Da liễu –
Củ ráy tuy không ăn được nhưng người bệnh có thể sử dụng củ ráy chữa tổ đỉa. Hiệu quả chữa bệnh từ vị thuốc “dân dã” này sẽ khiến bạn không khỏi bất ngờ. Và sau đây là một số cách chữa tổ đỉa bằng củ ráy, bệnh nhân có thể tìm hiểu.
Củ ráy là củ của một loại cây dại mọc hoang ở khắp miền đất nước ta. Theo như tên gọi vùng miền, cây ráy ở miền Nam thường được gọi là cây bạc hà và ở miền Bắc, người ta biết đến loại cây này với tên gọi là dọc mùng trắng. Tùy thuộc vào từng vùng miền mà cây ráy được gọi với tên không giống nhau.
Và theo tài liệu ghi chép những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam được xuất bản năm 2006 của GS.TS Đỗ Tất Lợi, cây ráy còn được gọi là ráy dại. Loại cây này thuộc họ ráy araceae với tên khoa học là Alocasia odora (Roxb) C.Koch. (Colocasia macrorhiza Schott).
Là một loại củ dân giã, có tính hơi độc, ăn vào gây ngứa ngáy ở miệng hoặc bỏng rát ở lưỡi. Chính vì vậy, loại cây mọc ở nơi rừng ẩm ướt này thường không được dùng trong chế biến thức ăn. Tuy không được “hoang nghênh” trong thực đơn ăn uống nhưng củ ráy được đánh giá như “vị thuốc quý” giúp điều trị nhiều bệnh. Và đây được xem như một trong những vị thuốc dân gian giúp chữa trị bệnh tổ đỉa hiệu quả.
Công dụng của củ ráy đối với tổ đỉa
Đông y cho hay, củ ráy có tính mát và vị cay mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Loại củ này có tác dụng tán ứ, thanh nhiệt, lợi niệu giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh như phong đờm, sưng đau chân, giảm đau nhức gãy xương, sốt rét,… Ngoài ra, củ ráy cũng mang lại kết quả điều trị tối ưu đối với các bệnh như nôn mửa, viêm phổi, thũng độc,… Bên cạnh đó, chúng cũng khá hiệu quả trong việc chữa trị các bệnh ngoài da như mụn nhọt, ghẻ lở, nấm kẽ chân. Và đặc biệt không thể không kể đến là bệnh tổ đỉa.
Không chỉ riêng sự công nhận của Đông y, sau khi “mổ xẻ” phân tích và nghiên cứu, Tây y cũng đưa ra các bằng chứng, chứng minh củ ráy chữa tổ đỉa vô cùng hiệu nghiệm. Bởi các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một lượng lớn hoạt chất Flavonoit có trong củ ráy. Đây vừa là chất chống oxy hóa vừa chất kháng khuẩn, chống viêm, giúp ngăn ngừa gốc tự do hình thành, làm chậm quá trình viêm nhiễm.
Củ ráy chữa tổ đỉa – Mẹo hay “đánh bay” bệnh hiệu quả
Đối với căn bệnh dai dẳng như tổ đỉa, để chữa trị dứt điểm bệnh đòi hỏi người bệnh cần phải có tính kiên trì. Do đó, người bệnh khi dùng củ ráy chữa tổ đỉa nên áp dụng thường xuyên. Các tinh chất chứa trong củ ráy sẽ giúp các nốt mụn nước khô nhanh chóng. Đồng thời, giúp thúc đẩy quá trình tái tạo da, làm lành vùng da bị tổn thương và làm giảm triệu chứng ngứa ngáy trên bề mặt da. Bên cạnh đó, người bệnh trong quá trình dùng củ ráy chữa tổ đỉa không nên chữa bệnh theo kiểu ngày chữa ngày không, tránh làm giảm hiệu quả của thuốc chữa bệnh.
Và để thực hiện được bài thuốc chữa tổ đỉa bằng củ ráy, người bệnh cần chuẩn bị 2 củ ráy tươi. Củ ráy mọc khắp mọi nơi nên không khó để tìm thấy. Tuy nhiên, khi nhổ củ ráy, các bạn nên đeo găng tay, tránh tình trạng mủ củ dính vào tay gây ngứa.
Cách thức thực hiện như sau:
Khi điều trị bệnh tổ đỉa bằng củ ráy, người bệnh nên nắm những lưu ý sau, tránh trường hợp bệnh không khỏi mà còn chuốc họa vào thân.
→ Có thể bạn quan tâm:
Củ ráy tuy không ăn được nhưng người bệnh có thể sử dụng củ ráy chữa tổ đỉa. Hiệu quả chữa bệnh từ vị thuốc “dân dã” này sẽ khiến bạn không khỏi bất ngờ. Và sau đây là một số cách chữa tổ đỉa bằng củ ráy, bệnh nhân có thể tìm hiểu.
Củ ráy là củ của một loại cây dại mọc hoang ở khắp miền đất nước ta. Theo như tên gọi vùng miền, cây ráy ở miền Nam thường được gọi là cây bạc hà và ở miền Bắc, người ta biết đến loại cây này với tên gọi là dọc mùng trắng. Tùy thuộc vào từng vùng miền mà cây ráy được gọi với tên không giống nhau.
Và theo tài liệu ghi chép những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam được xuất bản năm 2006 của GS.TS Đỗ Tất Lợi, cây ráy còn được gọi là ráy dại. Loại cây này thuộc họ ráy araceae với tên khoa học là Alocasia odora (Roxb) C.Koch. (Colocasia macrorhiza Schott).
Là một loại củ dân giã, có tính hơi độc, ăn vào gây ngứa ngáy ở miệng hoặc bỏng rát ở lưỡi. Chính vì vậy, loại cây mọc ở nơi rừng ẩm ướt này thường không được dùng trong chế biến thức ăn. Tuy không được “hoang nghênh” trong thực đơn ăn uống nhưng củ ráy được đánh giá như “vị thuốc quý” giúp điều trị nhiều bệnh. Và đây được xem như một trong những vị thuốc dân gian giúp chữa trị bệnh tổ đỉa hiệu quả.
Công dụng của củ ráy đối với tổ đỉa
Đông y cho hay, củ ráy có tính mát và vị cay mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Loại củ này có tác dụng tán ứ, thanh nhiệt, lợi niệu giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh như phong đờm, sưng đau chân, giảm đau nhức gãy xương, sốt rét,… Ngoài ra, củ ráy cũng mang lại kết quả điều trị tối ưu đối với các bệnh như nôn mửa, viêm phổi, thũng độc,… Bên cạnh đó, chúng cũng khá hiệu quả trong việc chữa trị các bệnh ngoài da như mụn nhọt, ghẻ lở, nấm kẽ chân. Và đặc biệt không thể không kể đến là bệnh tổ đỉa.
Không chỉ riêng sự công nhận của Đông y, sau khi “mổ xẻ” phân tích và nghiên cứu, Tây y cũng đưa ra các bằng chứng, chứng minh củ ráy chữa tổ đỉa vô cùng hiệu nghiệm. Bởi các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một lượng lớn hoạt chất Flavonoit có trong củ ráy. Đây vừa là chất chống oxy hóa vừa chất kháng khuẩn, chống viêm, giúp ngăn ngừa gốc tự do hình thành, làm chậm quá trình viêm nhiễm.
Củ ráy chữa tổ đỉa – Mẹo hay “đánh bay” bệnh hiệu quả
Đối với căn bệnh dai dẳng như tổ đỉa, để chữa trị dứt điểm bệnh đòi hỏi người bệnh cần phải có tính kiên trì. Do đó, người bệnh khi dùng củ ráy chữa tổ đỉa nên áp dụng thường xuyên. Các tinh chất chứa trong củ ráy sẽ giúp các nốt mụn nước khô nhanh chóng. Đồng thời, giúp thúc đẩy quá trình tái tạo da, làm lành vùng da bị tổn thương và làm giảm triệu chứng ngứa ngáy trên bề mặt da. Bên cạnh đó, người bệnh trong quá trình dùng củ ráy chữa tổ đỉa không nên chữa bệnh theo kiểu ngày chữa ngày không, tránh làm giảm hiệu quả của thuốc chữa bệnh.
Và để thực hiện được bài thuốc chữa tổ đỉa bằng củ ráy, người bệnh cần chuẩn bị 2 củ ráy tươi. Củ ráy mọc khắp mọi nơi nên không khó để tìm thấy. Tuy nhiên, khi nhổ củ ráy, các bạn nên đeo găng tay, tránh tình trạng mủ củ dính vào tay gây ngứa.
Cách thức thực hiện như sau:
- Người bệnh đem củ ráy rửa sạch, gọt bỏ phần vỏ.
- Sau đó, thái thành từng miếng mỏng và giã nát.
- Cho củ ráy và ấm đun sôi với nước trong 10 phút.
- Tiếp đó, chờ nước nguội, bệnh nhân dùng nước này ngâm rửa vùng tay chân hoặc da bị bệnh tổ đỉa.
- Thực hiện thường xuyên bài thuốc này, các triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện đáng kể.
Khi điều trị bệnh tổ đỉa bằng củ ráy, người bệnh nên nắm những lưu ý sau, tránh trường hợp bệnh không khỏi mà còn chuốc họa vào thân.
- Theo ông Huỳnh Lê Thái Hòa (công tác tại sở Y tế TPHCM), trong củ ráy có chứa lượng lớn sapotoxin. Đây là một loại độc gây nên các triệu chứng như cứng hàm, tê môi, lưỡi và gây ngứa. Và độc tố này chỉ giảm hoặc mất đi khi người bệnh nấu chín. Vì vậy, khi sử dụng củ ráy chữa tổ đỉa, để tránh tình trạng ngứa, bệnh nhân nên nấu nước sôi thật lâu. Trong quá trình sơ chế củ ráy, bạn nên đeo bao tay, tránh vấy mủ lên người. Tuyệt đối, không dùng củ ráy để ăn hay xay nước uống để chữa bệnh.
- Và theo Bách khoa toàn thư (Wikipedia), Saponin chứa trong củ ráy, khi hòa tan với nước sẽ làm giảm sức căng bề mặt của dung dịch, đồng thời tạo mùi hắc gây hắt hơi mạnh. Do đó, khi nấu củ ráy, các bạn nên đeo khẩu trang.
→ Có thể bạn quan tâm:
- Thuốc chữa nấm tổ đỉa hiệu quả nhất hiện nay
- Bệnh tổ đỉa – nguyên nhân do đâu?
- Người bị bệnh tổ đỉa nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,556
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,103
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,514