Hội bác sỹ –
Đêm vừa rồi, bé trai 10 tuổi nhà tôi đã khiến cả nhà một phen hốt hoảng khi tôi sang phòng ngủ của cháu để kiểm tra thì không thấy cháu trên giường, tìm trong nhà vệ sinh, bếp cũng không có, mãi sau mới phát hiện cháu đang đi lang thang ở phòng khách. Bố chồng tôi bảo cháu bị mộng du và sẽ khỏi khi cháu lớn (bố cháu hồi bé cũng bị mộng du như cháu). Tôi lo lắng quá. Tôi phải làm sao?
Mộng du ở trẻ nhỏ tuy không phổ biến nhưng không phải là biểu hiện bất thường trong phát triển thể chất hay tâm sinh lý, không gây hại cho trẻ. Hiện tượng này sẽ hết khi trẻ lớn lên. Mộng du thường gặp ở trẻ từ 4-12 tuổi, cả trẻ trai và gái. Mộng du thường xảy ra vài tiếng đầu của buổi đêm. Ở trẻ mộng du, trí não ngủ trong khi cơ thể thì thức.
Trẻ mộng du có thể làm những việc như: Di chuyển trong giường, rời khỏi giường và lang thang trong nhà; thực hiện những việc đơn giản như trải bàn hoặc mặc quần áo; nói lảm nhảm; mắt mở to nhưng đờ đẫn; buồn bã và không nhớ điều gì vào sáng hôm sau; mộng du có thể xảy ra một hoặc hai lần mỗi tháng hoặc vài lần vào ban đêm; mộng du là hiện tượng có tính gia đình.
Nguyên nhân của mộng du thường liên quan đến độ tuổi và quá trình phát triển, nhưng có một số yếu tố có thể tăng nguy cơ mắc chứng mộng du ở trẻ như: Thiếu ngủ, tâm lý căng thẳng và lo lắng. Khi phát hiện trẻ bị mộng du, bạn nên:
-Dỗ con về giường ngủ. Tránh đánh thức con dậy bởi vì việc này có thể khiến trẻ buồn rầu. Đánh thức trẻ cũng có thể khiến cơn mộng du kéo dài lâu hơn.
-Tạo ra không gian an toàn. Kiểm tra tất cả hệ thống cửa xem đã khóa chốt an toàn chưa.
-Dọn tất cả những vật dụng có thể gây tổn thương bé khỏi phòng và hành lang.
-Kiểm tra xem con đã ngủ đủ giấc chưa. Cho con đi ngủ sớm, ngủ điều độ có thể giúp hạn chế hiện tượng mộng du.
Mộng du không cần điều trị và hầu hết các bé đều thoát khỏi tình trạng này khi đến tuổi vị thành niên.
Chuyên gia tư vấn Kim Mai
Đêm vừa rồi, bé trai 10 tuổi nhà tôi đã khiến cả nhà một phen hốt hoảng khi tôi sang phòng ngủ của cháu để kiểm tra thì không thấy cháu trên giường, tìm trong nhà vệ sinh, bếp cũng không có, mãi sau mới phát hiện cháu đang đi lang thang ở phòng khách. Bố chồng tôi bảo cháu bị mộng du và sẽ khỏi khi cháu lớn (bố cháu hồi bé cũng bị mộng du như cháu). Tôi lo lắng quá. Tôi phải làm sao?
Mỹ Hạnh (Nam Định)
Mộng du ở trẻ nhỏ tuy không phổ biến nhưng không phải là biểu hiện bất thường trong phát triển thể chất hay tâm sinh lý, không gây hại cho trẻ. Hiện tượng này sẽ hết khi trẻ lớn lên. Mộng du thường gặp ở trẻ từ 4-12 tuổi, cả trẻ trai và gái. Mộng du thường xảy ra vài tiếng đầu của buổi đêm. Ở trẻ mộng du, trí não ngủ trong khi cơ thể thì thức.
Trẻ mộng du có thể làm những việc như: Di chuyển trong giường, rời khỏi giường và lang thang trong nhà; thực hiện những việc đơn giản như trải bàn hoặc mặc quần áo; nói lảm nhảm; mắt mở to nhưng đờ đẫn; buồn bã và không nhớ điều gì vào sáng hôm sau; mộng du có thể xảy ra một hoặc hai lần mỗi tháng hoặc vài lần vào ban đêm; mộng du là hiện tượng có tính gia đình.
Nguyên nhân của mộng du thường liên quan đến độ tuổi và quá trình phát triển, nhưng có một số yếu tố có thể tăng nguy cơ mắc chứng mộng du ở trẻ như: Thiếu ngủ, tâm lý căng thẳng và lo lắng. Khi phát hiện trẻ bị mộng du, bạn nên:
-Dỗ con về giường ngủ. Tránh đánh thức con dậy bởi vì việc này có thể khiến trẻ buồn rầu. Đánh thức trẻ cũng có thể khiến cơn mộng du kéo dài lâu hơn.
-Tạo ra không gian an toàn. Kiểm tra tất cả hệ thống cửa xem đã khóa chốt an toàn chưa.
-Dọn tất cả những vật dụng có thể gây tổn thương bé khỏi phòng và hành lang.
-Kiểm tra xem con đã ngủ đủ giấc chưa. Cho con đi ngủ sớm, ngủ điều độ có thể giúp hạn chế hiện tượng mộng du.
Mộng du không cần điều trị và hầu hết các bé đều thoát khỏi tình trạng này khi đến tuổi vị thành niên.
Chuyên gia tư vấn Kim Mai
Theo Giadinh.net.vn