Nước tiểu của người bình thường khi mới ra ngoài cơ thể thường trong không màu, hoặc có màu hơi vàng (nhất là khi uống ít nước), không có cặn. Nếu để một thời gian, tự nước tiểu sẽ bị đục do tác dụng của một số chất nhầy ở đường tiết niệu được thải vào nước tiểu và sự có mặt của một số tinh thể như tinh thể photphat kiềm- thổ.
Tiểu tiện ra nước tiểu đục trắng là các trường hợp bất thường, nhưng cũng có thể là sinh lý. Trong một số trường hợp sinh lý, khi trong bữa ăn quá phong phú đạm hoặc nhiều thức ăn có tính kiềm sẽ làm cho nước tiểu không trong nữa mà hơi đục, thậm chí có cặn.
Trong các trường hợp khác, nước tiểu đục trắng có thể do:
- Nước tiểu có nhiều cặn photphat, thường là do quá trình rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Để xác định, chỉ cần cho vào nước tiểu vài giọt axit axetic, chất này sẽ hòa tan photphat và nước tiểu sẽ trong trở lại.
- Đái ra urat: Bình thường quá trình chuyển hóa sinh ra axit uric và nước tiểu có ít axit uric (từ 3,5-9mmol/l). Nay do rối loạn chuyển hóa (bệnh Gout) sinh quá nhiều axit uric trong máu và nước tiểu hay nước tiểu quá toan, làm cho axit uric trong nước tiểu chuyển thành urat và không tan được. Nếu hơ nóng nước tiểu và cho vào đó vài giọt kiềm, nước tiểu sẽ trong lại.
- Trong nước tiểu có dưỡng chấp (triệu chứng đái dưỡng chấp, gặp trong bệnh giun chỉ): Lúc này nước tiểu đục, nhưng có màu trắng như nước vo gạo. Để xác định chính xác cần làm xét nghiệm tìm dưỡng chấp niệu.
Nếu xét nghiệm nước tiểu theo phương pháp bán định lượng 10 chỉ tiêu sẽ không tìm thấy nguyên nhân và cho kết quả âm tính. Muốn xác định, nên làm như mô tả ở trên, hoặc xét nghiệm tìm cặn lắng tế bào trong nước tiểu, định lượng axit uric trong máu và nước tiểu. Nếu cháu bị đái đục thực sự, hãy đi khám bệnh để bác sĩ xác định là bệnh gì mới có phương pháp điều trị cụ thể.
Nguồn: TS.Trần Văn Hinh - Khoa Học & Ðời Sống
Tiểu tiện ra nước tiểu đục trắng là các trường hợp bất thường, nhưng cũng có thể là sinh lý. Trong một số trường hợp sinh lý, khi trong bữa ăn quá phong phú đạm hoặc nhiều thức ăn có tính kiềm sẽ làm cho nước tiểu không trong nữa mà hơi đục, thậm chí có cặn.
Trong các trường hợp khác, nước tiểu đục trắng có thể do:
- Nước tiểu có nhiều cặn photphat, thường là do quá trình rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Để xác định, chỉ cần cho vào nước tiểu vài giọt axit axetic, chất này sẽ hòa tan photphat và nước tiểu sẽ trong trở lại.
- Đái ra urat: Bình thường quá trình chuyển hóa sinh ra axit uric và nước tiểu có ít axit uric (từ 3,5-9mmol/l). Nay do rối loạn chuyển hóa (bệnh Gout) sinh quá nhiều axit uric trong máu và nước tiểu hay nước tiểu quá toan, làm cho axit uric trong nước tiểu chuyển thành urat và không tan được. Nếu hơ nóng nước tiểu và cho vào đó vài giọt kiềm, nước tiểu sẽ trong lại.
- Trong nước tiểu có dưỡng chấp (triệu chứng đái dưỡng chấp, gặp trong bệnh giun chỉ): Lúc này nước tiểu đục, nhưng có màu trắng như nước vo gạo. Để xác định chính xác cần làm xét nghiệm tìm dưỡng chấp niệu.
Nếu xét nghiệm nước tiểu theo phương pháp bán định lượng 10 chỉ tiêu sẽ không tìm thấy nguyên nhân và cho kết quả âm tính. Muốn xác định, nên làm như mô tả ở trên, hoặc xét nghiệm tìm cặn lắng tế bào trong nước tiểu, định lượng axit uric trong máu và nước tiểu. Nếu cháu bị đái đục thực sự, hãy đi khám bệnh để bác sĩ xác định là bệnh gì mới có phương pháp điều trị cụ thể.
Nguồn: TS.Trần Văn Hinh - Khoa Học & Ðời Sống