Da liễu: Tìm hiểu bệnh dị ứng là gì và cách điều trị


dungcpc1

Active Member
2,594
3
38
Xu
1,157
Da liễu –

Dị ứng là một rối loạn quá nhạy cảm của hệ miễn dịch. Bệnh thường gây ra nhiều triệu chứng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Vì vậy, để kiểm soát và khắc phục các biểu hiện này, người bệnh cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp điều trị phù hợp.




Bệnh dị ứng là gì?

Dị ứng là phản ứng đặc biệt của hệ miễn dịch đối với những dị nguyên gây kích thích. Một số loại bệnh dị ứng thường gặp là:

  • Dị ứng thực phẩm: chứng dị ứng này xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với một số thực phẩm vô hại. Những thực phẩm thường gây ra dị ứng là đậu phộng, sữa, trứng, đậu nành, hải sản,…
  • Dị ứng môi trường: đây là phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch với một số chất vô hại trong môi trường như lông thú, phấn hoa,… Biểu hiện của dị ứng do môi trường có thể là phản ứng trong phổi (bệnh suyễn) hoặc dị ứng trong mũi (sốt cỏ khô hoặc viêm mũi dị ứng).
  • Viêm da dị ứng (chàm): bệnh chàm là tình trạng viêm da thường gặp, không gây lây nhiễm. Nguyên nhân gây bệnh chàm vẫn chưa được xác định rõ nhưng người bị dị ứng (dị ứng thức ăn, dị ứng theo mùa, chất tẩy rửa,…hoặc hen) thường bị chàm.
  • Bệnh hen suyễn: bệnh lý này xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng. Đây là bệnh mãn tính gây viêm, hẹp đường dẫn khí của phổi nên sẽ dẫn đến tình trạng khó thở, thở khò khè, ho, đau thắt ngực.
  • Sốc phản vệ: đây là tình trạng dị ứng nặng nhất vì nó gây tổn thương lên nhiều bộ phận, xuất hiện nhanh chóng và có thể dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân gây bệnh dị ứng

Dị ứng là một bệnh lý phổ biến vì có nhiều nguyên nhân kích thích hệ thống miễn dịch phản ứng. Thông thường, hệ thống miễn dịch sẽ chống lại những tác nhân gây hại như vi khuẩn hay virus để bảo vệ cơ thể. Nhưng trong một số trường hợp nó sẽ phản ứng với dị nguyên từ bên ngoài, mặc dù dị nguyên này thường vô hại và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của hầu hết mọi người. Khi hệ thống miễn dịch nhận ra dị nguyên, nó sẽ kích thích phản ứng tạo ra kháng thể IgE, quá trình này sẽ làm giải phóng histamin – nguyên nhân gây nên triệu chứng dị ứng như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ. Ở những người có cơ địa dị ứng thì hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động quá mức hơn người bình thường, tình trạng dị ứng sau sẽ nặng hơn.

Một số chất dễ gây dị ứng bao gồm:

  • Thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau,…
  • Thực phẩm như sữa, đậu phộng, hải sản,…
  • Bụi khói, phấn hoa
  • Nọc độc của côn trùng
  • Nấm mốc
  • Lông động vật
  • Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, đặc biệt là sự thay đổi thời tiết quá đột ngột
  • Ánh sáng mặt trời
  • Sự cọ xát, mơn trớn da
Gen cũng là một trong những nguyên nhân gây dị ứng. Nếu như có cha hoặc mẹ bị dị ứng hay hen suyễn thì con cái có nguy cơ bị dị ứng cao hơn người bình thường. Trẻ em là đối tượng bị dị ứng cao hơn người lớn, tuy nhiên các triệu chứng sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên. Những người đã mắc bệnh dị ứng, hen suyễn làm tăng nguy cơ dị ứng.

Triệu chứng và dấu hiệu bệnh dị ứng

Tùy theo cơ địa mỗi người mà triệu chứng và dấu hiệu của bệnh dị ứng sẽ có phần khác biệt, mức độ nặng hay nhẹ cũng khác nhau. Hơn nữa, triệu chứng thường sẽ biểu hiện tùy thuộc vào bộ phận tiếp xúc với chất gây dị ứng. Cụ thể:

  • Hít chất gây dị ứng làm xuất hiện triệu chứng ngứa mũi/họng, nghẹt mũi, thở khò khè, ho, đờm.
  • Mắt chạm vào chất gây dị ứng gây chảy nước mắt, ngứa, đỏ, sưng mắt.
  • Dị ứng thức ăn gây nặng bụng, đau bụng, buồn nôn, nô, tiêu chảy, sốc phản vệ.
  • Da chạm vào chất gây dị ứng làm phát ban, ngứa, nổi mẩn đỏ, mụn nước, nhiều trường hợp bị lột da.
  • Dị ứng thuốc dẫn đến một loạt triệu chứng trên toàn bộ cơ thể như nổi mề đay, ngứa ngáy, phù nề, buồn nôn, phù nề.
Dị ứng da và cách điều trị

Hiện nay, vẫn chưa có loại thuốc đặc trị hay biện pháp có thể chữa khỏi bệnh dị ứng hoàn toàn, người bệnh phải sống với nó suốt đời. Những giải pháp mang tính tham khảo dưới đây được áp dụng để điều trị và kiểm soát các triệu chứng của dị ứng, làm giảm nguy cơ sốc phản vệ đe dọa đến tính mạng.

1. Thuốc tây chữa dị ứng



Trước khi sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân gây dị ứng như:

  • Xét nghiệm da bao gồm xét nghiệm tiêm ngừa, “lẫy da” và xét nghiệp da.
  • Xét nghiệm tìm kháng nguyên.
  • Xét nghiệm máu bao gồm: Immunoglobulin E (IgE) dùng để đo nồng độ chất gây dị ứng và xét nghiệm đếm tế bào máu toàn phần (CBC).
  • Sử dụng nhiệt để kích thích và xem các phản ứng dị ứng.
  • Hoặc nhỏ chất gây dị ứng vào mi mắt, nhưng xét nghiệm này thường ít được sử dụng do khá nguy hiểm.
Sau khi xác định được nguyên nhân gây dị ứng, bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc để ngăn ngừa, kiểm soát và điều trị dị ứng tùy thuộc vào mức độ triệu chứng, tuổi, sức khỏe tổng thể của người bệnh. Các nhóm thuốc phổ biến để chữa dị ứng bao gồm:

  • Thuốc kháng histamine như promethazin hydroclorid, diphenhydramin hydroclorid, clorpheniramin maleat, brompheniramin maleat, cetirizin hydroclorid, Loratadin, fexofenadin,…gồm nhiều hình thức như thuốc nhỏ mắt, viên nang uống, tiêm, chất lỏng, bình xịt.
  • Nhóm thuốc Corticosteroid như dexamthason, prednisolon, betamethason…gồm thuốc mỡ bôi, bình xịt mũi/phổi, thuốc nhỏ mắt hoặc tiêm trong thời gian ngắn.
  • Thuốc chống sung huyết được dùng trong trường hợp giảm nghẹt mũi, tuy nhiên không được sử dụng trong nhiều ngày vì có thể làm tình trạng thêm tồi tệ. Một số bệnh nhân bị huyết áp, tuyến tiền liệt nặng, bệnh tim nên lưu ý và chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tiêm ngừa dị ứng được chỉ định trong những trường hợp không thể ngăn ngừa hay kiểm soát các triệu chứng dị ứng. Giải pháp này sẽ giúp cơ thể không phản ứng quá mức với dị nguyên.
  • Liệu pháp chữa trị miễn dịch dưới lưỡi (SLIT) giúp giảm các triệu chứng và làm tăng khả năng chịu đựng các chất. Đây là giải pháp điều trị không cần tiêm, được áp dụng bằng cách cho chất gây dị ứng với liều lượng nhỏ dưới lưỡi của người bệnh.
2. Dị ứng và cách chữa bằng đông y

Cùng với thuốc tây, chữa dị ứng bằng thuốc đông y cũng thường được áp dụng. Dưới đây là một số bài thuốc phổ biến nhất:

  • Bài thuốc 1: Sắc dạ giao đằng 200g, thương nhĩ tử, bạch tật lên mỗi thứ 100g, bạch tiên bì, sà sàng tử, thuyền thoái mỗi thứ 20g với 5000ml nước. Bỏ bã lọc lấy nước, chế thêm nước lạnh cho vừa ấm rồi râm rửa những vùng da bị ngứa, mề đay do dị ứng.
  • Bài thuốc 2: Sắc ngải cứu 90g, phòng phong 30g, hùng hoàng và hoa tiêu mỗi thứ 6g với 3000ml nước. Khoảng 25 phút sau tắt bếp, lấy nước này xông hơi vùng da bị dị ứng nổi mẩn ngứa.
  • Bài thuốc 3: Dùng kinh giới, phòng phong, hoàng tinh, sà sàng tử mỗi thứ 30g, xuyên khung, tô diệp mỗi thứ 20g. Sắc các vị thuốc với 3000ml nước trong 20 phút rồi lấy nước ngâm rửa vùng da bị ngứa.
  • Bài thuốc 4: Sắc cây đơn kim, lá đơn tía mỗi thứ 15g, đơn nem 10g (hoặc thay bằng lá đơn tướng quân 15g) thành nước uống.
  • Bài thuốc 5: Sắc ké đầu ngựa, cỏ mần trầu mỗi thứ 15g, kinh giới huệ, muồng trâu, bạc hà, cam thảo đất, cây cứt lợn, bèo tai tượng, nghề bà mỗi thứ 10g thành nước uống mỗi ngày 1 thang.
Hy vọng rằng những thông trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh dị ứng và cách điều trị phòng khi cần thiết. Tuy nhiên, cách điều trị chỉ mang tính chất tham khảo, tốt nhất bạn nên thăm khám và điều trị với bác sĩ có chuyên môn.

→ Có thể bạn quan tâm:

  • Cách chữa dị ứng da không khó “quan trọng là phải đúng”
  • Phải làm gì khi bị dị ứng thuốc nhuộm tóc?
  • Tổng hợp các bài thuốc nam chữa dị ứng bạn cần biết?
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl