Hội bác sỹ –
Trong cuộc sống ngày nay, số bệnh nhân bị bệnh trĩ ngày càng tăng và đây cũng là bệnh rất dễ gặp ở các bà bầu.
Chào bác sĩ, em đang mang thai ở tháng thứ 8 và nhận ra là em đã bị trĩ. Em nghe nói nhiều bà bầu bị bệnh trĩ khi mang thai như vậy và nó cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến thai nhi. Nhưng điều em lo lắng là không biết có cần phải chữa trước khi sinh con hay là sinh con xong mới chữa? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn!
Trả lời:
Bạn Phương Hoa thân mến!
Trong cuộc sống ngày nay, số bệnh nhân bị bệnh trĩ ngày càng tăng và đây cũng là bệnh rất dễ gặp ở các bà bầu. Bệnh trĩ ở phụ nữ mang bầu cũng có những triệu chứng như ở người bình thường thường, đó là chảy máu hậu môn và sa búi trĩ. Thông thường, chỉ khi thấy sa búi trĩ, chúng ta mới biết là mình bị bệnh trĩ.
Tại sao bà bầu lại hay bị trĩ? Đó là vì trong thời gian mang thai, tử cung lớn len, chèn ép vào trực tràng và dẫn đến tăng áp lực lên các tĩnh mạch ống trực tràng. Những tĩnh mạch này nếu bị căng phình quá mức có thể bị gẫy gập vào tạo thành búi trĩ. Hơn nữa, phụ nữ mang thai thường hay bị táo bón. Tình trạng táo bón kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
Số bệnh nhân bị bệnh trĩ ngày càng tăng và đây cũng là bệnh rất dễ gặp ở các bà bầu. Ảnh minh họa
Nếu bạn đã bị bệnh trĩ trong những tháng mang thai thì phải đi khám cẩn thận chứ không nên tự ý uống thuốc điều trị vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Thông thường, các bác sĩ sẽ khuyên chị em mang thai nên sinh con, phục hồi sức khỏe rồi mới điều trị bệnh trĩ. Trong thời gian mang thai, nếu bệnh gây ra những cảm giác khó chịu thì bạn có thể áp dụng một số biện pháp làm dịu các triệu chứng như sau:
– Ngâm trong nước ấm: Ngâm mình trong nước ấm sẽ giúp thư giãn các cơ, làm dịu sự căng cơ khó chịu, đồng thời kích thích lưu thông và làm giãn các tĩnh mạch ở hậu môn, giảm cảm giác đau.
– Chườm lạnh: Nếu vùng hậu môn bị sưng tấy, bạn có thể áp dụng biện pháp chườm lạnh. Tuy nhiên, cách này chỉ có thể áp dụng trong mùa hè.
Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý hơn trong chế độ ăn uống, sinh hoạt của mình để tránh làm cho bệnh nặng thêm. Nên tránh ngồi hoặc đứng quá lâu, tạo điều kiện cho cơ thể vận động nhẹ nhàng. Trong chế độ ăn uống nên bổ sung chất xơ, uống nhiều nước để kích thích tiêu hóa, đồng thời cũng tránh ăn nhiều dầu mỡ, chất kích thích…
Bạn cũng nên nói với bác sĩ theo dõi cho thai kì của mình về tình trạng bệnh trĩ để bác sĩ cho bạn lời khuyên thích hợp cũng như kê đơn thuốc phù hợp, cần thiết.
Chúc mẹ con bạn khỏe mạnh!
BS. Hoa Hồng
Trong cuộc sống ngày nay, số bệnh nhân bị bệnh trĩ ngày càng tăng và đây cũng là bệnh rất dễ gặp ở các bà bầu.
Chào bác sĩ, em đang mang thai ở tháng thứ 8 và nhận ra là em đã bị trĩ. Em nghe nói nhiều bà bầu bị bệnh trĩ khi mang thai như vậy và nó cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến thai nhi. Nhưng điều em lo lắng là không biết có cần phải chữa trước khi sinh con hay là sinh con xong mới chữa? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn!
(Phương Hoa)
Trả lời:
Bạn Phương Hoa thân mến!
Trong cuộc sống ngày nay, số bệnh nhân bị bệnh trĩ ngày càng tăng và đây cũng là bệnh rất dễ gặp ở các bà bầu. Bệnh trĩ ở phụ nữ mang bầu cũng có những triệu chứng như ở người bình thường thường, đó là chảy máu hậu môn và sa búi trĩ. Thông thường, chỉ khi thấy sa búi trĩ, chúng ta mới biết là mình bị bệnh trĩ.
Tại sao bà bầu lại hay bị trĩ? Đó là vì trong thời gian mang thai, tử cung lớn len, chèn ép vào trực tràng và dẫn đến tăng áp lực lên các tĩnh mạch ống trực tràng. Những tĩnh mạch này nếu bị căng phình quá mức có thể bị gẫy gập vào tạo thành búi trĩ. Hơn nữa, phụ nữ mang thai thường hay bị táo bón. Tình trạng táo bón kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
Số bệnh nhân bị bệnh trĩ ngày càng tăng và đây cũng là bệnh rất dễ gặp ở các bà bầu. Ảnh minh họa
Nếu bạn đã bị bệnh trĩ trong những tháng mang thai thì phải đi khám cẩn thận chứ không nên tự ý uống thuốc điều trị vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Thông thường, các bác sĩ sẽ khuyên chị em mang thai nên sinh con, phục hồi sức khỏe rồi mới điều trị bệnh trĩ. Trong thời gian mang thai, nếu bệnh gây ra những cảm giác khó chịu thì bạn có thể áp dụng một số biện pháp làm dịu các triệu chứng như sau:
– Ngâm trong nước ấm: Ngâm mình trong nước ấm sẽ giúp thư giãn các cơ, làm dịu sự căng cơ khó chịu, đồng thời kích thích lưu thông và làm giãn các tĩnh mạch ở hậu môn, giảm cảm giác đau.
– Chườm lạnh: Nếu vùng hậu môn bị sưng tấy, bạn có thể áp dụng biện pháp chườm lạnh. Tuy nhiên, cách này chỉ có thể áp dụng trong mùa hè.
Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý hơn trong chế độ ăn uống, sinh hoạt của mình để tránh làm cho bệnh nặng thêm. Nên tránh ngồi hoặc đứng quá lâu, tạo điều kiện cho cơ thể vận động nhẹ nhàng. Trong chế độ ăn uống nên bổ sung chất xơ, uống nhiều nước để kích thích tiêu hóa, đồng thời cũng tránh ăn nhiều dầu mỡ, chất kích thích…
Bạn cũng nên nói với bác sĩ theo dõi cho thai kì của mình về tình trạng bệnh trĩ để bác sĩ cho bạn lời khuyên thích hợp cũng như kê đơn thuốc phù hợp, cần thiết.
Chúc mẹ con bạn khỏe mạnh!
BS. Hoa Hồng
Theo Afamily.vn