Thời điểm giao mùa là lúc những bệnh truyền nhiễm dễ phát triển và lây lan nhất. Cùng tìm hiểu những lưu ý từ bác sĩ để bảo vệ “cửa sổ tâm hồn” trước dịch đau mắt đỏ.
Đau mắt đỏ rồi bị đau đầu, liệu có bị bệnh liên quan đến não?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Em chào bác sĩ,
Chồng em năm nay 42 tuổi, một tháng gần đây, chồng em bị đau mắt vài hôm sau bị đau đầu. Chồng em đã đi khám, chụp CT thì kết luận là viêm kết mạc, đầu không sao. Chồng em dùng thuốc rồi, đau đầu có giảm, nhưng mắt vẫn còn đau và sưng lồi rõ hơn so với mắt còn lại. Mắt đỏ và không buồn nôn, chồng em làm vườn, không dùng máy vi tính, chồng em bị bệnh gì? Có phải bị bệnh liên quan đến não không? Nhờ bác sĩ giải đáp.
Em xin chân thành cảm ơn.
Bác sĩ Đặng Phương Liên
Chào chị!
Bệnh viêm kết mạc cấp hay dân gian gọi là đau mắt đỏ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi thời điểm trong năm. Tuy nhiên, vào mùa hè, thu, bệnh thường gặp hơn và có thể lây lan trong cộng đồng, tạo nên dịch viêm kết mạc cấp. Viêm kết mạc cấp có thể do vi khuẩn hoặc virut gây ra. Khởi đầu, người bệnh thấy cộm mắt, ngứa, có nhiều chất tiết (rử mắt). Phần kết mạc (lòng trắng) đỏ dần, có thể đỏ toàn bộ mắt. Nặng hơn, mi mắt có thể sưng nề, đỏ. Tuy nhìn bên ngoài tổn thương rầm rộ, nhưng thị lực của bệnh nhân không bị giảm, mặc dù có thể nhìn khó do chất tiết nhiều bám trên mi mắt, lông mi.
Tuy nhiên, sau khi lau sạch rử mắt thì khả năng nhìn như lúc bình thường. Trong tình huống viêm kết mạc do Adenovirut, bệnh bắt đầu ở một mắt, sau đó lan dần sang mắt bên kia, kéo dài khoảng 21 ngày và phục hồi hoàn toàn sau 28 ngày. Đặc biệt, viêm kết mạc họng hạch do Adenovirut týp 3, 7, thường gặp ở trẻ em, ngoài viêm kết mạc, bệnh nhân còn sốt, viêm họng, đau đầu, tiêu chảy, nổi ban đỏ, nổi hạch… kéo dài 10-14 ngày, sau đó khỏi không để lại di chứng.
Viêm kết mạc do vi khuẩn thường có các biểu hiện đỏ mắt, rử mắt, chảy nước mắt, kích thích. Rử mắt có thể có mủ hoặc mủ nhầy, xét nghiệm thấy có tế bào, vi khuẩn, bạch cầu. Chồng chị đã được chẩn đoán viêm kết mạc, nên tuân thủ chỉ định chữa trị của bác sĩ, nhỏ thuốc mắt đều đặn, không nên tự ý bỏ thuốc. Nếu được chữa trị đúng, viêm kết mạc cấp sẽ khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng gì trong vòng 10 – 15 ngày chữa trị. Không được đắp lá hoặc bất cứ thứ gì lên mắt vì có thể làm mắt bị viêm nhiễm nặng hơn, không nên xông lá trầu không vì có thể làm bỏng giác mạc, kết mạc.
Ngoài uống thuốc theo đơn của bác sĩ, chồng chị cần giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay ngay bằng xà phòng sau mỗi lần lau mắt, tra thuốc. Khăn mặt, khăn trải gối cần được giặt sạch bằng xà phòng. Khăn, giấy, bông… dùng để lau mắt xong cần để riêng vì đây là nguồn lây bệnh cho các thành viên khác trong gia đình.
Chúc chồng chị mau khỏi!
Bị đau mắt, lên tơ vệt đỏ nhỏ, lòng mắt không trong và ra nhèm
Câu hỏi bởi: tí cô nương
Chào bác sĩ!
Cháu là nam giới 16 tuổi. Cháu bị đau mắt, lên tơ vệt đỏ nhỏ, lòng mắt không được trong và hay ra nhèm. Mong bác cho biết tên bệnh và cách để cháu phòng tránh tái phát? Và bệnh này có nặng lắm không ạ?
Cháu cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào cháu!
Tốt nhất cháu nên đi khám chuyên khoa Mắt để được chẩn đoán chính xác và chữa trị kịp thời. Theo như các biểu hiện cháu mô tả, chúng tôi nghĩ nhiều đến cháu bị viêm kết mạc mùa xuân. Bệnh phần lớn xảy ra ở nam thiếu niên, có xu hướng tái phát theo chu kỳ xuân – hè, tác động rất lớn đến học tập của các cháu.
Tuy nhiên hiện nay do vấn đề ô nhiễm không khí rất phổ biến nên cũng có thể gặp quanh năm. Đa phần bản thân người bệnh hoặc trong gia đình có triệu chứng dị ứng như chàm, hen suyễn,… Bệnh nhân bị đỏ cả hai mắt, ngứa, cảm giác như bị bỏng xót mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, có ghèn rây, lúc nào cũng muốn lấy tay dụi mắt nhưng càng dụi càng ngứa. Bệnh thể khu trú ở kết mạc (lòng trắng) nhưng cũng có các tình huống có tổn thương ở lòng đen kèm theo viêm, loét và hoại tử.
Khám thực thể: Trong mi mắt có những nốt (nhú gai) màu đỏ lớn, đường kính trên 1 mm nằm sát nhau, có hình dáng như được lát một lớp sỏi, nhú gai có mạch máu ở đỉnh, hoặc thấy những nốt có màu trắng như sữa ở gần lòng đen (giác mạc).
Cháu không nên tự ý uống thuốc, khiến cho bệnh có thể nặng thêm, bội nhiễm, tác động xấu đến thị lực. Đây là một bệnh do dị ứng. Để phòng bệnh, cháu nên hạn chế tiếp xúc nhiều với ánh nắng, bụi, gió, phấn hoa,… Cháu cần dùng kính khi đi ra ngoài để chống bụi, nên vệ sinh sạch sẽ bằng nước muối sinh lý 0,9% sau mỗi lần đi ngoài đường về, dùng riêng khăn mặt và nước sạch để rửa mặt.
Chúc cháu vui, khỏe!
Bé bị đau mắt đỏ dai dẳng điều trị thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Con tôi bị đau mắt đỏ, tôi đã uống thuốc nhỏ mắt Natriclorid, nhưng vẫn không đỡ, mong bác sĩ chỉ giúp.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào bạn.
Bạn không nói trẻ bao nhiêu tháng tuổi hay trẻ bao nhiêu tuổi? Biểu hiện đau mắt đỏ của trẻ như thế nào? Khi mới bị đau mắt đỏ, trẻ bị đau một bên hay đau 2 bên cùng một lúc? Mắt trẻ có sưng, có nhiều ghèn mắt? Có kèm theo sốt, viêm họng không? Bạn không nói rõ bạn uống thuốc nhỏ mắt Natriclorid được bao nhiêu ngày mà trẻ vẫn không đỡ. Theo tôi, bạn nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa Mắt ở viện Nhi để được chữa trị tốt nhất cho trẻ, tránh các biến chứng nặng về mắt. Bạn có thể tham khảo bệnh đau mắt đỏ ở trẻ dưới đây: Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) do nhiều lí do gây nên: vi khuẩn, virus, Chlamydia và viêm dị ứng.
Viêm kết mạc do vi khuẩn thông thường: hay gặp nhất là tụ cầu, liên cầu, phế cầu, bạch hầu; Haemophilus influenzae… Bệnh thường xuất hiện đột ngột, lúc đầu ở một mắt, sau lan sang mắt kia. Bệnh diễn biến cấp tính, cộm mắt như có dị vật, bỏng rát mắt, chảy nước mắt nhiều, hay dụi mắt. Mắt có nhiều dử kèm nhèm rất khó mở mắt vào buổi sáng. Mi mắt sưng nề, đóng vảy khô do dử mắt, dử mắt dạng mủ nhày. Kết mạc mắt đỏ, có thể có những chấm xuất huyết ở kết mạc. Điều trị:
Dội, rửa mắt thường xuyên bằng dung dịch NaCl 0,9% để loại bỏ tối đa dử mắt và vi khuẩn.
Đưa cháu đến các cơ sở y tế chuyên khoa khám và làm xét nghiệm để xác định tác nhân gây bệnh.
Thuốc: chủ yếu là dùng kháng sinh tra tại mắt, tra thuốc nước ban ngày, tra nhiều lần trong ngày (10 đến trên 15 lần/ngày), thuốc mỡ tra buổi tối trước khi ngủ, thời gian chữa trị thường kéo dài 10- 15 ngày. Các loại kháng sinh tra mắt: Tobramicin, Tobrex, Neomycin, Cebemyxin, Erythromycin, Polymyxin B… Cho cháu dùng thêm các vitamin nâng cao thể trạng.
Viêm kết mạc do virut. Hay gặp là Adenovirus, Herpesvirus, ít gặp hơn là Enterovirus, Coxsakievirus, Molluscum contagiosum, Varicella zoster… Viêm kết mạc do Adenovirus: Có 2 loại:
Viêm kết mạc kèm theo sốt, viêm họng và nổi hạch trước tai: mi sưng, cộm mắt, dử trong dính, kết mạc đỏ, phù, xuất huyết, màng giả và hột trên kết mạc. Trẻ sốt nhẹ, đau họng, người mệt mỏi, hạch trước tai.
Viêm kết mạc- giác mạc dịch: bệnh không kèm các biểu hiện toàn thân, kèm theo tổn thương giác mạc gây nhìn mờ.
Điều trị: chưa có thuốc chống Adenovirus đặc hiệu, chữa trị biểu hiện và nâng cao thể trạng là chủ yếu, bệnh có thể thoái lui trong khoảng 2 tuần, uống thuốc kháng sinh tránh bội nhiễm. Khi dùng các chế phẩm Corticoid cần thận trọng và dùng liều thấp.
Viêm kết mạc do lậu cầu: Do lậu cầu gây nên, hay gặp ở trẻ sơ sinh, tiến triển nặng, đặc biệt nguy hiểm với giác mạc. Bệnh cấp tính, triệu chứng bệnh vào ngày thứ 2 – 3 sau sinh, do bị nhiễm từ đường sinh dục của mẹ khi sinh qua đường dưới. Mắt trẻ bị sưng húp, mi và kết mạc phù nề đỏ mọng, dử mắt dạng mủ, vàng bẩn, dính chặt hai mi, mủ nhiều trào qua khe mi, càng lau mủ càng chảy, nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời bệnh sẽ lan vào giác mạc gây viêm giác mạc dẫn đến mù lòa. Điều trị:
Cần tra dung dịch Argyrol 3% cho trẻ ngay sau khi sinh để phòng bệnh; cần lấy mủ làm xét nghiệm để xác định chính xác bệnh.
Rửa mắt liên tục bằng nước muối sinh lý 0,9%.
Tra dung dịch kháng sinh nhạy cảm với lậu cầu như các kháng sinh nhóm Quinolone, Cephalosporin… Tra liên tục 10-15 phút/lần, sau đó giảm liều dần.
Toàn thân: cần thận trọng khi chỉ định uống thuốc và liều lượng thuốc sử dụng. Phối hợp chữa trị lậu cho bố và mẹ trẻ.
Viêm kết mạc do Herpes virus: da mi và vùng da quanh mi xuất hiện những nốt mụn phỏng kèm theo phù đỏ. Dử mắt loãng như nước. Kết mạc đỏ, có hột trên kết mạc. Điều trị: Uống thuốc chống virus Herpes, kháng sinh chống bội nhiễm, uống thêm vitamin nâng cao thể trạng.
Viêm kết mạc do dị ứng. Viêm kết mạc mũi dị ứng: Bệnh khá phổ biến, tác nhân gây dị ứng có thể gặp như phấn hoa, bụi nhà, nấm mốc, lông côn trùng, súc vật… Bệnh cấp tính, trẻ ngứa mắt nhiều, chảy nước mắt, đỏ mắt phối hợp ngứa mũi, hắt hơi sổ mũi, chảy nước mũi trong. Mi mắt phù nề, kết mạc phù, nhợt màu, nhú viêm trên kết mạc. Điều trị: dùng các thuốc dị ứng không có Corticoid (Cromoglycat, Lodoxamin, Levocabasfin, Patanol…), phối hợp với các thuốc tra có Corticoid.
Viêm kết mạc mùa xuân: là một thể bệnh dị ứng theo mùa với triệu chứng lâm sàng và tiến triển riêng biệt. Thường khởi phát bệnh ở độ 5 tuổi, hay gặp ở nam giới. Ngoài các biểu hiện của viêm dị ứng, trên kết mạc xuất hiện nhú viêm điển hình có hình dạng như đá lá đường (hình đa giác) xếp cạnh nhau. Trường hợp nặng các nhú phì đại dạng nhú khổng lồ. Điều trị: Dùng các thuốc tra Corticoid như Dexamethason 0,1%, hoặc các chế phẩm kháng sinh phối hợp Corticoid như dung dịch Maxitrol, Tobradex, Decodex… Cần chú ý, nếu uống thuốc kéo dài có thể gây các biến chứng nguy hiểm như: tăng nhãn áp, đục thể thủy tinh do vậy chỉ nên sử dụng thời gian ngắn, trong đợt cấp. Các thuốc này chỉ dùng khi có chỉ định và sự theo dõi của thầy thuốc. Ngoài ra có thể dùng các thuốc làm ổn định dưỡng bào: Cromal, Cromolyn, Alomid… Những thuốc này có thể dùng kéo dài.
Chúc gia đình mạnh khỏe.
Xuất hiện đám máu dưới mí mắt sau khi điều trị đau mắt đỏ có nguy hiểm không?
Câu hỏi bởi: Thảo
Em bị đau mắt đỏ, em nhỏ thuốc và đã khỏi đỏ mắt nhưng lại xuất hiện đám máu dưới mí mắt, liệu có sao không bác sĩ?
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Biểu hiện như bạn mô tả là hiện tượng viêm niêm mạc mí mắt, hiện tượng này thường thấy trong đau mắt đỏ, không phải là dấu hiệu nguy hiểm. Bạn cần tiếp tục nhỏ thuốc chữa đau mắt đỏ, có thể uống thêm thuốc kháng sinh (nên sử dụng Ampixilin).
Chúc bạn mạnh khỏe!
Mắt bị mờ sau khi bị đau mắt đỏ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ ! Em là nữ năm nay 20 tuổi. Em bị đau mắt đỏ sau khi dùng thuốc đã khỏi nhưng sau đó mắt em bị mờ và không thể nhìn được các vật ở xa. Mắt em bị mờ đã 1 tuần nay, e thử đeo kính cận nhẹ của bạn lại có thể nhìn thấy rõ. Trước khi bị đau mắt thị lực của em rất tốt Xin hỏi bác sĩ mắt em có vấn đề gì không ạ? Và có khả năng em đã bị cận thị không? E xin cảm ơn bác sĩ
Bác sĩ Vũ Việt Hùng
Chào bạn.
Thật tiếc cho bạn là trong quá trình điều trị ta lại không cẩn thận vì như tôi cảm thấy bạn có vẻ không được xử lý đúng cách. Nguyên nhân của bệnh có thể do Virut hay vi khuẩn nên ta phải tới các thầy thuốc chuyên khoa để khám và có chỉ định cụ thể.
Mắt bạn tuy khỏi nhưng nhìn mờ đó là một tai biến trong đau mắt đot. bạn phải tới ngay các BS chuyên khoa mắt khám và có phương pháp điều trị cụ thể.. Chúng ta phải xác định kính chiwe có tác dung với tật khúc xạ mà thôi. Bạn đừng để lâu niwax nhé.
Chào bạn.
Đau mắt đỏ rồi bị đau đầu, liệu có bị bệnh liên quan đến não?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Em chào bác sĩ,
Chồng em năm nay 42 tuổi, một tháng gần đây, chồng em bị đau mắt vài hôm sau bị đau đầu. Chồng em đã đi khám, chụp CT thì kết luận là viêm kết mạc, đầu không sao. Chồng em dùng thuốc rồi, đau đầu có giảm, nhưng mắt vẫn còn đau và sưng lồi rõ hơn so với mắt còn lại. Mắt đỏ và không buồn nôn, chồng em làm vườn, không dùng máy vi tính, chồng em bị bệnh gì? Có phải bị bệnh liên quan đến não không? Nhờ bác sĩ giải đáp.
Em xin chân thành cảm ơn.
Bác sĩ Đặng Phương Liên
Chào chị!
Bệnh viêm kết mạc cấp hay dân gian gọi là đau mắt đỏ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi thời điểm trong năm. Tuy nhiên, vào mùa hè, thu, bệnh thường gặp hơn và có thể lây lan trong cộng đồng, tạo nên dịch viêm kết mạc cấp. Viêm kết mạc cấp có thể do vi khuẩn hoặc virut gây ra. Khởi đầu, người bệnh thấy cộm mắt, ngứa, có nhiều chất tiết (rử mắt). Phần kết mạc (lòng trắng) đỏ dần, có thể đỏ toàn bộ mắt. Nặng hơn, mi mắt có thể sưng nề, đỏ. Tuy nhìn bên ngoài tổn thương rầm rộ, nhưng thị lực của bệnh nhân không bị giảm, mặc dù có thể nhìn khó do chất tiết nhiều bám trên mi mắt, lông mi.
Tuy nhiên, sau khi lau sạch rử mắt thì khả năng nhìn như lúc bình thường. Trong tình huống viêm kết mạc do Adenovirut, bệnh bắt đầu ở một mắt, sau đó lan dần sang mắt bên kia, kéo dài khoảng 21 ngày và phục hồi hoàn toàn sau 28 ngày. Đặc biệt, viêm kết mạc họng hạch do Adenovirut týp 3, 7, thường gặp ở trẻ em, ngoài viêm kết mạc, bệnh nhân còn sốt, viêm họng, đau đầu, tiêu chảy, nổi ban đỏ, nổi hạch… kéo dài 10-14 ngày, sau đó khỏi không để lại di chứng.
Viêm kết mạc do vi khuẩn thường có các biểu hiện đỏ mắt, rử mắt, chảy nước mắt, kích thích. Rử mắt có thể có mủ hoặc mủ nhầy, xét nghiệm thấy có tế bào, vi khuẩn, bạch cầu. Chồng chị đã được chẩn đoán viêm kết mạc, nên tuân thủ chỉ định chữa trị của bác sĩ, nhỏ thuốc mắt đều đặn, không nên tự ý bỏ thuốc. Nếu được chữa trị đúng, viêm kết mạc cấp sẽ khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng gì trong vòng 10 – 15 ngày chữa trị. Không được đắp lá hoặc bất cứ thứ gì lên mắt vì có thể làm mắt bị viêm nhiễm nặng hơn, không nên xông lá trầu không vì có thể làm bỏng giác mạc, kết mạc.
Ngoài uống thuốc theo đơn của bác sĩ, chồng chị cần giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay ngay bằng xà phòng sau mỗi lần lau mắt, tra thuốc. Khăn mặt, khăn trải gối cần được giặt sạch bằng xà phòng. Khăn, giấy, bông… dùng để lau mắt xong cần để riêng vì đây là nguồn lây bệnh cho các thành viên khác trong gia đình.
Chúc chồng chị mau khỏi!
Bị đau mắt, lên tơ vệt đỏ nhỏ, lòng mắt không trong và ra nhèm
Câu hỏi bởi: tí cô nương
Chào bác sĩ!
Cháu là nam giới 16 tuổi. Cháu bị đau mắt, lên tơ vệt đỏ nhỏ, lòng mắt không được trong và hay ra nhèm. Mong bác cho biết tên bệnh và cách để cháu phòng tránh tái phát? Và bệnh này có nặng lắm không ạ?
Cháu cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào cháu!
Tốt nhất cháu nên đi khám chuyên khoa Mắt để được chẩn đoán chính xác và chữa trị kịp thời. Theo như các biểu hiện cháu mô tả, chúng tôi nghĩ nhiều đến cháu bị viêm kết mạc mùa xuân. Bệnh phần lớn xảy ra ở nam thiếu niên, có xu hướng tái phát theo chu kỳ xuân – hè, tác động rất lớn đến học tập của các cháu.
Tuy nhiên hiện nay do vấn đề ô nhiễm không khí rất phổ biến nên cũng có thể gặp quanh năm. Đa phần bản thân người bệnh hoặc trong gia đình có triệu chứng dị ứng như chàm, hen suyễn,… Bệnh nhân bị đỏ cả hai mắt, ngứa, cảm giác như bị bỏng xót mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, có ghèn rây, lúc nào cũng muốn lấy tay dụi mắt nhưng càng dụi càng ngứa. Bệnh thể khu trú ở kết mạc (lòng trắng) nhưng cũng có các tình huống có tổn thương ở lòng đen kèm theo viêm, loét và hoại tử.
Khám thực thể: Trong mi mắt có những nốt (nhú gai) màu đỏ lớn, đường kính trên 1 mm nằm sát nhau, có hình dáng như được lát một lớp sỏi, nhú gai có mạch máu ở đỉnh, hoặc thấy những nốt có màu trắng như sữa ở gần lòng đen (giác mạc).
Cháu không nên tự ý uống thuốc, khiến cho bệnh có thể nặng thêm, bội nhiễm, tác động xấu đến thị lực. Đây là một bệnh do dị ứng. Để phòng bệnh, cháu nên hạn chế tiếp xúc nhiều với ánh nắng, bụi, gió, phấn hoa,… Cháu cần dùng kính khi đi ra ngoài để chống bụi, nên vệ sinh sạch sẽ bằng nước muối sinh lý 0,9% sau mỗi lần đi ngoài đường về, dùng riêng khăn mặt và nước sạch để rửa mặt.
Chúc cháu vui, khỏe!
Bé bị đau mắt đỏ dai dẳng điều trị thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Con tôi bị đau mắt đỏ, tôi đã uống thuốc nhỏ mắt Natriclorid, nhưng vẫn không đỡ, mong bác sĩ chỉ giúp.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào bạn.
Bạn không nói trẻ bao nhiêu tháng tuổi hay trẻ bao nhiêu tuổi? Biểu hiện đau mắt đỏ của trẻ như thế nào? Khi mới bị đau mắt đỏ, trẻ bị đau một bên hay đau 2 bên cùng một lúc? Mắt trẻ có sưng, có nhiều ghèn mắt? Có kèm theo sốt, viêm họng không? Bạn không nói rõ bạn uống thuốc nhỏ mắt Natriclorid được bao nhiêu ngày mà trẻ vẫn không đỡ. Theo tôi, bạn nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa Mắt ở viện Nhi để được chữa trị tốt nhất cho trẻ, tránh các biến chứng nặng về mắt. Bạn có thể tham khảo bệnh đau mắt đỏ ở trẻ dưới đây: Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) do nhiều lí do gây nên: vi khuẩn, virus, Chlamydia và viêm dị ứng.
Viêm kết mạc do vi khuẩn thông thường: hay gặp nhất là tụ cầu, liên cầu, phế cầu, bạch hầu; Haemophilus influenzae… Bệnh thường xuất hiện đột ngột, lúc đầu ở một mắt, sau lan sang mắt kia. Bệnh diễn biến cấp tính, cộm mắt như có dị vật, bỏng rát mắt, chảy nước mắt nhiều, hay dụi mắt. Mắt có nhiều dử kèm nhèm rất khó mở mắt vào buổi sáng. Mi mắt sưng nề, đóng vảy khô do dử mắt, dử mắt dạng mủ nhày. Kết mạc mắt đỏ, có thể có những chấm xuất huyết ở kết mạc. Điều trị:
Dội, rửa mắt thường xuyên bằng dung dịch NaCl 0,9% để loại bỏ tối đa dử mắt và vi khuẩn.
Đưa cháu đến các cơ sở y tế chuyên khoa khám và làm xét nghiệm để xác định tác nhân gây bệnh.
Thuốc: chủ yếu là dùng kháng sinh tra tại mắt, tra thuốc nước ban ngày, tra nhiều lần trong ngày (10 đến trên 15 lần/ngày), thuốc mỡ tra buổi tối trước khi ngủ, thời gian chữa trị thường kéo dài 10- 15 ngày. Các loại kháng sinh tra mắt: Tobramicin, Tobrex, Neomycin, Cebemyxin, Erythromycin, Polymyxin B… Cho cháu dùng thêm các vitamin nâng cao thể trạng.
Viêm kết mạc do virut. Hay gặp là Adenovirus, Herpesvirus, ít gặp hơn là Enterovirus, Coxsakievirus, Molluscum contagiosum, Varicella zoster… Viêm kết mạc do Adenovirus: Có 2 loại:
Viêm kết mạc kèm theo sốt, viêm họng và nổi hạch trước tai: mi sưng, cộm mắt, dử trong dính, kết mạc đỏ, phù, xuất huyết, màng giả và hột trên kết mạc. Trẻ sốt nhẹ, đau họng, người mệt mỏi, hạch trước tai.
Viêm kết mạc- giác mạc dịch: bệnh không kèm các biểu hiện toàn thân, kèm theo tổn thương giác mạc gây nhìn mờ.
Điều trị: chưa có thuốc chống Adenovirus đặc hiệu, chữa trị biểu hiện và nâng cao thể trạng là chủ yếu, bệnh có thể thoái lui trong khoảng 2 tuần, uống thuốc kháng sinh tránh bội nhiễm. Khi dùng các chế phẩm Corticoid cần thận trọng và dùng liều thấp.
Viêm kết mạc do lậu cầu: Do lậu cầu gây nên, hay gặp ở trẻ sơ sinh, tiến triển nặng, đặc biệt nguy hiểm với giác mạc. Bệnh cấp tính, triệu chứng bệnh vào ngày thứ 2 – 3 sau sinh, do bị nhiễm từ đường sinh dục của mẹ khi sinh qua đường dưới. Mắt trẻ bị sưng húp, mi và kết mạc phù nề đỏ mọng, dử mắt dạng mủ, vàng bẩn, dính chặt hai mi, mủ nhiều trào qua khe mi, càng lau mủ càng chảy, nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời bệnh sẽ lan vào giác mạc gây viêm giác mạc dẫn đến mù lòa. Điều trị:
Cần tra dung dịch Argyrol 3% cho trẻ ngay sau khi sinh để phòng bệnh; cần lấy mủ làm xét nghiệm để xác định chính xác bệnh.
Rửa mắt liên tục bằng nước muối sinh lý 0,9%.
Tra dung dịch kháng sinh nhạy cảm với lậu cầu như các kháng sinh nhóm Quinolone, Cephalosporin… Tra liên tục 10-15 phút/lần, sau đó giảm liều dần.
Toàn thân: cần thận trọng khi chỉ định uống thuốc và liều lượng thuốc sử dụng. Phối hợp chữa trị lậu cho bố và mẹ trẻ.
Viêm kết mạc do Herpes virus: da mi và vùng da quanh mi xuất hiện những nốt mụn phỏng kèm theo phù đỏ. Dử mắt loãng như nước. Kết mạc đỏ, có hột trên kết mạc. Điều trị: Uống thuốc chống virus Herpes, kháng sinh chống bội nhiễm, uống thêm vitamin nâng cao thể trạng.
Viêm kết mạc do dị ứng. Viêm kết mạc mũi dị ứng: Bệnh khá phổ biến, tác nhân gây dị ứng có thể gặp như phấn hoa, bụi nhà, nấm mốc, lông côn trùng, súc vật… Bệnh cấp tính, trẻ ngứa mắt nhiều, chảy nước mắt, đỏ mắt phối hợp ngứa mũi, hắt hơi sổ mũi, chảy nước mũi trong. Mi mắt phù nề, kết mạc phù, nhợt màu, nhú viêm trên kết mạc. Điều trị: dùng các thuốc dị ứng không có Corticoid (Cromoglycat, Lodoxamin, Levocabasfin, Patanol…), phối hợp với các thuốc tra có Corticoid.
Viêm kết mạc mùa xuân: là một thể bệnh dị ứng theo mùa với triệu chứng lâm sàng và tiến triển riêng biệt. Thường khởi phát bệnh ở độ 5 tuổi, hay gặp ở nam giới. Ngoài các biểu hiện của viêm dị ứng, trên kết mạc xuất hiện nhú viêm điển hình có hình dạng như đá lá đường (hình đa giác) xếp cạnh nhau. Trường hợp nặng các nhú phì đại dạng nhú khổng lồ. Điều trị: Dùng các thuốc tra Corticoid như Dexamethason 0,1%, hoặc các chế phẩm kháng sinh phối hợp Corticoid như dung dịch Maxitrol, Tobradex, Decodex… Cần chú ý, nếu uống thuốc kéo dài có thể gây các biến chứng nguy hiểm như: tăng nhãn áp, đục thể thủy tinh do vậy chỉ nên sử dụng thời gian ngắn, trong đợt cấp. Các thuốc này chỉ dùng khi có chỉ định và sự theo dõi của thầy thuốc. Ngoài ra có thể dùng các thuốc làm ổn định dưỡng bào: Cromal, Cromolyn, Alomid… Những thuốc này có thể dùng kéo dài.
Chúc gia đình mạnh khỏe.
Xuất hiện đám máu dưới mí mắt sau khi điều trị đau mắt đỏ có nguy hiểm không?
Câu hỏi bởi: Thảo
Em bị đau mắt đỏ, em nhỏ thuốc và đã khỏi đỏ mắt nhưng lại xuất hiện đám máu dưới mí mắt, liệu có sao không bác sĩ?
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Biểu hiện như bạn mô tả là hiện tượng viêm niêm mạc mí mắt, hiện tượng này thường thấy trong đau mắt đỏ, không phải là dấu hiệu nguy hiểm. Bạn cần tiếp tục nhỏ thuốc chữa đau mắt đỏ, có thể uống thêm thuốc kháng sinh (nên sử dụng Ampixilin).
Chúc bạn mạnh khỏe!
Mắt bị mờ sau khi bị đau mắt đỏ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ ! Em là nữ năm nay 20 tuổi. Em bị đau mắt đỏ sau khi dùng thuốc đã khỏi nhưng sau đó mắt em bị mờ và không thể nhìn được các vật ở xa. Mắt em bị mờ đã 1 tuần nay, e thử đeo kính cận nhẹ của bạn lại có thể nhìn thấy rõ. Trước khi bị đau mắt thị lực của em rất tốt Xin hỏi bác sĩ mắt em có vấn đề gì không ạ? Và có khả năng em đã bị cận thị không? E xin cảm ơn bác sĩ
Bác sĩ Vũ Việt Hùng
Chào bạn.
Thật tiếc cho bạn là trong quá trình điều trị ta lại không cẩn thận vì như tôi cảm thấy bạn có vẻ không được xử lý đúng cách. Nguyên nhân của bệnh có thể do Virut hay vi khuẩn nên ta phải tới các thầy thuốc chuyên khoa để khám và có chỉ định cụ thể.
Mắt bạn tuy khỏi nhưng nhìn mờ đó là một tai biến trong đau mắt đot. bạn phải tới ngay các BS chuyên khoa mắt khám và có phương pháp điều trị cụ thể.. Chúng ta phải xác định kính chiwe có tác dung với tật khúc xạ mà thôi. Bạn đừng để lâu niwax nhé.
Chào bạn.
Theo ViCare