Sức khỏe: Những cách bệnh nhân tự phòng ngừa rủi ro y tế


dungcpc1

Active Member
2,594
3
38
Xu
1,157
Hội bác sỹ –

Thời gian gần đây, thông tin về những rủi ro y tế khiến nhiều bệnh nhân “thấp thỏm” không kém lo lắng về bệnh tình. Đáng nói là, bên cạnh nỗ lực “sửa mình” của ngành Y, chính những người trong cuộc cũng cần tìm hiểu kiến thức để trở thành “bệnh nhân thông minh”, nắm vững một số quy trình cần thiết trong khâu thăm khám và điều trị để tự phòng ngừa rủi ro cho mình.

Nhắc đến rủi ro y tế, có thể kể đến một số vụ việc khiến dư luận xôn xao thời gian gần đây như tử vong vì sốc phản vệ sau khi tiêm kháng sinh, các biến chứng y khoa không được tiên liệu hoặc đã tiên liệu nhưng y lệnh không được chấp hành, kết quả xét nghiệm không chính xác hay thực hiện nhầm thao tác chuyên môn… Điều này đã gây hoang mang cho không ít người mỗi khi phải tìm đến sự tư vấn của bác sỹ chứ chưa nói đến quá trình khám và điều trị…



Ảnh minh họa

Đơn giản nhất là ngay từ khâu đến bệnh viện để khám. Bệnh tật không chừa một ai, đặc biệt là trong thời của “cơn đại dịch các bệnh mãn tính không lây” như lời PGS. TS Trần Đáng –nguyên Cục trưởng cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Bộ Y tế , chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam. Vì thế, con người cần quan tâm hơn đến việc chủ động phòng ngừa bệnh tật, phát hiện sớm mầm bệnh để điều trị hiệu quả, đi khám hoặc tìm đến tư vấn bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu nghi ngờ về sức khỏe chứ không đợi thành bệnh rõ ràng.Đáng nói là, bên cạnh nỗ lực “sửa mình” của ngành Y, chính những người trong cuộc cũng cần tìm hiểu kiến thức để trở thành “bệnh nhân thông minh”, nắm vững một số quy trình cần thiết trong khâu thăm khám và điều trị để tự phòng ngừa rủi ro cho mình.

Tiếp đến, cần biết rằng không nên tự điều trị, tự dùng thuốc tại nhà theo kinh nghiệm của bản thân cũng như của những người xung quanh. Vì nếu mua và dùng thuốc một cách “tự phát” như vậy, các nguy cơ y khoa có thể xảy ra bất cứ lúc nào, như dùng sai/ quá liều thuốc, phản ứng phụ, cơ thể “nhờn” kháng sinh, bệnh biến chứng…

Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên tìm hiểu những thông tin cơ bản mà bệnh nhân cần biết khi vào viện hoặc đến với các cơ sở y tế, từ việc xác định chuyên khoa cần khám (nếu có thể), chuẩn bị thông tin bệnh sử… đến mang theo các giấy tờ cần thiết để hoàn thành thủ tục Bảo hiểm y tế.

Những thao tác căn bản như vậy sẽ giúp khâu tìm hiểu ban đầu của bác sĩ và nhân viên y tế thuận lợi hơn, cũng như việc khám – điều trị có thể hiệu quả hơn. Đồng thời, tránh cho người bệnh việc thực hiện lại các thao tác xét nghiệm, chụp chiếu thừa, tránh lãng phí tiền bạc cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe.

Khi thực hiện điều trị, “người bệnh thông minh” cần phối sự hợp tốt với bác sĩ và nhân viên y tế. Cụ thể như: tuân thủ y lệnh, tự kiểm tra thông tin về bệnh và thuốc chỉ định (nếu có thể), phát hiện và báo lại ngay những điểm bất thường với nhân viên y tế và bác sĩ điều trị…

Đơn cử, với một thao tác khá phổ biến là tiêm, truyền, bệnh nhân và người nhà hoàn toàn có thể “kiểm soát rủi ro” bằng cách quan sát kỹ và đối chiếu thông tin (đã tìm hiểu trước đó). Ví dụ, nhắc lại với y bác sĩ về họ thuốc có tiền sử phản ứng với cơ địa mình nếu sổ y bạ không ghi hoặc họ sơ suất bỏ qua. Sau đó, cần quan tâm đến loại thuốc được chỉ định tiêm/ truyền, yêu cầu kiểm tra hạn dùng của thuốc, xuất xứ, liều lượng…

Nếu có thể, nên đề nghị pha thuốc bằng nước cất ống nhựa – một sản phẩm ứng dụng công nghệ BFS và đã được kiểm nghiệm đáp ứng tiêu chuẩn Mỹ và châu Âu – thay cho nước cất ống thủy tinh để hạn chế rủi ro từ việc cặn, bụi thủy tinh lọt vào tĩnh mạch.

Với việc truyền tiếp vitamin và thuốc dạng dung dịch vào cơ thể, bệnh nhân và người nhà cần theo dõi chặt chẽ tốc độ truyền (theo chỉ định), không tự ý điều chỉnh tốc độ, gọi nhân viên y tế khẩn cấp khi thấy dấu hiệu bất thường (người bệnh run, giật, tím tái…) và trước khi thời gian truyền kết thúc khoảng 5 – 10’…

Bên cạnh đó, còn có một “công cụ” khá hữu hiệu mà bất kỳ “bệnh nhân thông minh” nào cũng có thể sử dụng đến trong suốt quá trình khám và điều trị, đó là Đường dây nóng được thiết lập công khai tại các bệnh viện, thậm chí đặt tại từng khoa. Tuy nhiên, cần cân nhắc khi gọi điện thoại để phản hồi về chất lượng dịch vụ y tế để không lạm dụng ý nghĩa tích cực của đường dây này, cũng như chiếm dụng cơ hội được thông báo, phản hồi của người khác.

Nguồn ViệtNamNet​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl