Mụn cóc và những nguyên nhân không tưởng


4,226
1
1
Xu
53
Thật khó để đoán được lí do xuất hiện mụn cóc. Tuy nhiên nếu cố gắng để ý và kết hợp những hiểu biết từ tư vấn của bác sĩ thì chúng ta hoàn toàn có thể dự liệu trước để phòng tránh được.

Mụn mọc trong môi vùng kín, bằng hạt đậu, màu đỏ, không đau có phải mụn cóc sinh dục không?


Câu hỏi bởi: diunguyen

Chào bác sĩ.

Em 24 tuổi, đã có gia đình. Em bị mụn mọc trong môi vùng kín gần 1 năm nay, nó gần bằng hạt đậu, màu hơi đỏ và không đau. Bác sĩ cho em hỏi đó có phải mụn cóc sinh dục không? Và nó có nguy hại gì đến sức khoẻ không?

Em xin cảm ơn bác sĩ nhiều!

Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Huyền


Chào em.

Hiện tượng xuất hiện các mụn ở vùng sinh dục có rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do bệnh tuyến bã, nang lông, các bệnh lây truyền qua đường tình dục (do vi-rút, vi khuẩn…). Nếu không có các yếu tố như ngứa, khí hư bất thường, nguy cơ lây nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục, bị viêm nhiễm phụ khoa do không đảm bảo vệ sinh thì có thể nghĩ nhiều đến tổn thương có tên là hạt Fordyce. Đây là một trạng thái đặc biệt của các tuyến bã ở vùng môi lớn, môi bé của bộ phận sinh dục nữ.

Hạt Fordyce thường có kích thước bằng đầu đinh ghim màu vàng nhạt hoặc trắng, hơi nhô cao hoặc bằng với niêm mạc, nhìn rõ khi căng niêm mạc ra. Ngoài ra, trong tình huống do nang lông phát triển quá mức cũng có thể trông giống như một mụn lớn. Nếu là hạt Fordyce và nang lông phát triển thì không lây lan sang người khác, cũng không tác động đến sức khỏe. Em nên giữ cho vùng âm đạo luôn sạch sẽ và khô là cách tốt nhất để phòng bệnh xuất hiện ở “vùng kín”. Tốt nhất, em nên tới các cơ sở chuyên Sản khoa để được khám và chẩn đoán chính xác. Các bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể hơn.

Chúc em mạnh khỏe!

Bị sưng cục ở kẽ chân, rất đau là bị bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Thu Trang

Chào bác sĩ!

Cháu bị sưng và đóng thành 1 cục ở kẽ chân được 4, 6 tháng nay rồi. Cháu cứ nghĩ nó sẽ tự khỏi nhưng đến bây giờ cháu vẫn không có dấu hiệu gì. Hơn nữa lại còn rất đau. Ngón chân bên cạnh có lẽ bị lây nên bây giờ có dấu hiệu mọc thêm những cái nốt nhỏ nhỏ như mụn. Xin hỏi bác sĩ bệnh này là bệnh gì ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Huỳnh Văn Quang


Chào em!

Theo thông tin em cung cấp, em bị mụn cóc. Bệnh mụn cóc là sự tăng sinh lành tính của da do vi-rút gây khối u ở người (human papilloma vi-rút – HPV). Mụn cóc là hiện tượng lớp sừng ở da phát triển quá mức do vi-rút gây ra. Mụn cóc không phải là ung thư. Bình thường mụn cóc có màu da, bờ thường gồ lên nhưng có thể có màu đen, phẳng hoặc trơn như nốt trên da con cóc nên được gọi là mụn cóc Đây là bệnh lây từ người này sang người khác, một số tình huống lây gián tiếp. Thời gian lây khoảng vài tháng. Tùy theo tình trạng miễn dịch, vị trí nhiễm bệnh, da lành hay trầy xước mà mụn cóc có thể lây cho người này mà không lây cho người khác dù tiếp xúc chung với vi-rút. Hầu hết mụn cóc không gây tác động đến sức khỏe, nhưng đôi khi gây đau đớn do chèn ép khi sinh hoạt hàng ngày. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới nhưng thường gặp nhiều hơn cả ở người trẻ tuổi. người già hiếm gặp hơn và ít gặp hơn nữa là trẻ sơ sinh.

Về chữa trị có rất nhiều cách để chữa trị:

Thuốc bôi: Dùng thuốc phá huỷ tổ chức bệnh: A-xít salicylique 10-20%, đây là biện pháp đầu tiên để chữa trị bệnh. Bệnh nhân có thể tự bội thuốc tại nhà. Tỷ lệ khỏi khoảng 70-80%. Bôi 2 lần mỗi tuần, rửa sạch sau 6 giờ. Thuốc dán chứa 40% Salicylic acid có hiệu quả khá tốt. Cắt một miếng nhỏ và dán kín lên mụt cóc, sau đó dán thêm một miếng băng dính để giữ chặt. Giữ thuốc trong 2-3 ngày. Gỡ thuốc dán và băng dính rồi giũa bỏ lớp mô chết trên bề mặt da bằng giấy nhám. Dùng tiếp một miếng thuốc dán 40% Salicylic acid và phủ lại bằng băng dính. Thực hiện nhiều lần như thế cho đến khi mụt cóc biến mất hoàn toàn. Nhiều mụt cóc ở lòng bàn chân biến mất sau 1-2 tháng chữa trị. Dung dịch Glutiradehyde 20%, Axit trichloracetique bão hoà, thận trọng khi dùng phương pháp này thuốc có thể gây kích ứng nếu chạm phải mô lành chung quanh và các loại khác như Podophyllin 15-20%, Collomark, dd duofilm… Áp ni-tơ lỏng Laser CO2, flashlamp-pumped pulse dye laser, đốt điện.

Tốt nhất em nên tới bác sĩ Da liễu chữa trị.

Chúc em mau khỏi!

Cắt lớp da dày dưới gót chân thì thấy có hai lỗ nhỏ xíu có sao không?


Câu hỏi bởi:

Chào bác sĩ!

Gót chân em không biết bị gì mà lớp da một bên dày lên, lúc đi lại rất đau, em lấy tay ấn vào vùng da ấy thì cứng, em vẫn thường lấy kềm cắt lớp da ấy. Hôm qua em phát hiện sau khi cắt vùng da dày thì thấy có hai lỗ nhỏ xíu ở đó. Em bị như vậy cũng khoảng 2 năm rồi ạ, lúc trước cắt lớp da dày ra vẫn bình thường. Không biết em bị gì ạ thưa bác sĩ?

Xin cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Đinh Văn Tài


Chào em!

Qua thông tin em cung cấp, em bị dày da ở gót chân, đi lại đau, có chấm lỗ tổn thương ở giữa,… Như vậy, có thể nghĩ nhiều tới tình trạng em bị mắt cá. Bệnh mắt cá là một bệnh dày sừng khu trú ở bàn chân. Tổn thương có bề mặt nhẵn hoặc trên có vảy da, thường phẳng so với mặt da.

Có nhiều lí do và yếu tố thuận lợi có thể hình thành mắt cá. Trước hết có thể do dị vật ở bàn chân như gai, dằm, đầu đinh,…. khiến cho các tổ chức xung quanh bị xơ hóa hình thành nên mắt cá. Mắt cá có thể hình thành từ mụn cóc ở bàn chân, do sự tỳ đè hình thành lớp sừng dầy phía ngoài bao bọc mụn cóc. Thói quen đi giày quá chật cũng là lí do và yếu tố thuận lợi gây bệnh mắt cá. Mắt cá giống với chai chân là thường xuất hiện ở vùng tỳ đè, chịu ma sát nhưng khác ở chỗ mắt cá không thấy những đường vân trên da, có nhân bên trong, đau khi va chạm hoặc tỳ đè. Nếu mắt cá hình thành do lí do mụn cóc thì có thể sinh sôi và hình thành mắt cá khác.

Do vậy, em nên sớm tới cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu để khám nhằm xác định chính xác tình trạng tổn thương và có hướng khắc phục thích hợp. Tùy theo tình trạng tổn thương, mà bác sĩ có chỉ định phù hợp, có thể chấm thuốc, đốt (bằng điện hoặc bằng laser), tiểu phẫu cắt bỏ mắt cá,…

Chúc em mau khỏe, thân mến!

Sùi mào gà sau khi chữa ổn định thì khả năng lây nhiễm có còn cao không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Cháu mới phát hiện ra mình bị sùi mào gà, khi cháu bị bạn trai dùng miệng để quan hệ. Vậy bạn cháu có khả năng bị lây nhiễm và triệu chứng ở miệng không? Cháu cũng muốn hỏi thêm là sau khi cháu chữa trị ổn định thì khả năng lây nhiễm có cao không? Trong thời gian cháu ủ bệnh có bị lây sang bạn trai cháu không? Bạn trai cháu trước đây có bị mụn cóc ở tay, liệu đó có phải nguồn lây bệnh sang cháu nhưng cháu lại triệu chứng ở bộ phận sinh dục?

Cháu cám ơn!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào cháu!

HPV lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp da, niêm mạc do đó có thể nghi ngờ sự lây truyền từ quan hệ tình dục, từ tay-sinh dục, miệng-sinh dục. Những người bị sùi mào gà mặc dù đã được chữa trị đốt nốt sùi vẫn có thể lây truyền HPV cho người khác. Tuy nhiên nhiễm HPV không có nghĩa là phải có tổn thương sùi mào gà. Có khoảng hơn 100 loại HPV khác nhau, và chỉ có 1 số chủng HPV hay gây nên bệnh sùi mào gà. Sau khi HPV vào cơ thể thì nếu sức đề kháng miễn dịch tốt, HPV có thể được làm sạch, chỉ có khoảng 10% nhiễm HPV có triệu chứng lâm sàng. Do đó:

Bạn cháu có khả năng nhiễm HPV nhưng chưa chắc có triệu chứng sùi mào gà.

Sau khi chữa trị ổn định (đốt nốt sùi) vẫn có thể lây truyền HPV cho người khác, khả năng lây nhiễm thấp hơn trước chữa trị.

Thời gian cháu ủ bệnh, cháu có thể lây truyền HPV cho bạn trai.

Chúng tôi không khẳng định mụn cóc ở tay của bạn trai là nguồn lây truyền cho cháu.

Chúc cháu mạnh khỏe!

Bị nổi mụn trên da, không đau, phải làm sao?


Câu hỏi bởi: Không tên

Chào bác sĩ.

Cháu năm nay 18 tuổi, cách đây 2 năm cháu có bị nổi lên 1 nốt như kiểu nốt thịt, mụn cóc, dài khoảng 1cm trên bắp tay trái, lúc đầu thì nó không phải vấn đề, nhưng dạo gần đây khu vực cổ gáy, sau vai của cháu cũng nổi lên 2 nốt tương tự, không đau nhưng cháu cảm thấy thiếu tự tin, không thoải mái, nhờ bác sĩ giải thích cho cháu và chỉ cho cháu cách xử lý.

Cháu cám ơn.

Bác sĩ Đinh Văn Tài


Chào em!

Hiện tượng nổi mụn sùi, mụn cóc trên da có thể do các lí do như vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm,… và cũng có thể do các tổn thương sùi lành tính do tổ chức da tại chỗ tăng sinh. Với các tổn thương nhỏ, không gây tác động gì tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, khi tổn thương gây tác động, lan rộng hoặc xuất hiện các tổn thương mới là điều cần quan tâm.

Để khắc phục hiệu quả các tổn thương này, em nên sớm tới cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu để xác định chính xác tổn thương là gì và từ đó có hướng chữa trị thích hợp nhất. Điều em nên lưu ý là tránh trà sát, bóp, nặn vào u sùi vì có thể kích thích chúng phát triển mạnh hơn, cũng như không nên bôi thuốc hoặc áp dụng bất kỳ biện pháp nào mà chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Việc khắc phục triệt để các tổn thương này vừa giúp tránh nguy cơ lây lan nếu có, đồng thời giúp loại bỏ những phiền phức liên quan tới sinh hoạt hàng ngày.

Thân mến!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl