Trĩ là một loại bệnh lý phổ biến hiện nay, trĩ không phải một căn bệnh có thể dễ dàng chữa khỏi, thậm chí còn có thể gây nguy hiểm cho người bệnh tùy vào mức độ. Một số câu hỏi cùng lời giải đáp dưới đây sẽ phần nào cho các bạn cách nhìn tổng quan về cách khắc phục bệnh trĩ.
Tư vấn về bệnh trĩ.
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em bị bệnh trĩ đau lâu, mong bác sĩ cho em lời khuyên về căn bệnh này.
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Bệnh trĩ (còn gọi là bệnh lòi dom) là bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại.
Trĩ nội chịu lực nén bên trong nên có chiều hướng xung huyết, chảy máu và đôi khi bị sa. Trĩ ngoại có thể có huyết khối phát triển rất đau. Là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện.
Những người mắc bệnh trĩ thường đi khám và chữa trị rất muộn sau nhiều năm, vì bệnh tuy có tác động tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua và vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại ngùng nhất là phụ nữ. Chỉ đến khi chảy máu nhiều hoặc bị sa búi trĩ thì bệnh đã ở cấp độ nặng, không thể uống thuốc mà phải chỉ định phẫu thuật.
Liệu pháp đầu tiên chữa trĩ nội là dùng chế độ dinh dưỡng có nhiều xơ, khi đại tiện tránh không được rặn. Trĩ nặng và đã bị sa thường phải giải quyết bằng phẫu thuật. Trĩ ngoại có huyết khối phải dùng phẫu thuật. Dùng thuốc. Có rất nhiều thứ thuốc bôi ngoài để giảm các biểu hiện, các thuốc bôi ngoài thường dùng các chất bôi trơn, các chất làm mềm và làm dịu da, có thể kết hợp trong đó một thuốc tê để giảm đau. Khi không thấy nhiễm khuẩn, có thể kết hợp với corticosteroid, các chất kết hợp này chỉ có tác dụng ngắn hạn. Một số chất khác hay được kết hợp do tính chất làm dịu như: một số muối bismuth, kẽm oxid, resorcinol, cao cây kim mai. Các bioflavonoid cũng được kết hợp trong các thuốc bôi ngoài, ở một số nước các chất này còn được dùng theo đường uống, và cùng với một số chất khác như calci dobesilat, tribenosid được dùng do tính chất bảo vệ thành tĩnh mạch. Đông y đã có nhiều phương pháp giúp chữa trị trĩ và táo bón hiệu quả như sử dụng: ăn rau diếp cá, đương quy, hoa hòe, củ nghệ, magiê. Em có thể chọn thuốc trị bệnh trĩ từ các bài thuốc đông dược đã được bào chế thành các dạng thuốc viên rất tiện lợi, thích hợp để tự chữa trị bệnh trĩ khi bệnh ở mức nhẹ, có hiệu quả chữa trị cao, an toàn và không lo tác dụng phụ. Ngoài ra, cần tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà, ớt, tiêu. Ăn đủ chất xơ, uống nhiều nước và rất hay tập thể dục, thể thao như bơi lội, đi bộ,…
Chúc em có cách lựa chọn phù hợp!
Bệnh trĩ nên ăn uống thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Hiện tôi bị bệnh trĩ, búi trĩ to khoảng 1cm, có lúc có lúc không. Vậy xin cho biết tôi nên ăn uống và uống thuốc nào để chữa trị?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Xuân
Xin chào bạn.
Bệnh trĩ không nguy hiểm tính mạng nhưng gây ra các biểu hiện rất khó chịu. Nếu bạn đã bị bệnh trĩ thì bạn nên đi khám để xác định đúng đó là trĩ hay là các bệnh khác và mức độ bị trĩ có cần phải phẫu thuật không hay chỉ uống thuốc là khỏi. Trước mắt bạn nên dùng các lạo thuốc như Daflon, hoặc thuốc đặt hậu môn Proctolog. Không nên ăn các chất kích thích như cay, nóng nó sẽ làm cho mức độ bị trĩ nặng lên.
Chúc bạn mau lành bệnh.
Phương pháp điều trị bệnh trĩ
Câu hỏi bởi: Nguyen Van Hai
Tôi muốn biết Phương pháp điều trị bệnh trĩ của bệnh viện có hiện đại không ạ
Chăm sóc khách hàng ViCare
Chào anh/chị,
Trước tiên, ViCare cảm ơn chị đã quan tâm và sử dụng tính năng đặt câu hỏi trên trang Hỏi Bác Sĩ của ViCare. ViCare có nhận được câu hỏi của chị liên quan đến phương pháp điều trị bệnh Trĩ của bệnh viện Tràng An, nên ViCare đã liên hệ với cơ sở y tế liên quan để tìm câu trả lời.
Để phục vụ nhu cầu khám và phẫu thuật trĩ của người bệnh, bệnh viện Tràng An gợi ý các phương pháp điều trị rất hiện đại là: Longo Mỹ ( ~ 20.000.000 VNĐ), Longo Trung Quốc ( ~ 15.000.000 VNĐ), phương pháp Milligan Morgan ( ~ 10.000.000 VNĐ ) và phẫu thuật theo phương pháp ZZII D ( ~ 10.000.000 VNĐ ). Vết phẫu thuật không đau, không chảy máu, mau lành và không gây nhiễm trùng. Ngay sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể về nhà mà không cần nằm lại viện.
Hy vọng thông tin trên hữu ích với anh/chị. Chúc anh/chị sức khỏe
Nhờ BS tư vấn chữa bệnh trĩ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bs, con gái tôi 24 tuổi, bị bệnh trĩ đã 4 năm, búi trĩ giờ đã sa ra ngoài khoảng 1 đốt ngón tay. Tôi tham khảo thông tin ở BV, tôi muốn bs tư vấn cách chữa ạ.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Như vậy là con của bạn bị trĩ ngoại. Phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với những trường hợp này là phẫu thuật cắt bũi trĩ, các biện pháp điều trị khác ít tác dụng.
Về phẫu thuật bạn có thể lựa chọn các bệnh viện khác nhau tùy theo khả năng kinh tế và những thông tin từ những bệnh nhân đã phẫu thuật ở các bệnh viện đó hoặc tìm hiểu thông tin tại trang web này ( https://vicare.vn/ )
Chúc mạnh khỏe.
Ăn uống và chữa trị bệnh trĩ như thế nào?
Câu hỏi bởi: kẹo mặn
Thưa bác sĩ!
Gần đây em bị đi ngoài ra máu tươi. Nhưng không có cảm giác đau đớn gì chỉ bị đau bụng nhẹ. Hậu môn có lồi ra ngoài khá nhiều. Em xin được hỏi có phải em bị bệnh trĩ hay không? Và nếu bị bệnh trĩ thì em nên ăn uống và chữa trị như thế nào?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Bùi Quang Hưng
Chào bạn!
Biểu hiện của bạn rất nhiều khả năng do bệnh trĩ gây ra, bạn cần được khám bác sĩ sớm để chẩn đoán xác định bệnh và được chữa trị kịp thời. Và lời khuyên dành cho bạn về ăn uống hàng ngày như sau:
Không nên có thói quen đi ngoài lâu, đọc sách báo khi đi ngoài.
Không ăn quá no, ăn đồ cay nóng và các chất kích thích (như rượu, ớt, mù tạp, hạt tiêu…) vì nó dễ dàng dẫn tới táo bón, khó đại tiện làm tăng áp lực ổ bụng dẫn đến bệnh trĩ sẽ nặng lên.
Ăn nhiều rau xanh, hoa quả chứa chất xơ, có tính mát, có tác dụng chống táo bón như rau diếp cá, mồng tơi, rau má, đậu bắp, mướp hương, bí đỏ, rau lang, khoai lang, bơ, chuối, thanh long, cam, quýt, dưa hấu, quả nho đỏ và đen. Nên ăn thức ăn dạng luộc chín, nấu canh, hấp, tránh dạng chiên xào nhiều dầu mỡ.
Nên tăng cường các thức ăn có tác dụng nhuận tràng, tiêu hóa tốt, giảm đại tiện ra máu, làm mát cơ thể như: đậu đỏ (nên nấu chung với gạo); mè đen; mật ong.
Ăn ngũ cốc nguyên hạt vì nó có chứa tất cả các phần dinh dưỡng của hạt, nó cung cấp nhiều chất xơ, protein và các vi chất dinh dưỡng hơn so với ngũ cốc tinh chế.
Bổ sung sữa chua bởi sữa chua cung cấp thêm các phế phẩm sinh học mang lại lợi ích cho tiêu hóa, các lợi khuẩn trong sữa chua giúp bộ máy tiêu hóa của bạn tốt hơn và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Các chế phẩm sinh học trong sữa chua cũng có thể giúp ngăn ngừa và chữa trị bệnh trĩ.
Đồng thời, uống nhiều nước hoặc chất lỏng khác thêm mỗi ngày. Chất lỏng có thể có nguồn gốc từ sữa, nước, nước tinh khiết (nên uống ít nhất 2-3 lít nước/ngày.
Chúc bạn mau khỏe!
Tư vấn về bệnh trĩ.
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em bị bệnh trĩ đau lâu, mong bác sĩ cho em lời khuyên về căn bệnh này.
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Bệnh trĩ (còn gọi là bệnh lòi dom) là bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại.
Trĩ nội chịu lực nén bên trong nên có chiều hướng xung huyết, chảy máu và đôi khi bị sa. Trĩ ngoại có thể có huyết khối phát triển rất đau. Là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện.
Những người mắc bệnh trĩ thường đi khám và chữa trị rất muộn sau nhiều năm, vì bệnh tuy có tác động tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua và vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại ngùng nhất là phụ nữ. Chỉ đến khi chảy máu nhiều hoặc bị sa búi trĩ thì bệnh đã ở cấp độ nặng, không thể uống thuốc mà phải chỉ định phẫu thuật.
Liệu pháp đầu tiên chữa trĩ nội là dùng chế độ dinh dưỡng có nhiều xơ, khi đại tiện tránh không được rặn. Trĩ nặng và đã bị sa thường phải giải quyết bằng phẫu thuật. Trĩ ngoại có huyết khối phải dùng phẫu thuật. Dùng thuốc. Có rất nhiều thứ thuốc bôi ngoài để giảm các biểu hiện, các thuốc bôi ngoài thường dùng các chất bôi trơn, các chất làm mềm và làm dịu da, có thể kết hợp trong đó một thuốc tê để giảm đau. Khi không thấy nhiễm khuẩn, có thể kết hợp với corticosteroid, các chất kết hợp này chỉ có tác dụng ngắn hạn. Một số chất khác hay được kết hợp do tính chất làm dịu như: một số muối bismuth, kẽm oxid, resorcinol, cao cây kim mai. Các bioflavonoid cũng được kết hợp trong các thuốc bôi ngoài, ở một số nước các chất này còn được dùng theo đường uống, và cùng với một số chất khác như calci dobesilat, tribenosid được dùng do tính chất bảo vệ thành tĩnh mạch. Đông y đã có nhiều phương pháp giúp chữa trị trĩ và táo bón hiệu quả như sử dụng: ăn rau diếp cá, đương quy, hoa hòe, củ nghệ, magiê. Em có thể chọn thuốc trị bệnh trĩ từ các bài thuốc đông dược đã được bào chế thành các dạng thuốc viên rất tiện lợi, thích hợp để tự chữa trị bệnh trĩ khi bệnh ở mức nhẹ, có hiệu quả chữa trị cao, an toàn và không lo tác dụng phụ. Ngoài ra, cần tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà, ớt, tiêu. Ăn đủ chất xơ, uống nhiều nước và rất hay tập thể dục, thể thao như bơi lội, đi bộ,…
Chúc em có cách lựa chọn phù hợp!
Bệnh trĩ nên ăn uống thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Hiện tôi bị bệnh trĩ, búi trĩ to khoảng 1cm, có lúc có lúc không. Vậy xin cho biết tôi nên ăn uống và uống thuốc nào để chữa trị?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Xuân
Xin chào bạn.
Bệnh trĩ không nguy hiểm tính mạng nhưng gây ra các biểu hiện rất khó chịu. Nếu bạn đã bị bệnh trĩ thì bạn nên đi khám để xác định đúng đó là trĩ hay là các bệnh khác và mức độ bị trĩ có cần phải phẫu thuật không hay chỉ uống thuốc là khỏi. Trước mắt bạn nên dùng các lạo thuốc như Daflon, hoặc thuốc đặt hậu môn Proctolog. Không nên ăn các chất kích thích như cay, nóng nó sẽ làm cho mức độ bị trĩ nặng lên.
Chúc bạn mau lành bệnh.
Phương pháp điều trị bệnh trĩ
Câu hỏi bởi: Nguyen Van Hai
Tôi muốn biết Phương pháp điều trị bệnh trĩ của bệnh viện có hiện đại không ạ
Chăm sóc khách hàng ViCare
Chào anh/chị,
Trước tiên, ViCare cảm ơn chị đã quan tâm và sử dụng tính năng đặt câu hỏi trên trang Hỏi Bác Sĩ của ViCare. ViCare có nhận được câu hỏi của chị liên quan đến phương pháp điều trị bệnh Trĩ của bệnh viện Tràng An, nên ViCare đã liên hệ với cơ sở y tế liên quan để tìm câu trả lời.
Để phục vụ nhu cầu khám và phẫu thuật trĩ của người bệnh, bệnh viện Tràng An gợi ý các phương pháp điều trị rất hiện đại là: Longo Mỹ ( ~ 20.000.000 VNĐ), Longo Trung Quốc ( ~ 15.000.000 VNĐ), phương pháp Milligan Morgan ( ~ 10.000.000 VNĐ ) và phẫu thuật theo phương pháp ZZII D ( ~ 10.000.000 VNĐ ). Vết phẫu thuật không đau, không chảy máu, mau lành và không gây nhiễm trùng. Ngay sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể về nhà mà không cần nằm lại viện.
Hy vọng thông tin trên hữu ích với anh/chị. Chúc anh/chị sức khỏe
Nhờ BS tư vấn chữa bệnh trĩ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bs, con gái tôi 24 tuổi, bị bệnh trĩ đã 4 năm, búi trĩ giờ đã sa ra ngoài khoảng 1 đốt ngón tay. Tôi tham khảo thông tin ở BV, tôi muốn bs tư vấn cách chữa ạ.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Như vậy là con của bạn bị trĩ ngoại. Phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với những trường hợp này là phẫu thuật cắt bũi trĩ, các biện pháp điều trị khác ít tác dụng.
Về phẫu thuật bạn có thể lựa chọn các bệnh viện khác nhau tùy theo khả năng kinh tế và những thông tin từ những bệnh nhân đã phẫu thuật ở các bệnh viện đó hoặc tìm hiểu thông tin tại trang web này ( https://vicare.vn/ )
Chúc mạnh khỏe.
Ăn uống và chữa trị bệnh trĩ như thế nào?
Câu hỏi bởi: kẹo mặn
Thưa bác sĩ!
Gần đây em bị đi ngoài ra máu tươi. Nhưng không có cảm giác đau đớn gì chỉ bị đau bụng nhẹ. Hậu môn có lồi ra ngoài khá nhiều. Em xin được hỏi có phải em bị bệnh trĩ hay không? Và nếu bị bệnh trĩ thì em nên ăn uống và chữa trị như thế nào?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Bùi Quang Hưng
Chào bạn!
Biểu hiện của bạn rất nhiều khả năng do bệnh trĩ gây ra, bạn cần được khám bác sĩ sớm để chẩn đoán xác định bệnh và được chữa trị kịp thời. Và lời khuyên dành cho bạn về ăn uống hàng ngày như sau:
Không nên có thói quen đi ngoài lâu, đọc sách báo khi đi ngoài.
Không ăn quá no, ăn đồ cay nóng và các chất kích thích (như rượu, ớt, mù tạp, hạt tiêu…) vì nó dễ dàng dẫn tới táo bón, khó đại tiện làm tăng áp lực ổ bụng dẫn đến bệnh trĩ sẽ nặng lên.
Ăn nhiều rau xanh, hoa quả chứa chất xơ, có tính mát, có tác dụng chống táo bón như rau diếp cá, mồng tơi, rau má, đậu bắp, mướp hương, bí đỏ, rau lang, khoai lang, bơ, chuối, thanh long, cam, quýt, dưa hấu, quả nho đỏ và đen. Nên ăn thức ăn dạng luộc chín, nấu canh, hấp, tránh dạng chiên xào nhiều dầu mỡ.
Nên tăng cường các thức ăn có tác dụng nhuận tràng, tiêu hóa tốt, giảm đại tiện ra máu, làm mát cơ thể như: đậu đỏ (nên nấu chung với gạo); mè đen; mật ong.
Ăn ngũ cốc nguyên hạt vì nó có chứa tất cả các phần dinh dưỡng của hạt, nó cung cấp nhiều chất xơ, protein và các vi chất dinh dưỡng hơn so với ngũ cốc tinh chế.
Bổ sung sữa chua bởi sữa chua cung cấp thêm các phế phẩm sinh học mang lại lợi ích cho tiêu hóa, các lợi khuẩn trong sữa chua giúp bộ máy tiêu hóa của bạn tốt hơn và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Các chế phẩm sinh học trong sữa chua cũng có thể giúp ngăn ngừa và chữa trị bệnh trĩ.
Đồng thời, uống nhiều nước hoặc chất lỏng khác thêm mỗi ngày. Chất lỏng có thể có nguồn gốc từ sữa, nước, nước tinh khiết (nên uống ít nhất 2-3 lít nước/ngày.
Chúc bạn mau khỏe!
Theo ViCare