Đau nhức xương khớp có phải ung thư xương?


4,226
1
1
Xu
53
Đây là một hiện tượng cần có sự cảnh giác do có thể là dấu hiệu ung thư xương. Những lý giải của bác sĩ sẽ giúp bạn biết thêm về điều này.

Đau nhức xương tay và chân, luôn mệt mỏi buồn ngủ


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Năm nay em 23 tuổi. Mấy năm trước em có bị nhức xương 1 bên chân nghi thấp khớp. Đi khám thì bác sĩ bảo thiếu canxi. Thời gian sau thời tiết thay đổi lại chuyển sang chân khác. Dạo gần đây em luôn mệt mỏi buồn ngủ, thi thoảng lại đau nhức xương ở tay. Liệu em có bị ung thư xương không ạ? Bệnh này có chữa được không?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào bạn!

Triệu chứng đau nhức xương cũng có thể gặp trong bệnh ung thư xương nhưng ngoài ra còn gặp trong nhiều bệnh lý khác như: chấn thương xương khớp, viêm khớp, thấp khớp, loãng xương, thoái hóa xương khớp,… Ung thư xương có một số dấu hiệu sớm có thể thấy được trên phim chụp Xquang. Còn khi ung thư xương đã sờ được các khối u thì đã là giai đoạn muộn. Vì vậy, bạn nên đi khám để bác sĩ kiểm tra cho bạn. Bệnh ung thư xương cũng như các bệnh ung thư khác, hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể chữa trị khỏi hoàn toàn được. Các biện pháp chữa trị chủ yếu là để kéo dài thời gian sống thêm.

Chúc bạn khỏe!

bị đau và sưng chân trái, co duỗi rất khó khăn


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Con 22 tuổi cách đây 1 tháng con bị đau và sưng chân trái. Co duỗi rất khó khăn. Con khám bệnh viện chấn thương chỉnh hình bác sĩ kêu con con bị viêm khớp và cho con uống thuốc nhưng không hết. Con đi bệnh viện Chợ Rẫy khám bác sĩ kêu con bị viêm khớp phản ứng và suy van tĩnh mạch 2 chi dưới. Bác sĩ cho con hỏi đây có phải là dấu hiệu của Ung thư xương không?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Duyên


Chào em.

Đây không phải là dấu hiệu của ung thư xương, vì ung thư xương trước hết là phải có khối u ở xương nổi lên trên mặt da, khối u to nhanh, bệnh nhân rất đau đớn. Bệnh của em chỉ là viêm khớp, bệnh viêm khớp triệu chứng bằng sưng nóng đỏ đau tại khớp, và thường hay đau nhức nhiều về ban đêm, sáng ngủ dậy hay có triệu chứng cứng khớp.

Điều trị viêm khớp, dùng các thuốc chóng viêm giảm đau nhóm Non-steroid. Bệnh của em chữa trị chưa khỏi được vì thứ nhất là em chưa uống đủ liều lượng thuốc, thông thường cần uống từ 6 đến 8 tuần, cho đến khi không còn triệu chứng viêm; thứ hai là em cần hạn chế đi lại trong thời gian chữa trị thì mới chữa trị hiệu quả.

Như vậy em nên tái khám để bác sĩ điều chỉnh đơn thuốc cho đúng. Ngoài ra, em có thể chữa trị vật lý trị liệu sử dụng sóng ngắn có tác dụng chống viêm rất tốt.

Chúc em mạnh khỏe

Rát họng, ho, thỉnh thoảng đau nhức xương khớp tay chân có phải ung thư?


Câu hỏi bởi: tanpopo

Chào bác sĩ!

Em năm nay 25 tuổi. Nửa tháng gần đây em cảm thấy hơi rát họng, ho húng hắng vài tiếng, thỉnh thoảng đau nhức xương khớp tay chân, lúc đánh răng thường xuyên bị chảy máu chân răng. Cách đây 4 tháng em có đi kiểm tra sức khỏe và kết quả xét nghiệm máu bình thường. Liệu bây giờ em có bị ung thư máu không ạ?

Em cảm ơn nhiều!

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào bạn!

Nguyên nhân gây chảy máu chân răng thường gặp nhất là do viêm lợi, viêm quanh răng . Đó là tình trạng tổn thương mô nha chu khiến lợi bị viêm, sưng đỏ, sung huyết nên dễ chảy máu khi có ảnh hưởng như đánh răng. Những thói quen như vệ sinh răng miệng kém, không đánh răng, không lấy cao răng định kì, ăn uống thiếu chất dẫn đến viêm lợi và dễ chảy máu khi đánh răng. Ngoài ra một lí do có thể ít gặp hơn nhưng lại nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời đó là chảy máu khi đánh răng do xuất huyết giảm tiểu cầu. Nếu là do lí do này ngoài chảy máu khi đánh răng thường đi kèm với sốt và xuất hiện những mụn nhỏ li ti dưới da mà không biến mất khi làm căng da.

Đối với tình huống của bạn đã làm xét nghiệm máu cho thấy kết quả bình thường, như vậy bạn không nên quá lo lắng. Nếu chảy máu do lí do răng miệng đơn thuần do viêm lợi hoặc viêm quanh răng thì vấn đề không quá nguy hiểm có thể điều trị và phòng ngừa được. Để chữa trị chảy máu khi đánh răng lí do do viêm lợi cần đến các phòng khám Nha khoa lấy cao răng và làm sạch thân chân răng; sử dụng các thuốc chữa trị viêm lợi nếu cần; loại bỏ các thói quen xấu như đánh răng bằng bàn chải cứng, chải răng quá mạnh, dùng tăm xỉa răng…

Để dự phòng chảy máu chân răng cần thực hiện đầy đủ các bước vệ sinh răng miệng; khám răng định kì 6 tháng một lần; đánh răng đúng cách 2 lần một ngày: sáng và tối trước khi đi ngủ; súc miệng sau khi ăn bằng nước súc miệng; nếu có điều kiện nên sử dụng chỉ tơ nha khoa. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là các vitamin nhóm C.

Chúc bạn sống khỏe!

Đau nhức đầu gối, tê và đau lưng, là bị bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Năm nay em 24 tuổi, em bị đau nhức đầu gối chân và nằm cảm thấy tê và đau lưng nay cũng được 3 tháng. Em có tới bệnh viện được xét nghiệm máu và sinh hoá máu thì bình thường. Bác sĩ cho em hỏi liệu em có bị ung thư xương hay bệnh gì khác không ạ?

Em xin cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào bạn!

Tình trạng đau nhức đầu gối của bạn có thể do rất nhiều lí do gây nên. Để loại trừ xem có phải ung thư xương hay không thì bạn cần phải chụp phim X-quang. Nếu là ung thư xương thì trên phim X-quang có một số dấu hiệu chỉ điểm gợi ý cho các bác sĩ lâm sàng ở ngay từ giai đoạn sớm. Khi bệnh đã tiến triển nặng, có thể sờ thấy các khối bất thường bằng việc thăm khám thông thường. Tuy nhiên, tình huống của bạn, ngoài đau chân còn kèm theo đau và tê lưng thì nghĩ nhiều tới lí do là bệnh lý cột sống. Các bệnh lý cột sống hay gặp như: thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống,… Xảy ra ở người trẻ thường là do chấn thương, làm việc sai tư thế,… Gây chèn ép vào các rễ thần kinh và gây đau ở những vùng mà dây thần kinh đó chi phối. Vì vậy, bạn cần đi khám chuyên khoa Xương Khớp để bác sĩ trực tiếp khám và kiểm tra cho bạn.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Chân đau không rõ nguyên nhân có phải do ung thư?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Em năm nay 23 tuổi, là nam. 2 năm gần đây em thấy hai ống đồng có triệu chứng đau. Lúc đầu em tưởng là do đá bóng nhiều. Nhưng gần đây về đêm, nó cũng đau mà không bị va chạm hay chấn thương gì. Ngồi một lúc đứng dậy thì càng đau. Đây có phải biểu hiện ung thư xương không thưa bác sĩ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào cháu.

Trước hết cháu cần biết đôi điều về ung thư xương cẳng chân. Đây là dạng ung thư xương phổ biến nhất ở nam thiếu niên, thường xuất hiện trong giai đoạn dậy thì. Nam bị u xương ác tính nhiều gấp đôi nữ và thường thấy ở những người có chiều cao vượt trung bình.

Nguyên nhân gây bệnh có thể là do gene, hoặc là hậu quả của một dạng ung thư khác, ví dụ như retinoblastoma – u phát triển trong võng mạc có thể là tiền đề của bệnh u xương ác tính. Những thiếu niên được xạ trị để chữa loại ung thư khác thì nhiều khả năng sẽ bị u xương ác tính.

Những biểu hiện phổ biến nhất của u xương ác tính là đau và sưng ở một cánh tay hoặc cẳng chân, đôi khi đi kèm u bướu. Một số người bị đau về đêm hoặc khi tập thể dục. U xương ác tính thường xuất hiện ở các xương quanh đầu gối. Trong một số tình huống hiếm gặp, khối u có thể di căn từ xương tới các dây thần kinh và mạch máu ở chi. Di căn là thuật ngữ được dùng khi các tế bào của một khối u vượt ra khỏi vùng ung thư ban đầu và ‘du ngoạn’ tới các mô và tổ chức khác.

Trường hợp của cháu bị đau 2 xương cẳng chân, đau tăng khi vận động. Triệu chứng này có thể gặp ở ung thư xương nhưng cũng có thể gặp ở nhiều bệnh khác. Do đó để chẩn đoán chính xác cháu nên đi khám chụp X-quang và làm xét nghiệm để phát hiện sớm lí do gây đau.

Chúc cháu chóng khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl