Sức khỏe: Làm cách nào để phòng ngừa lây trái rạ cho bé?


dungcpc1

Active Member
2,594
3
38
Xu
1,157
Hội bác sỹ –


Em có hai bé 5 tuổi và 8 tuổi. Hiện bé lớn đang bị trái rạ, em sợ lây nên đã gởi bé nhỏ về nhà ông bà trong khoảng 3-4 ngày. Tuy nhiên, theo em được biết, bệnh kéo dài khoảng 7 ngày. Em muốn hỏi biện pháp phòng ngừa lây trái rạ cho 2 bé. Chị bạn em khuyên cho bé uống gốc rạ nhưng em không tin lắm.

(Ngọc Liên, quận 3)


BS Đỗ Ngọc Đức, chuyên khoa Cấp II Nhi, Phòng khám Victoria Healthcare Mỹ Mỹ:

Trái rạ (hay thủy đậu) là bệnh lý lây nhiễm khi có tiếp xúc trực tiếp với người bệnh (qua nước bọt, chạm tay vào nốt rạ), đặc biệt là những người chưa được chích ngừa trái rạ.

Bệnh trái rạ được đánh giá có tỉ lệ lây nhiễm cao. Nguyên nhân do bệnh có khả năng lây nhiễm từ giai đoạn ủ bệnh (14-16 ngày) đến giai đoạn phát bệnh (7-10) ngày và thậm chí trong 10 ngày sau đó kể từ khi nốt rạ lành sẹo.

Trái rạ do virus Varicella Zoster gây ra và tương tự như các bệnh lý khác từ virus, phương pháp phòng ngừa tốt nhất chính là chích ngừa! Bạn nên chích ngừa cho bé 2 liều, cách nhau 6 đến 8 tuần.

Việc điều trị các bệnh lý này thường tập trung vào điều trị triệu chứng nhằm giảm thiểu sự khó chịu, mệt mỏi, nhiễm trùng… Đáng chú ý, phụ huynh không nên cho bé uống hay tắm nước nấu từ gốc rạ vì không có bằng chứng khoa học về việc dùng gốc rạ sẽ mau lành bệnh! Bên cạnh đó, chúng ta không biết được gốc rạ (thân lúa khô) đó có bị nhiễm các loại thuốc trừ sâu, phân bón… hay không.

Việc cách ly các bé cũng là một cách nhưng như đã nêu, nếu trong giai đoạn ủ bệnh, hai bé thường xuyên chơi đùa, ăn uống cùng nhau, vẫn có thể xảy ra lây nhiễm. Trước tiên, bạn cần hạn chế tối đa sự lây lan (các thành viên gia đình hoặc bạn bè của hai bé), bằng cách:

– Giữ da bé vệ sinh, sạch sẽ bằng cách tắm ngày 2 lần với xà bông và bôi thuốc tím.

– Không nên kiêng tắm hay kiêng gió vì rất dễ gây nhiễm trùng các nốt rạ.

– Rửa tay bằng xà bông trước và sau khi tiếp xúc với bé nhằm hạn chế sự lây lan và nhiễm trùng. Nếu cẩn thận hơn có thể dùng bao tay y tế.

– Dặn dò các bé không được chạm tay, gãi các nốt rạ.

– Thường xuyên giặt riêng drap trải giường, bao gối, mền, quần áo… mà bé đã sử dụng và sau đó phơi nắng (bề trái).

– Giữ nhà cửa thoáng mát. Rửa đồ chơi bằng xà phòng và phơi nắng.

Đặc biệt, bạn cần đưa bé đi khám nếu bé có các triệu chứng như: Sốt cao (trên 39 độ C), nhức đầu, ói mửa, lơ mơ, có nhiều mụn mủ.

Theo nld.com.vn​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl