Da liễu –
Tại sao lên da non lại bị ngứa? Cách khắc phục tình trạng này là gì? Thông qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn lí giải tường tận các vấn đề này.
Tại sao lên da non lại bị ngứa?
Nhiều người vẫn thường thắc mắc và không hiểu vì sao trong quá trình tái tạo nên lớp da mới thường hay bị ngứa. Vấn đề này phải lý giải dựa trên những kiến thức chuyên môn. Nhằm giúp người đọc hiểu rõ về vấn đề này, chúng tôi xin được đưa ra lời giải đáp như sau:
Lý giải tại sao lên da non lại bị ngứa và cách khắc phục
Cơ thể của chúng ta được bao bọc bởi một lớp da. Nó có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại từ bên ngoài. Khi da bị tổn thương vì một tác nhân nào đó, chúng sẽ bắt đầu thực hiện quá trình tái tạo lại làn da mới.
Một quá trình tái tạo lại làn da thường được trải qua 4 bước bao gồm: Giai đoạn cầm máu, giai đoạn viêm, giai đoạn tăng sinh và cuối cùng là tái tạo. Lớp da non trong quá trình phục hồi thường gây cảm giác ngứa ngáy cho người bệnh. Vậy tại sao lên da non lại bị ngứa?
Khi lớp da của chúng ta bị tổn thương, các mạch máu cũng sẽ bị rách. Trong thời gian vết thương lành trở lại, lớp da non còn đang rất mỏng. Đồng thời, các mạch máu lúc này rất dễ bị tổn thương và nhạy cảm. Tình trạng này dẫn đến các tín hiệu được truyền đến não bị sai, lập tức não sẽ ra lệnh cho tay gãi vùng da non để chữa ngứa.
Chưa hết, các vùng da xung quanh vết thương đảm nhiệm chức năng tái tạo lại các mô mới nhằm lấp đầy vùng da bị thương. Trong khi diễn ra quá trình này, các tế bào mô sẽ chồng lên nhau và chèn ép lên cả những mạch máu cùng các dây thần kinh xung quanh. Khi những tín hiệu này được truyền đến não, não sẽ trả kết quả gây cảm giác ngứa ngáy.
Ngoài ra, có một số ý kiến cho rằng khi vết thương sắp lành, các vảy trầy trên da kéo lớp da non lại, khiến cho xung quanh vùng da có vảy trầy ngứa ngáy.
Mặc dù có nhiều cách lý giải nhưng tình trạng ngứa ngáy khi lên da non chỉ đơn giản là dấu hiệu chứng tỏ vết thương sắp lành lại. Do đó, bạn không cần phải lo lắng. Tuy nhiên để chắc chắn da bị ngứa không phải là bị bội nhiễm thì cần phải dựa vào tình trạng vết thương để xác định. Nếu như ngứa ngáy do nhiễm trùng thì bạn cần phải có cách điều trị sớm tránh để chúng gây ra các biến chứng.
Cách trị ngứa khi lên da non bạn nên thực hiện
Nếu không phải do bị nhiễm trùng thì tình trạng ngứa ngáy khi lên da non là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên nó lại gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Nếu không cẩn thận mà dùng tay gãi làm cho lớp da này bị rách ra. Chúng làm tăng nguy cơ bội nhiễm, để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.
Để khắc phục tình trạng này, chúng tôi xin đưa ra một số cách chữa trị như sau:
➥ Sử dụng các loại thuốc kháng sinh:
Sử dụng các loại thuốc kháng sinh để khắc phục tình trạng ngứa khi lên da non
Dùng các loại thuốc bôi da từ tây y sẽ làm giảm tình trạng ngứa ngáy do hình thành da non. Các loại thuốc thường được chỉ định sử dụng bao gồm thuốc kháng Histamin, thuốc giảm ngứa Acetaminophen. Tuy nhiên vì chúng có thể sẽ gây ra những tác dụng phụ không tốt. Do đó, trước khi sử dụng cần phải hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, có thể dùng thêm vitamin E, chúng sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn, cảm giác ngứa ngáy cũng ít đi.
➥ Vệ sinh vùng da bị tổn thương đúng cách:
Nếu được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên thì bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, các vết thương cũng sẽ mau chóng được lành lại. Vì điều này sẽ giúp loại bỏ được những vi khuẩn và các tác nhân gây hại trên da.
Hãy sử dụng nước muối sinh lý hoặc các chất rửa đã được kiểm định an toàn để làm sạch vết thương hàng ngày. Sau đó dùng kem dưỡng ẩm để bôi lên vùng da này,. Chúng sẽ làm giảm đi cảm giác đau rát, giúp làn da được phục hồi nhanh.
➥ Tăng cường bổ sung thêm các dưỡng chất cho cơ thể:
Để quá trình tái tạo da được diễn ra một cách suôn sẻ, bạn cần chú ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Các thực phẩm bạn nên sử dụng bao gồm:
+ Thịt nạc: Vì đây là nguồn cung cấp protein dồi dào cho cơ thể, giúp làn da được hồi phục một cách nhanh chóng.
+ Rau củ tươi: Để cung cấp cho cơ thể các loại vitamin và các dưỡng chất thiết yếu, bạn nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi.
+ Thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C lớn: Cam, quýt, bưởi, ổi… là các loại trái cây bạn nên ăn để làm liền nhanh chóng vết thương, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
+ Nghệ vàng: Được xem là nguyên liệu có khả năng kháng viêm, sát khuẩn cực tốt, dùng nghệ không những làm cho vết thương nhanh được liền lại mà còn có tác dụng làm mờ sẹo hiệu quả.
+ Sắt: Để bổ máu, tạo điều kiện cho các tế bào mô nhanh chóng được tái tạo thì bạn cũng nên bổ sung thêm nhiều chất sắt cho cơ thể.
Ngoài việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, bạn cũng đừng chăm chăm vào vết thương. Nó sẽ chỉ làm cho cảm giác ngứa ngáy xuất hiện và khiến tay của bạn chỉ muốn gãi mà thôi.
Trên đây là những lý giải của chúng tôi về vấn đề “tại sao lên da non lại bị ngứa?”. Đồng thời cũng đã giúp các bạn đề ra một số biện pháp khắc phục tình trạng này. Nếu có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chuyên trang thuocdantoc.vn để được giải đáp rõ hơn.
Bài viết tham khảo
Tại sao lên da non lại bị ngứa? Cách khắc phục tình trạng này là gì? Thông qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn lí giải tường tận các vấn đề này.
Tại sao lên da non lại bị ngứa?
Nhiều người vẫn thường thắc mắc và không hiểu vì sao trong quá trình tái tạo nên lớp da mới thường hay bị ngứa. Vấn đề này phải lý giải dựa trên những kiến thức chuyên môn. Nhằm giúp người đọc hiểu rõ về vấn đề này, chúng tôi xin được đưa ra lời giải đáp như sau:
Lý giải tại sao lên da non lại bị ngứa và cách khắc phục
Cơ thể của chúng ta được bao bọc bởi một lớp da. Nó có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại từ bên ngoài. Khi da bị tổn thương vì một tác nhân nào đó, chúng sẽ bắt đầu thực hiện quá trình tái tạo lại làn da mới.
Một quá trình tái tạo lại làn da thường được trải qua 4 bước bao gồm: Giai đoạn cầm máu, giai đoạn viêm, giai đoạn tăng sinh và cuối cùng là tái tạo. Lớp da non trong quá trình phục hồi thường gây cảm giác ngứa ngáy cho người bệnh. Vậy tại sao lên da non lại bị ngứa?
Khi lớp da của chúng ta bị tổn thương, các mạch máu cũng sẽ bị rách. Trong thời gian vết thương lành trở lại, lớp da non còn đang rất mỏng. Đồng thời, các mạch máu lúc này rất dễ bị tổn thương và nhạy cảm. Tình trạng này dẫn đến các tín hiệu được truyền đến não bị sai, lập tức não sẽ ra lệnh cho tay gãi vùng da non để chữa ngứa.
Chưa hết, các vùng da xung quanh vết thương đảm nhiệm chức năng tái tạo lại các mô mới nhằm lấp đầy vùng da bị thương. Trong khi diễn ra quá trình này, các tế bào mô sẽ chồng lên nhau và chèn ép lên cả những mạch máu cùng các dây thần kinh xung quanh. Khi những tín hiệu này được truyền đến não, não sẽ trả kết quả gây cảm giác ngứa ngáy.
Ngoài ra, có một số ý kiến cho rằng khi vết thương sắp lành, các vảy trầy trên da kéo lớp da non lại, khiến cho xung quanh vùng da có vảy trầy ngứa ngáy.
Mặc dù có nhiều cách lý giải nhưng tình trạng ngứa ngáy khi lên da non chỉ đơn giản là dấu hiệu chứng tỏ vết thương sắp lành lại. Do đó, bạn không cần phải lo lắng. Tuy nhiên để chắc chắn da bị ngứa không phải là bị bội nhiễm thì cần phải dựa vào tình trạng vết thương để xác định. Nếu như ngứa ngáy do nhiễm trùng thì bạn cần phải có cách điều trị sớm tránh để chúng gây ra các biến chứng.
Cách trị ngứa khi lên da non bạn nên thực hiện
Nếu không phải do bị nhiễm trùng thì tình trạng ngứa ngáy khi lên da non là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên nó lại gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Nếu không cẩn thận mà dùng tay gãi làm cho lớp da này bị rách ra. Chúng làm tăng nguy cơ bội nhiễm, để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.
Để khắc phục tình trạng này, chúng tôi xin đưa ra một số cách chữa trị như sau:
➥ Sử dụng các loại thuốc kháng sinh:
Sử dụng các loại thuốc kháng sinh để khắc phục tình trạng ngứa khi lên da non
Dùng các loại thuốc bôi da từ tây y sẽ làm giảm tình trạng ngứa ngáy do hình thành da non. Các loại thuốc thường được chỉ định sử dụng bao gồm thuốc kháng Histamin, thuốc giảm ngứa Acetaminophen. Tuy nhiên vì chúng có thể sẽ gây ra những tác dụng phụ không tốt. Do đó, trước khi sử dụng cần phải hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, có thể dùng thêm vitamin E, chúng sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn, cảm giác ngứa ngáy cũng ít đi.
➥ Vệ sinh vùng da bị tổn thương đúng cách:
Nếu được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên thì bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, các vết thương cũng sẽ mau chóng được lành lại. Vì điều này sẽ giúp loại bỏ được những vi khuẩn và các tác nhân gây hại trên da.
Hãy sử dụng nước muối sinh lý hoặc các chất rửa đã được kiểm định an toàn để làm sạch vết thương hàng ngày. Sau đó dùng kem dưỡng ẩm để bôi lên vùng da này,. Chúng sẽ làm giảm đi cảm giác đau rát, giúp làn da được phục hồi nhanh.
➥ Tăng cường bổ sung thêm các dưỡng chất cho cơ thể:
Để quá trình tái tạo da được diễn ra một cách suôn sẻ, bạn cần chú ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Các thực phẩm bạn nên sử dụng bao gồm:
+ Thịt nạc: Vì đây là nguồn cung cấp protein dồi dào cho cơ thể, giúp làn da được hồi phục một cách nhanh chóng.
+ Rau củ tươi: Để cung cấp cho cơ thể các loại vitamin và các dưỡng chất thiết yếu, bạn nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi.
+ Thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C lớn: Cam, quýt, bưởi, ổi… là các loại trái cây bạn nên ăn để làm liền nhanh chóng vết thương, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
+ Nghệ vàng: Được xem là nguyên liệu có khả năng kháng viêm, sát khuẩn cực tốt, dùng nghệ không những làm cho vết thương nhanh được liền lại mà còn có tác dụng làm mờ sẹo hiệu quả.
+ Sắt: Để bổ máu, tạo điều kiện cho các tế bào mô nhanh chóng được tái tạo thì bạn cũng nên bổ sung thêm nhiều chất sắt cho cơ thể.
Ngoài việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, bạn cũng đừng chăm chăm vào vết thương. Nó sẽ chỉ làm cho cảm giác ngứa ngáy xuất hiện và khiến tay của bạn chỉ muốn gãi mà thôi.
Trên đây là những lý giải của chúng tôi về vấn đề “tại sao lên da non lại bị ngứa?”. Đồng thời cũng đã giúp các bạn đề ra một số biện pháp khắc phục tình trạng này. Nếu có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chuyên trang thuocdantoc.vn để được giải đáp rõ hơn.
Bài viết tham khảo
- Da mặt bị khô ngứa mẩn đỏ và sần sùi đừng bỏ qua cách điều trị này
- Dị ứng vùng da quanh mắt: Đừng để bệnh nặng mới điều trị
- Da tay bị nứt nẻ vào mùa đông: cách phòng tránh và khắc phục
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,562
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,112
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,523