Đáp Tất tần tật về nổi mề đay sau sinh và cách điều trị phù hợp


laasd15

Member
202
0
16
32
Xu
0
Nhiều chị em sau thường quan tâm đến vấn đề chữa bệnh nổi mề đay sau sinh hiệu quả để giảm ngứa và mẩn đỏ. Vì căn bệnh này không hiếm gặp và luôn thường trực nên khiến nhiều người lo lắng.







Mề đay sau sinh vốn là nỗi ám ảnh của chị em vì theo thống kê, cứ 10 phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh con thì sẽ có 3 người bị mề đay. Chữa mề đay cho phụ nữ sau sinh không đơn giản như người bình thường, hãy cùng tìm hiểu những cách chữa mề đay sau:



I. Tìm hiểu bệnh nổi mề đay sau sinh

Khoảng từ 1 – 3 tháng sau khi sinh con, nhiều mẹ gặp phải hiện tượng nổi mề đay, nhất là ở các chị em sinh mổ. Mề đay thường tập trung ở vùng bụng, đùi, có người nổi mề đay ở mặt và toàn thân.



Mề đay sau sinh nếu không biết cách điều trị hợp lý và kịp thời, sẽ có nguy cơ tiến triển thành dạng mạn tính, xuất hiện lâu dài trên làn da của các mẹ.



1. Nguyên nhân nổi mề đay sau sinh

Nguyên nhân gây ra chứng bệnh mề đay sau sinh chủ yếu là do các chị em thay đổi hormone nội tiết tố dẫn đến rối loạn hệ thống miễn dịch của cơ thể. Cơ địa khi các mẹ mang thai vốn đã nhạy cảm, sau khi sinh thì sức khỏe và hệ miễn dịch còn yếu nên rất dễ dị ứng.



Hơn nữa, sau khi sinh các mẹ còn có triệu chứng men gan tăng cao, gan thiếu máu do chế độ ăn uống chưa hợp lý, gan không đào thải được độc tố nên phát sinh mề đay, mẩn ngứa.



Ngoài ra, triệu chứng mề đay sau sinh còn do một số nguyên nhân sau:

- Do thức ăn: Phụ nữ sau khi sinh thường thường bị dị ứng với sữa, trứng, phô mai, cá biển, tôm sò, ốc, cua… thậm chí cả những đồ ăn thông thường nhất.

- Do thuốc: Một số các loại thuốc như thuốc chống viêm, vắc - xin… đều có nguy cơ gây nên chứng mề đay.

- Do đường hô hấp: Các chị em hít phải các dị nguyên dễ gây dị ứng như phấn hoa, mạt bụi nhà, khói thuốc, nấm mốc…

- Do mệt nhọc, căng thẳng, ngủ không đủ, stress. Hay thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng, do ánh sáng mặt trời hoặc nước

- Do chị em nhiễm kí sinh trùng trong hệ tiêu hóa như giun kim, giun đũa, giun tóc, giun móc… hoặc do côn trùng cắn đốt như muỗi, ong, kiến…



2. Triệu chứng của mề đay

Các dấu hiệu nổi mề đay sau sinh không quá khó để nhận biết, thường có những biểu hiện cơ bản như sau:






- Ngứa: Hầu hết các mẹ sau sinh bị nổi mề đay thường ngứa ngáy dữ dội, càng gãi càng ngứa và các nốt sẩn lại xuất hiện nhiều hơn, đặc biệt chị em sẽ ngứa nhiều hơn vào ban đêm.

- Sẩn phù: Đây là tổn thương cơ bản thường xuất hiện ở người nổi mề đay. Hiện tượng sẩn phù có thể gặp ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Thông thường, các sẩn phù nổi trên mặt da, có màu đỏ nhạt so với những vùng da xung quanh.

- Phù mạch: Hiện tượng này thường xảy ra một số vùng như mi mắt, môi, bộ phận sinh dục. Sẩn phù gây ban đỏ, sưng to cả một vùng. Ngoài ra, chị em còn gặp chứng khó thở nặng, đi ngoài phân lỏng, hạ huyết áp, rối loạn tim mạch, sốc phản vệ.



3. Tác hại của nổi mề đay sau sinh

Theo TS. Lê Hữu Danh – Bác sĩ tại Viện Da liễu Trung ương
cho biết, chị em sau khi sinh bị mắc mề đay thường bị phù mạch, môi sưng vù, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài liên tục…



Dịch trong mạch máu tiết xuất khiến cho các mẹ lâm vào tình trạng mất nước nghiêm trọng, phù thanh quản, khí quản gây khó thở và đe dọa đến tính mạng của các chị em.



Có thể bạn chưa biết: Mề đay mẩn ngứa bứt rứt không yên? Muốn hết thì đừng bỏ qua bài thuốc này



II. 4 cách chữa bệnh nổi mề đay sau sinh bằng nguyên liệu quen thuộc

Cách tốt nhất để các chị em chữa chứng mề đay là dùng các loại thảo dược quanh nhà, chúng sẽ giúp cơ thể sản phụ thải độc, thanh nhiệt, lưu thông máu huyết và sớm chấm dứt khỏi tình trạng mề đay:



1. Dùng trà thảo mộc

Các loại trà thảo mộc giúp bảo vệ gan, thanh lọc cơ thể, bài trừ và thải độc giúp điều trị mẩn ngứa do mề đay gây ra. Trà thảo mộc có tác động lên quá trình chuyển hóa chất để các mẹ nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh.






Một số loại trà thảo mộc giúp điều trị mề đay mẩn ngứa như trà cam thảo, trà gừng, atiso, trà bạc hà… Các mẹ cũng có thể dùng bã trà đắp lên vùng da nổi mề đay để đẩy lùi cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.



2. Sử dụng khổ qua (mướp đắng)

Tính hàn trong khổ qua giúp thanh nhiệt giải độc, làm mát cơ thể, chống lại virus, diệt khuẩn nên thường được dùng để chữa các bệnh ngoài da.



Thái nhỏ khổ qua đem đun với nước khoảng 10 phút rồi cho một ít muối vào. Đến khi nước ấm thì dùng để rửa vùng da bị nổi mề đay, sau đó bã khổ qua đem đắp trực tiếp lên da.



Các mẹ cũng có thể bổ sung khổ qua vào thực đơn hàng ngày để làm mát cơ thể, nhưng cần hạn chế với người bị bệnh gan, dạ dày và thận.



3. Chữa mề đay bằng cây kinh giới

Trong cây kinh giới có chứa nhiều tinh dầu và các hoạt chất có tính hàn giúp làm ấm, giảm nhanh ngứa ngáy do mề đay sau sinh hay dị ứng do thức ăn gây ra.



Các mẹ có thể dùng cả lá và thân cây đem rang nóng với muối rồi cho vào khăn, chườm lên vùng da bị nổi mề đay. Chờ đến khi hết nóng thì tiếp tục rang rồi chườm cho đến khi không còn thấy ngứa thì thôi.



Các mẹ cũng có thể tiến hành nấu nước để xông hơi sau sinh với nước lá kinh giới để phòng ngừa nổi mề đay. Chỉ cần 1 nắm lá kinh giới rửa sạch, nấu cùng 2 lít nước và dùng chăn trùm kín lại khoảng 15 phút sẽ giúp cơ thể dễ chịu, không còn ngứa ngáy, các nốt mẩn cũng sẽ xẹp dần.



4. Tắm với nước lá khế

Lá khế có tính ôn giúp tán nhiệt, chữa chốc lỡ, ngứa, ung nhọt rất hiệu quả. Nếu nổi mề đay, mẩn ngứa sau khi sinh thì việc tắm nước lá khế giúp mang lại hiệu quả điều trị rất cao.



Hái 1 nắm lá khế rửa sạch nấu sôi với 3 lít nước, pha cho ấm rồi dùng để tắm sẽ giúp làm dịu cơn ngứa. Thực hiện phương pháp này liên tục 3 – 5 ngày sẽ giúp các mẹ hết ngay mề đay, mẩn ngứa.



⇒ Do sức khỏe của chị em sau sinh rất nhạy cảm nên rất cần được quan tâm chú trọng. Khi bệnh còn nhẹ, các mẹ nên áp dụng những phương pháp điều trị phía trên để giảm bớt các triệu chứng khó chịu do mề đay, mẩn ngứa gây ra.
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl