Bị xước tay khi nhổ cỏ vườn một tháng sau ông K. liên tục than mệt, nghĩ cha mình xuống sức do tuổi già, các con ông ra sức bồi bổ.
Nhưng đột nhiên ông lên cơn co giật, mê sảng tại bệnh viện bác sĩ chẩn đoán ông bị uốn ván nặng.
Ngoài một số trường hợp không tìm ra tác nhân gây bệnh cụ thể thì những trường hợp uốn ván khác đa phần bắt đầu từ những vết sây sát nhỏ trong tai nạn sinh hoạt, lao động và tai nạn giao thông... Có những người nhiễm vi-rút này chỉ vì ngoáy tai hoặc xỉa răng bằng dụng cụ không hợp vệ sinh.
Nhiều người khi có các vết xước nhỏ thường "cho qua" mà không biết rằng nó có thể là khởi đầu cho một căn bệnh chết người, khiến gia đình bệnh nhân phải chi trả những khoản chi phí khá lớn cho việc thở máy và dùng kháng sinh liên tục.
Số bệnh nhân điều trị uốn ván tại BV Bệnh Nhiệt Đới luôn ở mức cao
Ông N.V.K. (67 tuổi, ngụ tại An Giang) chỉ là một trong số hơn 10 bệnh nhân đang nằm điều trị bệnh uốn ván tại khoa Cấp Cứu Hồi sức tích cực Chống độc người lớn, BV Bệnh Nhiệt Đới TPHCM.
Ông K. nhập viện đầu tháng 8/2011 trong tình trạng co giật, hôn mê, hàm cứng... Anh N.X.V. con trai bện nhân cho biết: “Trước khi nhập viện 4 tuần ông cụ nhổ cỏ trong vườn và bị một vết xước ở tay phải, không ai nghĩ vết thương sẽ nguy hiểm. Đúng một tháng sau, ông thấy trong người có biểu hiện đau mỏi, gáy cứng, thường xuyên nhức đầu, đổ mồ hôi. Chúng tôi nghĩ cụ mệt do tuổi già nên cố gắng bồi bổ nhưng mỗi bữa ăn vào ông đều bị nghẹn”.
BS Danh Thơm, người trực tiếp điều trị bệnh nhân K. cho biết: “Hầu hết các bệnh nhân uốn ván đều lui bệnh và có thể xuất viện sau 2 đến 3 tuần điều trị. Ông K. là trường hợp hiếm gặp vì thời gian nằm viện của ông đã lên đến hơn 6 tháng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do bệnh nhân bị uốn ván toàn thể quá nặng cộng với tiền căn cao huyết áp nhiều năm nên việc điều trị rất khó khăn”. Chỉ vì một vết xước nhỏ nhưng chi phí cho việc điều trị của ông K. đã lên đến hơn 300 triệu đồng. Tuy nhiên, bác sĩ tiên lượng khá dè dặt về sự bình phục của ông.
Cũng chỉ vì thờ ơ với uốn ván, bà Đ.T.T (58 tuổi, ngụ tại Đồng Nai) suýt nữa đã mất mạng vì nhập viện quá trễ. Hơn 10 năm làm nghề phân loại rác ở bãi rác Long Thành (Đồng Nai), công việc luôn phải tiếp xúc với rác thải bẩn và độc hại nhưng 4 người trong gia đình bà T. chưa một lần nghĩ tới chuyện phải đi chích ngừa uốn ván vì việc đứt tay đứt chân, đạp phải đinh xảy ra với họ như cơm bữa.
Hai ngón tay của bà T. bị hoại tử trong quá trình điều trị uốn ván buộc phải cắt bỏ
Trong một lần đứng cào xới trên đống rác, bà T. thấy lòng bàn chân đau nhói, co lên thì cây đinh gỉ đã xuyên qua chiếc ủng. Một tuần sau bà bắt đầu thấy trong người khó chịu, toàn thân đau nhức, hàm cứng khó nhai. Nghĩ mình bị cảm cúm nên bà đi mua thuốc tây về uống. Hai ngày sau, bệnh diễn tiến theo chiều hướng nặng hơn. Lúc này người nhà mới đưa bà đến bệnh viện địa phương. Ngay sau đó bệnh nhân được chuyển thẳng lên BV Bệnh Nhiệt Đới vì tình trạng đã rất nguy kịch.
Tưởng như bà T. đã không thể qua khỏi những cơn nhồi máu cơ tim và hôn mê sâu nhưng sau 4 tuần được điều trị tích cực, bà đã dần hồi tỉnh. Nhưng trong quá trình điều trị bệnh nhân bị tắc động mạch khiến máu không đủ để nuôi bàn tay trái, hậu quả của biến chứng hiếm gặp này khiến ngón trỏ và ngón giữa của bà bị hoại tử, buộc phải cắt bỏ. Việc điều trị cho bà ngốn hết gần 100 triệu đồng khiến gia đình vốn đã khó khăn nay lại thêm khoản nợ chồng chất.
Theo thống kê của Viện Pastuer TPHCM tại cuộc họp tổng kết dự án tiêm chủng mở rộng khu vực phía Nam, năm 2011 các tỉnh phía Nam có 7 trường hợp tử vong vì uốn ván. Hiện trẻ em và phụ nữ có thai đã được tiêm phòng loại bệnh này nhưng công tác tiêm phòng cho những đối tượng còn lại chưa được triển khai triệt để. Viện Pastuer khuyến cáo, việc tiêm phòng sẽ giúp cơ thể miễn dịch hiệu quả với uốn ván từ 5 đến 10 năm, người dân nên tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe của mình.
AloBacsi.
Nhưng đột nhiên ông lên cơn co giật, mê sảng tại bệnh viện bác sĩ chẩn đoán ông bị uốn ván nặng.
Ngoài một số trường hợp không tìm ra tác nhân gây bệnh cụ thể thì những trường hợp uốn ván khác đa phần bắt đầu từ những vết sây sát nhỏ trong tai nạn sinh hoạt, lao động và tai nạn giao thông... Có những người nhiễm vi-rút này chỉ vì ngoáy tai hoặc xỉa răng bằng dụng cụ không hợp vệ sinh.
Nhiều người khi có các vết xước nhỏ thường "cho qua" mà không biết rằng nó có thể là khởi đầu cho một căn bệnh chết người, khiến gia đình bệnh nhân phải chi trả những khoản chi phí khá lớn cho việc thở máy và dùng kháng sinh liên tục.
Số bệnh nhân điều trị uốn ván tại BV Bệnh Nhiệt Đới luôn ở mức cao
Ông N.V.K. (67 tuổi, ngụ tại An Giang) chỉ là một trong số hơn 10 bệnh nhân đang nằm điều trị bệnh uốn ván tại khoa Cấp Cứu Hồi sức tích cực Chống độc người lớn, BV Bệnh Nhiệt Đới TPHCM.
Ông K. nhập viện đầu tháng 8/2011 trong tình trạng co giật, hôn mê, hàm cứng... Anh N.X.V. con trai bện nhân cho biết: “Trước khi nhập viện 4 tuần ông cụ nhổ cỏ trong vườn và bị một vết xước ở tay phải, không ai nghĩ vết thương sẽ nguy hiểm. Đúng một tháng sau, ông thấy trong người có biểu hiện đau mỏi, gáy cứng, thường xuyên nhức đầu, đổ mồ hôi. Chúng tôi nghĩ cụ mệt do tuổi già nên cố gắng bồi bổ nhưng mỗi bữa ăn vào ông đều bị nghẹn”.
BS Danh Thơm, người trực tiếp điều trị bệnh nhân K. cho biết: “Hầu hết các bệnh nhân uốn ván đều lui bệnh và có thể xuất viện sau 2 đến 3 tuần điều trị. Ông K. là trường hợp hiếm gặp vì thời gian nằm viện của ông đã lên đến hơn 6 tháng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do bệnh nhân bị uốn ván toàn thể quá nặng cộng với tiền căn cao huyết áp nhiều năm nên việc điều trị rất khó khăn”. Chỉ vì một vết xước nhỏ nhưng chi phí cho việc điều trị của ông K. đã lên đến hơn 300 triệu đồng. Tuy nhiên, bác sĩ tiên lượng khá dè dặt về sự bình phục của ông.
Cũng chỉ vì thờ ơ với uốn ván, bà Đ.T.T (58 tuổi, ngụ tại Đồng Nai) suýt nữa đã mất mạng vì nhập viện quá trễ. Hơn 10 năm làm nghề phân loại rác ở bãi rác Long Thành (Đồng Nai), công việc luôn phải tiếp xúc với rác thải bẩn và độc hại nhưng 4 người trong gia đình bà T. chưa một lần nghĩ tới chuyện phải đi chích ngừa uốn ván vì việc đứt tay đứt chân, đạp phải đinh xảy ra với họ như cơm bữa.
Hai ngón tay của bà T. bị hoại tử trong quá trình điều trị uốn ván buộc phải cắt bỏ
Trong một lần đứng cào xới trên đống rác, bà T. thấy lòng bàn chân đau nhói, co lên thì cây đinh gỉ đã xuyên qua chiếc ủng. Một tuần sau bà bắt đầu thấy trong người khó chịu, toàn thân đau nhức, hàm cứng khó nhai. Nghĩ mình bị cảm cúm nên bà đi mua thuốc tây về uống. Hai ngày sau, bệnh diễn tiến theo chiều hướng nặng hơn. Lúc này người nhà mới đưa bà đến bệnh viện địa phương. Ngay sau đó bệnh nhân được chuyển thẳng lên BV Bệnh Nhiệt Đới vì tình trạng đã rất nguy kịch.
Tưởng như bà T. đã không thể qua khỏi những cơn nhồi máu cơ tim và hôn mê sâu nhưng sau 4 tuần được điều trị tích cực, bà đã dần hồi tỉnh. Nhưng trong quá trình điều trị bệnh nhân bị tắc động mạch khiến máu không đủ để nuôi bàn tay trái, hậu quả của biến chứng hiếm gặp này khiến ngón trỏ và ngón giữa của bà bị hoại tử, buộc phải cắt bỏ. Việc điều trị cho bà ngốn hết gần 100 triệu đồng khiến gia đình vốn đã khó khăn nay lại thêm khoản nợ chồng chất.
Theo thống kê của Viện Pastuer TPHCM tại cuộc họp tổng kết dự án tiêm chủng mở rộng khu vực phía Nam, năm 2011 các tỉnh phía Nam có 7 trường hợp tử vong vì uốn ván. Hiện trẻ em và phụ nữ có thai đã được tiêm phòng loại bệnh này nhưng công tác tiêm phòng cho những đối tượng còn lại chưa được triển khai triệt để. Viện Pastuer khuyến cáo, việc tiêm phòng sẽ giúp cơ thể miễn dịch hiệu quả với uốn ván từ 5 đến 10 năm, người dân nên tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe của mình.
AloBacsi.