Đây là một kĩ thuật siêu âm vô cùng phổ biến ở nhiều bệnh viện, phòng khám tư trên cả nước. Tuy nhiều người vẫn lo ngại về ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Vậy kĩ thuật này liệu có thực sự an toàn cho thai nhi? Cùng tìm hiểu thêm thông tin qua những tư vấn của bác sĩ dưới đây.
Siêu âm đầu dò khi mang thai có hại gì không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Chu kì kinh của em không điều. Tháng này em thử thai thì lên 2 vạch, thỉnh thoảng cứ đau râm râm bụng cả mười ngày nay. Nửa tháng trước lúc em khám phụ khoa thì chưa có trứng rụng. Hôm qua em đi khám bác sĩ thì bảo chưa phát hiện mang thai (có thể là thai chưa đi vào tử cung). Niêm mạc tử cung dày và kê thuốc cho em uống 10 ngày rồi tái khám. Nhưng gia đình em không muốn em đi khám nữa mà 2 tháng nữa đi luôn vì sợ mới mang thai mà siêu âm nhiều như vậy sẽ không tốt. Bác sĩ cho em lời khuyên với. Siêu âm đầu dò nhiều có hại gì không? Mỗi tháng có phải nên đi siêu âm không?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Nếu bạn đã thử lên 2 vạch thì bạn nghi ngờ có thai rồi. Để chắc chắn có bạn hãy làm xét nghiệm định lượng beta Hcg trong máu nếu có là có thai. Nếu có thai bạn phải đi khám siêu âm lại, siêu âm đầu dò không tác động gì cả, nên khám ở bác sĩ chuyên khoa Sản có kinh nghiệm để xác định có thai trong buồng tử cung hay không sau đó căn cứ vào lượng beta Hcg trong máu để xác định cùng với siêu âm xem thai to hay nhỏ để chẩn đoán thai trong tử cung hay ngoài tử cung. Không có việc thai chưa vào tử cung mà thử HCG + đâu, cần phải làm rõ thai trong hay ngoài tử cung nhé.
Mỗi tháng đi siêu âm 1 lần rất tốt có người đi siêu âm nhiều hơn thế đặc biệt ở những tháng đầu và cuối.
Chúc bạn khỏe.
Ra máu nhiều, đau bụng nặng và bị sẩy thai có phải do siêu âm đầu dò?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em vừa biết có thai hôm 30/4 bằng que thử thai. Tới 5/5 em bị ra máu hồng nhật nên em lo lắng đi khám thai. Bác sĩ siêu âm bụng không phát hiện túi thai và tử cung đầy lên, bác sĩ chỉ định thử máu và nồng độ beta là 374 và bác sĩ khẳng định em có thai và theo dõi 1 tuần tái khám. Sau đó ngày 8/5 em ra máu nhiều như kinh nguyệt và tái khám sớm, bác sĩ lại siêu âm bụng nhưng vẫn không thấy túi thai, và em lại thử máu và lần này nồng độ beta là 495, bác sĩ chuẩn đoán thai ngoài tử cung hoặc thái yếu tự sẩy, sau đó bác sĩ siêu âm đầu dò 2 lần liên tiếp: lần 1 bác sĩ A vẫn không thấy túi thái, sau đó bác B siêu âm đầu dò lại bảo có túi thái nhỏ khoảng 4 tuần và hẹn tái khám sau 3 ngày và uống thuốc an thái. Ngày 11/5 em tái khám và tiếp tục siêu âm đầu dò tiếp tục và xác định túi thái 4,5 tuần và tiếp tục uống an thái thông thường. Trong khi tôi đang ra máu nhiều, và tôi trưa hôm qua em bị đau bụng nặng và bị sẩy thai. Tôi rất buồn, và băn khoăn không biết vì sao? Phải chăng siêu âm đầu dò nhiều ảnh hưởng khiến sẩy thai. Mong bác sĩ trả lời giúp e.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Nếu bạn đã thử beta Hcg có trong máu thì khẳng định chắc chắn bạn có thai, tuy nhiên khi siêu âm đường bụng chưa phát hiện được và bạn cũng bị ra máu nữa.
Với triệu chứng như vậy phải nghĩ đến 2 khả năng (ngay từ khi đó) là chửa ngoài tử cung và dọa sảy thai. Điều cần thiết lúc đó là siêu âm đầu dò âm đạo ngay chứ không chờ đợi để chẩn đoán chắc chắn, nếu chẩn đoán dọa sảy sớm thì uống thuốc (tùy mức độ nặng hay nhẹ mà sử dụng uống, tiêm, đặt âm đạo) và có thể nhập viện hoặc ở nhà nhưng phải nằm bất động.
Xin khẳng định siêu âm đầu dò mới đúng và siêu âm đầu dò không thể gây sẩy thai được.
Với những lần sau bạn nên khám ở bác sĩ chuyên khoa Sản nhé.
Chúc bạn khỏe.
Hỏi về chỉ số siêu âm đầu dò?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Bác sĩ giải thích giúp em với ạ. Ngày 29-03-2015 em đi siêu âm đầu dò và có kết luận như sau:
Tử cung trung gian kích thước: 51×35 mm
Niêm mạc kích thước: 13mm
Buồng trứng phải có nang 7mm
Buồng trứng trái có nang 7mm
Douglas: không có dịch.
Ngày hành kinh của em từ ngày 07-03 đến ngày 10-03, tuy nhiên ngày hành kinh đó không bình thường như những lần trước và có màu thẫm và ít. Ngày 09-03 vì nghĩ rằng đã sạch kinh nên vợ chồng em quan hệ. Từ ngày đó đến nay vợ chồng em có quan hệ nhưng có biện pháp phòng tránh. Chu kỳ kinh của em bình thường là 40 -46 ngày. Đến ngày 29-03-2015 em đi siêu âm thì có kết luận trên. Vậy bác sĩ giải thích giúp em các chỉ số trên là như thế nào ạ? Và em có khả năng đã mang thai chưa?
Em cảm ơn!
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Các kết quả siêu âm như vậy là hoàn toàn bình thường. Máu kinh sẫm màu là tốt. Kinh nguyệt là hiện tượng máu chảy ra từ buồng tử cung có tính chất chu kỳ, vòng kinh bình thường từ 28 đến 30 ngày, nếu chu kỳ kinh trên 35 ngày thì gọi là vòng kinh dài, vòng kinh dưới 22 ngày thì gọi là vòng kinh ngắn. Số ngày hành kinh từ 3 đến 5 ngày, nếu trên 7 ngày gọi là rong kinh. Số lượng máu kinh khoảng 100ml nếu trên 200ml gọi là băng kinh. Máu kinh có màu sẫm, máu cục, máu loãng lẫn mảnh vụn niêm mạc tử cung, có chất nhầy, nước. Mỗi chu kỳ kinh có 01 trứng rụng (phóng noãn) đây chính là vấn đề quan trọng trong vấn đề có thai vì muốn có thai phải có sự gặp gỡ giữa tinh trùng và trứng.
Ở những người vòng kinh không đều thì tính toán thời điểm rụng trứng sẽ khó hơn so với những người có vòng kinh đều. Nếu bạn có vòng kinh không đều nhưng vẫn có phóng noãn thì khả năng có thai là hoàn toàn bình thường. Bạn phải đợi nếu chậm kinh mới xác định có thai hay không.
Chúc bạn khỏe.
Siêu âm đầu dò hay siêu âm bụng chính xác hơn?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Siêu âm đầu dò hay siêu âm bụng chính xác hơn ạ? Hôm bữa tôi có đi siêu âm bụng thai được 7w GS: 28mm túi thai tròn đều, chưa phôi với tim thai, bác sĩ nói thai ngưng tiến triển. Tôi lo lắng quá nên đi lên Bệnh viện Từ Dũ. Ở đó người ta cho siêu âm đầu dò được 5-6 tuần nhưng lâm sàng được 8-9 tuần túi thai tròn đều, Yolksac+, chưa phôi và tim bóc tách 30%. Bác sĩ nói túi thai đang còn nhỏ nên siêu âm đầu dò là chính xác nhất. Bác sĩ có cho thuốc về đặt âm đạo và uống hẹn 1 tuần sau tái khám. Trong thời gian đó tôi không hề đau bụng hay ra huyết. Theo bác sĩ thai tôi như vậy có vấn đề gì không?
Xin cám ơn!
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Trong 3 tháng đầu siêu âm đầu dò có độ chính xác hơn nhiều so với siêu âm đường bụng do vậy bạn hãy tin tưởng vào kết quả của siêu âm đầu dò nhé. Bạn xem lại kết quả ghi trên phiếu siêu âm nhé phần “tim bóc tách 30%”. Có ghi đúng như vậy không? Hay ghi khác. Thông thường giai đoạn này nếu có dịch dưới màng nuôi thì theo dõi dọa sảy thai và phải uống thuốc nội tiết. Bạn hãy trao đổi lại với bác sĩ ở Bệnh viện Từ Dũ đã khám trực tiếp cho bạn để cụ thể nhé.
Chúc bạn khỏe.
Sợ nguy cơ bị HIV sau siêu âm đầu dò âm đạo?
Câu hỏi bởi: hivongchongaymai
Chào bác sĩ.
Sáng 4/2/2015 tôi có đi khám Phụ khoa. Tôi được bác sĩ chỉ định siêu âm đầu dò (là hình thức siêu âm đưa sâu máy vào âm đạo). Khi bước vào phòng tôi thấy ở cây soi siêu âm đã có sẵn bao cao su. Bác sĩ vào ngay sau tôi, bảo tôi nằm lên giường và khám. Bác sĩ đã dùng luôn và không thay bao cao su. Nếu như trước tôi, bác sĩ đã dùng bao cao su đó siêu âm cho người khác. Dịch âm đạo của người ta còn dính trên cái bao cao su đó thì khả năng nhiễm HIV của tôi có cao ko? Tôi rất sợ. 3 tháng mới đi xét nghiệm được. Thật sự là khủng hoảng đối với tôi. Mong bác sĩ trả lời giúp tôi.
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào bạn!
Ở góc độ lương tâm nghề nghiệp, tôi nghĩ là bao cao su đã được thay mới và gắn sẵn với đầu dò âm đạo trước khi bạn bước vào. Để phòng chống dịch bệnh, không thể sử dụng chung bao cao su.
Nếu bao cao su đó chưa được thay (do sơ ý, nhầm lẫn) thì có thể làm lây truyền bệnh qua đường tình dục nếu như trước đó có sử dụng để siêu âm đầu dò cho một người phụ nữ khác. Giả sử rằng trước đó siêu âm đầu dò cho một người phụ nữ có HIV dương tính, thì bạn có nguy cơ bị lây nhiễm HIV nếu như bao cao su không được thay khi bạn là người sử dụng tiếp sau. Chúng tôi không có số liệu thống kê về trường hợp này để trả lời bạn chính xác tuy nhiên tôi nghĩ rằng nguy cơ này là không cao, hy hữu.
Để tránh gây lo lắng và căng thẳng, bạn có thể xét nghiệm HIV sớm bằng phương pháp phát hiện kháng nguyên của HIV, không nhất thiết chờ tói 3 tháng. Với phương pháp xét nghiệm Ag/Ab Combo, có thể phát hiện chính xác sau 28 ngày. Bạn cũng có thể đề nghị xét nghiệm sớm hơn nhờ xét nghiệm theo phương pháp PCR sau 1 – 2 tuần. Khuyên bạn tới Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS của địa phương để được giải đáp.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Siêu âm đầu dò khi mang thai có hại gì không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Chu kì kinh của em không điều. Tháng này em thử thai thì lên 2 vạch, thỉnh thoảng cứ đau râm râm bụng cả mười ngày nay. Nửa tháng trước lúc em khám phụ khoa thì chưa có trứng rụng. Hôm qua em đi khám bác sĩ thì bảo chưa phát hiện mang thai (có thể là thai chưa đi vào tử cung). Niêm mạc tử cung dày và kê thuốc cho em uống 10 ngày rồi tái khám. Nhưng gia đình em không muốn em đi khám nữa mà 2 tháng nữa đi luôn vì sợ mới mang thai mà siêu âm nhiều như vậy sẽ không tốt. Bác sĩ cho em lời khuyên với. Siêu âm đầu dò nhiều có hại gì không? Mỗi tháng có phải nên đi siêu âm không?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Nếu bạn đã thử lên 2 vạch thì bạn nghi ngờ có thai rồi. Để chắc chắn có bạn hãy làm xét nghiệm định lượng beta Hcg trong máu nếu có là có thai. Nếu có thai bạn phải đi khám siêu âm lại, siêu âm đầu dò không tác động gì cả, nên khám ở bác sĩ chuyên khoa Sản có kinh nghiệm để xác định có thai trong buồng tử cung hay không sau đó căn cứ vào lượng beta Hcg trong máu để xác định cùng với siêu âm xem thai to hay nhỏ để chẩn đoán thai trong tử cung hay ngoài tử cung. Không có việc thai chưa vào tử cung mà thử HCG + đâu, cần phải làm rõ thai trong hay ngoài tử cung nhé.
Mỗi tháng đi siêu âm 1 lần rất tốt có người đi siêu âm nhiều hơn thế đặc biệt ở những tháng đầu và cuối.
Chúc bạn khỏe.
Ra máu nhiều, đau bụng nặng và bị sẩy thai có phải do siêu âm đầu dò?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em vừa biết có thai hôm 30/4 bằng que thử thai. Tới 5/5 em bị ra máu hồng nhật nên em lo lắng đi khám thai. Bác sĩ siêu âm bụng không phát hiện túi thai và tử cung đầy lên, bác sĩ chỉ định thử máu và nồng độ beta là 374 và bác sĩ khẳng định em có thai và theo dõi 1 tuần tái khám. Sau đó ngày 8/5 em ra máu nhiều như kinh nguyệt và tái khám sớm, bác sĩ lại siêu âm bụng nhưng vẫn không thấy túi thai, và em lại thử máu và lần này nồng độ beta là 495, bác sĩ chuẩn đoán thai ngoài tử cung hoặc thái yếu tự sẩy, sau đó bác sĩ siêu âm đầu dò 2 lần liên tiếp: lần 1 bác sĩ A vẫn không thấy túi thái, sau đó bác B siêu âm đầu dò lại bảo có túi thái nhỏ khoảng 4 tuần và hẹn tái khám sau 3 ngày và uống thuốc an thái. Ngày 11/5 em tái khám và tiếp tục siêu âm đầu dò tiếp tục và xác định túi thái 4,5 tuần và tiếp tục uống an thái thông thường. Trong khi tôi đang ra máu nhiều, và tôi trưa hôm qua em bị đau bụng nặng và bị sẩy thai. Tôi rất buồn, và băn khoăn không biết vì sao? Phải chăng siêu âm đầu dò nhiều ảnh hưởng khiến sẩy thai. Mong bác sĩ trả lời giúp e.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Nếu bạn đã thử beta Hcg có trong máu thì khẳng định chắc chắn bạn có thai, tuy nhiên khi siêu âm đường bụng chưa phát hiện được và bạn cũng bị ra máu nữa.
Với triệu chứng như vậy phải nghĩ đến 2 khả năng (ngay từ khi đó) là chửa ngoài tử cung và dọa sảy thai. Điều cần thiết lúc đó là siêu âm đầu dò âm đạo ngay chứ không chờ đợi để chẩn đoán chắc chắn, nếu chẩn đoán dọa sảy sớm thì uống thuốc (tùy mức độ nặng hay nhẹ mà sử dụng uống, tiêm, đặt âm đạo) và có thể nhập viện hoặc ở nhà nhưng phải nằm bất động.
Xin khẳng định siêu âm đầu dò mới đúng và siêu âm đầu dò không thể gây sẩy thai được.
Với những lần sau bạn nên khám ở bác sĩ chuyên khoa Sản nhé.
Chúc bạn khỏe.
Hỏi về chỉ số siêu âm đầu dò?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Bác sĩ giải thích giúp em với ạ. Ngày 29-03-2015 em đi siêu âm đầu dò và có kết luận như sau:
Tử cung trung gian kích thước: 51×35 mm
Niêm mạc kích thước: 13mm
Buồng trứng phải có nang 7mm
Buồng trứng trái có nang 7mm
Douglas: không có dịch.
Ngày hành kinh của em từ ngày 07-03 đến ngày 10-03, tuy nhiên ngày hành kinh đó không bình thường như những lần trước và có màu thẫm và ít. Ngày 09-03 vì nghĩ rằng đã sạch kinh nên vợ chồng em quan hệ. Từ ngày đó đến nay vợ chồng em có quan hệ nhưng có biện pháp phòng tránh. Chu kỳ kinh của em bình thường là 40 -46 ngày. Đến ngày 29-03-2015 em đi siêu âm thì có kết luận trên. Vậy bác sĩ giải thích giúp em các chỉ số trên là như thế nào ạ? Và em có khả năng đã mang thai chưa?
Em cảm ơn!
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Các kết quả siêu âm như vậy là hoàn toàn bình thường. Máu kinh sẫm màu là tốt. Kinh nguyệt là hiện tượng máu chảy ra từ buồng tử cung có tính chất chu kỳ, vòng kinh bình thường từ 28 đến 30 ngày, nếu chu kỳ kinh trên 35 ngày thì gọi là vòng kinh dài, vòng kinh dưới 22 ngày thì gọi là vòng kinh ngắn. Số ngày hành kinh từ 3 đến 5 ngày, nếu trên 7 ngày gọi là rong kinh. Số lượng máu kinh khoảng 100ml nếu trên 200ml gọi là băng kinh. Máu kinh có màu sẫm, máu cục, máu loãng lẫn mảnh vụn niêm mạc tử cung, có chất nhầy, nước. Mỗi chu kỳ kinh có 01 trứng rụng (phóng noãn) đây chính là vấn đề quan trọng trong vấn đề có thai vì muốn có thai phải có sự gặp gỡ giữa tinh trùng và trứng.
Ở những người vòng kinh không đều thì tính toán thời điểm rụng trứng sẽ khó hơn so với những người có vòng kinh đều. Nếu bạn có vòng kinh không đều nhưng vẫn có phóng noãn thì khả năng có thai là hoàn toàn bình thường. Bạn phải đợi nếu chậm kinh mới xác định có thai hay không.
Chúc bạn khỏe.
Siêu âm đầu dò hay siêu âm bụng chính xác hơn?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Siêu âm đầu dò hay siêu âm bụng chính xác hơn ạ? Hôm bữa tôi có đi siêu âm bụng thai được 7w GS: 28mm túi thai tròn đều, chưa phôi với tim thai, bác sĩ nói thai ngưng tiến triển. Tôi lo lắng quá nên đi lên Bệnh viện Từ Dũ. Ở đó người ta cho siêu âm đầu dò được 5-6 tuần nhưng lâm sàng được 8-9 tuần túi thai tròn đều, Yolksac+, chưa phôi và tim bóc tách 30%. Bác sĩ nói túi thai đang còn nhỏ nên siêu âm đầu dò là chính xác nhất. Bác sĩ có cho thuốc về đặt âm đạo và uống hẹn 1 tuần sau tái khám. Trong thời gian đó tôi không hề đau bụng hay ra huyết. Theo bác sĩ thai tôi như vậy có vấn đề gì không?
Xin cám ơn!
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Trong 3 tháng đầu siêu âm đầu dò có độ chính xác hơn nhiều so với siêu âm đường bụng do vậy bạn hãy tin tưởng vào kết quả của siêu âm đầu dò nhé. Bạn xem lại kết quả ghi trên phiếu siêu âm nhé phần “tim bóc tách 30%”. Có ghi đúng như vậy không? Hay ghi khác. Thông thường giai đoạn này nếu có dịch dưới màng nuôi thì theo dõi dọa sảy thai và phải uống thuốc nội tiết. Bạn hãy trao đổi lại với bác sĩ ở Bệnh viện Từ Dũ đã khám trực tiếp cho bạn để cụ thể nhé.
Chúc bạn khỏe.
Sợ nguy cơ bị HIV sau siêu âm đầu dò âm đạo?
Câu hỏi bởi: hivongchongaymai
Chào bác sĩ.
Sáng 4/2/2015 tôi có đi khám Phụ khoa. Tôi được bác sĩ chỉ định siêu âm đầu dò (là hình thức siêu âm đưa sâu máy vào âm đạo). Khi bước vào phòng tôi thấy ở cây soi siêu âm đã có sẵn bao cao su. Bác sĩ vào ngay sau tôi, bảo tôi nằm lên giường và khám. Bác sĩ đã dùng luôn và không thay bao cao su. Nếu như trước tôi, bác sĩ đã dùng bao cao su đó siêu âm cho người khác. Dịch âm đạo của người ta còn dính trên cái bao cao su đó thì khả năng nhiễm HIV của tôi có cao ko? Tôi rất sợ. 3 tháng mới đi xét nghiệm được. Thật sự là khủng hoảng đối với tôi. Mong bác sĩ trả lời giúp tôi.
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào bạn!
Ở góc độ lương tâm nghề nghiệp, tôi nghĩ là bao cao su đã được thay mới và gắn sẵn với đầu dò âm đạo trước khi bạn bước vào. Để phòng chống dịch bệnh, không thể sử dụng chung bao cao su.
Nếu bao cao su đó chưa được thay (do sơ ý, nhầm lẫn) thì có thể làm lây truyền bệnh qua đường tình dục nếu như trước đó có sử dụng để siêu âm đầu dò cho một người phụ nữ khác. Giả sử rằng trước đó siêu âm đầu dò cho một người phụ nữ có HIV dương tính, thì bạn có nguy cơ bị lây nhiễm HIV nếu như bao cao su không được thay khi bạn là người sử dụng tiếp sau. Chúng tôi không có số liệu thống kê về trường hợp này để trả lời bạn chính xác tuy nhiên tôi nghĩ rằng nguy cơ này là không cao, hy hữu.
Để tránh gây lo lắng và căng thẳng, bạn có thể xét nghiệm HIV sớm bằng phương pháp phát hiện kháng nguyên của HIV, không nhất thiết chờ tói 3 tháng. Với phương pháp xét nghiệm Ag/Ab Combo, có thể phát hiện chính xác sau 28 ngày. Bạn cũng có thể đề nghị xét nghiệm sớm hơn nhờ xét nghiệm theo phương pháp PCR sau 1 – 2 tuần. Khuyên bạn tới Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS của địa phương để được giải đáp.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Theo ViCare