Hội bác sỹ –
Cháu 28 tuổi, bị mồ hôi tay đã gần chục năm nay. Nhất là mỗi khi mất bình tĩnh, lo lắng hay trời nóng là lượng mồ hôi lại tiết ra rất nhiều. Liệu cháu có thể làm gì để giảm thiểu tình trạng này, thưa bác sĩ?
Trả lời:
Mồ hôi là hiện tượng sinh lý của cơ thể giúp đào thải chất cặn bã, điều hòa thân nhiệt, thải độc. Cơ chế gây ra tăng tiết mồ hôi được cho là do hệ thần kinh giao cảm hoạt động quá mức với các yếu tố nguy cơ gây khởi phát tình trạng này.
Ảnh minh họa
Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh mồ hôi tay như cảm xúc, mang thai, khối u di căn, do điều kiện môi trường nóng bức, do dùng thuốc…
Nếu trong điều kiện mát mẻ và nghỉ ngơi tốt mà vẫn bị mồ hôi tay thì đúng là biểu hiện bất thường. Việc ra mồ hôi chân tay đôi khi không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, nhưng lại gây ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày.
Trường hợp của cháu đã bị mồ hôi tay nhiều năm nên cần đi khám tại chuyên khoa Nội – thần kinh, nội tiết để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Cùng đó, xây dựng lối sống khoa học: ăn uống nghỉ ngơi hợp lý và bổ sung đủ dưỡng chất; tránh lo âu suy nghĩ quá nhiều; tăng cường tập luyện giúp cơ thể thư giãn, kiểm soát tâm trạng; sử dụng găng tay mỏng; ngâm tay hàng ngày bằng nước lá lốt đun sôi để nguội khi còn ấm …
Hiện, có nhiều phương pháp chữa mồ hôi tay do yếu tố vận mạch: thuốc bôi, thuốc uống, điện di ion, cắt hạch giao cảm ở bàn tay… được bác sĩ chỉ định và tư vấn với từng trường hợp cụ thể.
Cháu 28 tuổi, bị mồ hôi tay đã gần chục năm nay. Nhất là mỗi khi mất bình tĩnh, lo lắng hay trời nóng là lượng mồ hôi lại tiết ra rất nhiều. Liệu cháu có thể làm gì để giảm thiểu tình trạng này, thưa bác sĩ?
(Minh Ngọc, Bình Dương).
Trả lời:
Mồ hôi là hiện tượng sinh lý của cơ thể giúp đào thải chất cặn bã, điều hòa thân nhiệt, thải độc. Cơ chế gây ra tăng tiết mồ hôi được cho là do hệ thần kinh giao cảm hoạt động quá mức với các yếu tố nguy cơ gây khởi phát tình trạng này.
Ảnh minh họa
Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh mồ hôi tay như cảm xúc, mang thai, khối u di căn, do điều kiện môi trường nóng bức, do dùng thuốc…
Nếu trong điều kiện mát mẻ và nghỉ ngơi tốt mà vẫn bị mồ hôi tay thì đúng là biểu hiện bất thường. Việc ra mồ hôi chân tay đôi khi không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, nhưng lại gây ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày.
Trường hợp của cháu đã bị mồ hôi tay nhiều năm nên cần đi khám tại chuyên khoa Nội – thần kinh, nội tiết để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Cùng đó, xây dựng lối sống khoa học: ăn uống nghỉ ngơi hợp lý và bổ sung đủ dưỡng chất; tránh lo âu suy nghĩ quá nhiều; tăng cường tập luyện giúp cơ thể thư giãn, kiểm soát tâm trạng; sử dụng găng tay mỏng; ngâm tay hàng ngày bằng nước lá lốt đun sôi để nguội khi còn ấm …
Hiện, có nhiều phương pháp chữa mồ hôi tay do yếu tố vận mạch: thuốc bôi, thuốc uống, điện di ion, cắt hạch giao cảm ở bàn tay… được bác sĩ chỉ định và tư vấn với từng trường hợp cụ thể.
Theo Suckhoegiadinh.com.vn