Hội bác sỹ –
Nấm âm đạo nếu không phát hiệm sớm điều trị kịp thời sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản.
Chào bác sĩ, em có một thắc mắc muốn hỏi bác sĩ như sau. Em rất hay bị nấm âm đạo (em đã đi khám, lần nào bác sĩ cũng nói bị nấm âm đạo) với các triệu chứng là ngứa, dịch âm đạo ra nhiều, có mùi hôi… Em băn khoăn một điều là năm nay em mới 23 tuổi, chưa quan hệ tình dục lần nào, luôn giữ vệ sinh rất sạch sẽ mà vẫn bị nấm âm đạo. Em rất lo lắng hay do cơ thể mình làm sao nên mới thường xuyên bị bệnh như vậy.
Bác sĩ cho em hỏi, những ai thường có nguy cơ bị nấm âm đạo cao hơn người khác? Em xin cảm ơn bác sĩ!
Trả lời:
Bạn Thanh Vy thân mến!
Nấm âm đạo là một trong những bệnh phụ khoa phổ biến mà rất nhiều phụ nữ mắc phải ít nhất một lần trong đời. Nấm âm đạo nếu không phát hiệm sớm điều trị kịp thời sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản.
Bạn có nhận biết dấu hiệu bị nhiễm nấm âm đạo nếu có một trong các triệu chứng sau: Tiết nhiều dịch âm đạo; Xuất hiện mùi khó chịu; Đau khi đi tiểu; Ngứa rát nơi “vùng cấm”; Đau khi “ân ái” vì thế ngại “gần gũi”…
Nấm âm đạo nếu không phát hiệm sớm điều trị kịp thời sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản. Ảnh minh họa
Đặc biệt, một số người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn hẳn so với những người khác, bao gồm:
– Phụ nữ mang thai: Những chị em đang mang thai, nguy cơ này càng tăng cao vì trong cơ thể có sự thay đổi lớn về hàm lượng hoóc môn, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường âm đạo cũng như độ pH của khu vực này.
– Người có quan hệ tình dục không lành mạnh: Những người có quan hệ tình dục với nhiều người, không có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ trong quá trình “quan hệ” sẽ khiến cho lượng vi khuẩn di chuyển từ người này sang người kia nhiều hơn, tăng nguy cơ bị nấm âm đạo ở phụ nữ.
– Người thiếu ý thức chăm sóc và vệ sinh “vùng kín”, dùng nhiều loại thuốc, mất cân bằng độ pH trong âm đạo… cũng có nguy cơ cao bị nấm âm đạo.
– Người bị tiểu đường hoặc thích ăn đồ ngọt: Nếu như bạn là người ưa thích đồ ngọt hay các loại đồ uống có cồn thì sẽ dễ có nguy cơ bị mắc chứng nấm âm đạo hơn. Đặc biệt nếu bạn là người có tiền sử mắc tiểu đường hay béo phì thì càng dễ có nguy cơ.
Ngoài ra, những người “yêu” quá nhiều trong một thời gian ngắn, mặc những loại đồ lót không có khả năng thấm hút tốt, stress, hệ thống miễn dịch suy giảm… cũng dễ bị nấm âm đạo.
Bạn thường xuyên bị nấm âm đạo tái phát như vậy thì càng cần lưu ý để biết cách phòng bệnh hiệu quả. Một số biện pháp giúp phòng bệnh hiệu quả bao gồm:
– Quan hệ tình dục an toàn
– Không vệ sinh âm đạo bằng cách thụt rửa
– Không ngâm “vùng kín” trong nước
– Sau khi đi vệ sinh, không nên chùi giấy ngược từ sau ra trước vì làm như vậy bạn đã vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập lên âm đạo, tăng nguy cơ viêm nhiễm.
– Nếu bị bệnh tiểu đường: cố gắng giữ đường huyết ở mức bình thường.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
BS. Hoa Hồng
Nấm âm đạo nếu không phát hiệm sớm điều trị kịp thời sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản.
Chào bác sĩ, em có một thắc mắc muốn hỏi bác sĩ như sau. Em rất hay bị nấm âm đạo (em đã đi khám, lần nào bác sĩ cũng nói bị nấm âm đạo) với các triệu chứng là ngứa, dịch âm đạo ra nhiều, có mùi hôi… Em băn khoăn một điều là năm nay em mới 23 tuổi, chưa quan hệ tình dục lần nào, luôn giữ vệ sinh rất sạch sẽ mà vẫn bị nấm âm đạo. Em rất lo lắng hay do cơ thể mình làm sao nên mới thường xuyên bị bệnh như vậy.
Bác sĩ cho em hỏi, những ai thường có nguy cơ bị nấm âm đạo cao hơn người khác? Em xin cảm ơn bác sĩ!
(Thanh Vy)
Trả lời:
Bạn Thanh Vy thân mến!
Nấm âm đạo là một trong những bệnh phụ khoa phổ biến mà rất nhiều phụ nữ mắc phải ít nhất một lần trong đời. Nấm âm đạo nếu không phát hiệm sớm điều trị kịp thời sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản.
Bạn có nhận biết dấu hiệu bị nhiễm nấm âm đạo nếu có một trong các triệu chứng sau: Tiết nhiều dịch âm đạo; Xuất hiện mùi khó chịu; Đau khi đi tiểu; Ngứa rát nơi “vùng cấm”; Đau khi “ân ái” vì thế ngại “gần gũi”…
Nấm âm đạo nếu không phát hiệm sớm điều trị kịp thời sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản. Ảnh minh họa
Đặc biệt, một số người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn hẳn so với những người khác, bao gồm:
– Phụ nữ mang thai: Những chị em đang mang thai, nguy cơ này càng tăng cao vì trong cơ thể có sự thay đổi lớn về hàm lượng hoóc môn, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường âm đạo cũng như độ pH của khu vực này.
– Người có quan hệ tình dục không lành mạnh: Những người có quan hệ tình dục với nhiều người, không có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ trong quá trình “quan hệ” sẽ khiến cho lượng vi khuẩn di chuyển từ người này sang người kia nhiều hơn, tăng nguy cơ bị nấm âm đạo ở phụ nữ.
– Người thiếu ý thức chăm sóc và vệ sinh “vùng kín”, dùng nhiều loại thuốc, mất cân bằng độ pH trong âm đạo… cũng có nguy cơ cao bị nấm âm đạo.
– Người bị tiểu đường hoặc thích ăn đồ ngọt: Nếu như bạn là người ưa thích đồ ngọt hay các loại đồ uống có cồn thì sẽ dễ có nguy cơ bị mắc chứng nấm âm đạo hơn. Đặc biệt nếu bạn là người có tiền sử mắc tiểu đường hay béo phì thì càng dễ có nguy cơ.
Ngoài ra, những người “yêu” quá nhiều trong một thời gian ngắn, mặc những loại đồ lót không có khả năng thấm hút tốt, stress, hệ thống miễn dịch suy giảm… cũng dễ bị nấm âm đạo.
Bạn thường xuyên bị nấm âm đạo tái phát như vậy thì càng cần lưu ý để biết cách phòng bệnh hiệu quả. Một số biện pháp giúp phòng bệnh hiệu quả bao gồm:
– Quan hệ tình dục an toàn
– Không vệ sinh âm đạo bằng cách thụt rửa
– Không ngâm “vùng kín” trong nước
– Sau khi đi vệ sinh, không nên chùi giấy ngược từ sau ra trước vì làm như vậy bạn đã vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập lên âm đạo, tăng nguy cơ viêm nhiễm.
– Nếu bị bệnh tiểu đường: cố gắng giữ đường huyết ở mức bình thường.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
BS. Hoa Hồng
Theo Afamily.vn