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc Dân tộc nghiên cứu và phát triển có tác dụng trị bệnh sâu tận căn nguyên, không lo tái phát.

Bạn có thể tham khảo thêm: Lương y Nguyễn Văn Tuấn chữa viêm da cơ địa có tốt không?

IV. Bị viêm da cơ địa ở chân cần lưu ý

Viêm da cơ địa ở chân dù là giai đoạn khởi phát hay lúc bệnh đã trầm trọng thì đều cần phải được quan tâm và chăm sóc đúng mực, vì chân người là bộ phận dễ tổn thương và thường xuyên phải tiếp xúc rất nhiều với các tác nhân gây hại bên ngoài.

Do đó để phòng bệnh và chữa bệnh viêm da cơ địa ở chân tốt nhất, bác sỹ da liễu khuyến cáo như sau:

  • Không nên ngâm chân trong nước quá lâu, nhất là môi trường nước có nhiều hóa chất hoặc dung dịch tẩy rửa. Nếu tính chất công việc bắt buộc thì người bệnh nên mang đồ bảo hộ như ủng đi mưa.
  • Không dùng nước quá nóng để tắm, ngâm chân, không ngâm rửa chân bằng xà phòng có tính kiềm cao, nên chọn loại xà phòng dịu nhẹ cho da.
  • Giữ ẩm cho làn da chân, nhất là vào mùa đông, khi thời tiết lạnh nhưng khô, dễ làm cho da bong tróc.
  • Vệ sinh chân sạch sẽ, sử dụng tất chân bằng vải cotton là tốt nhất, vì loại vải này thoáng khí không gây hầm bí chân người bệnh.
  • Giữ phòng ngủ, giày dép sạch sẽ.
  • Tránh các yếu tố dị ứng cho lông thú cưng, môi trường nhiều bùn đất.
Trên đây là thông tin cơ bản về bệnh viêm da cơ địa ở chân, mong rằng bài viết này có thể giúp được các bạn. Chúc bạn sức khỏe.

Có thể bạn muốn biết: Chữa viêm da cơ địa bằng Đông y ở đâu hiệu quả.


Nguồn: chuyenkhoadalieu.net​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl