Trẻ em nghiến răng khi ngủ – bố mẹ có nên lo lắng ?


4,226
1
1
Xu
53
Mọi người thường cho rằng nghiến răng chỉ gặp ở người lớn khi họ mệt mỏi, gặp stress hoặc lí do khác. Tuy nhiên, trẻ em cũng có thể gặp phải tình trạng này. Những giải đáp dưới đây của bác sĩ sẽ giúp bố mẹ có thêm hiểu biết về tật nghiến răng khi ngủ của trẻ.

Cách chữa bệnh nghiến răng khi ngủ cho trẻ phải làm như thế nào?


Câu hỏi bởi: Hận

Chào bác sĩ.

Con gái em mới hơn 5 tuổi mà đã bị nghiến răng khi ngủ. Vậy bác sĩ có thể giúp em cách trị bệnh cho con gái không ạ?

Em chân thành cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Tật nghiến răng là hiện tượng nghiến hoặc siết chặt một cách quá mức của hai hàm răng làm phát ra tiếng kêu ken két trong khi đang ngủ. Nguyên nhân gây ra hiện tượng nghiến răng này cho đến nay vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng.

Có một số lí do chính liên quan đến tật nghiến răng:

Do các răng hàm trên và hàm dưới mọc lệch lạc làm răng không được thẳng hàng, không khít khi khép 2 hàm răng cho nên chỗ tiếp xúc giữa 2 hàm răng không tốt, không ăn khớp làm cho khó chịu. Theo phản xạ 2 hàm răng sẽ có xu hướng cọ sát vào nhau, nghiến chặt lại.

Stress: khi cảm thấy lo âu, căng thẳng, kích động, cơ thể không khỏe… cũng làm cho bị nghiến răng (đây là phản ứng đối với stress).

Có thể do tác dụng phụ của một số thuốc… Khi nghiến răng mạnh và nhiều có thể gây đau nhức đầu, rối loạn cơ khớp thái dương hàm, đau tai, mòn răng…

Bạn nên đưa cháu đi khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt để bác sĩ kiểm tra xem răng của cháu có bị mòn không, đánh giá tình trạng của khớp cắn của cháu. Nếu có thể bác sĩ sẽ mài những điểm cộm của răng, mài chỉnh để các răng ăn khớp với nhau hoặc làm một máng nhựa mềm để mang trong miệng khi ngủ nhằm ngăn chặn hiện tượng mòn răng, nứt hoặc gãy răng…

Chúc mẹ và bé khỏe mạnh!

Nữ 12 tuổi bị nghiến răng khi ngủ có sao không?


Câu hỏi bởi: nyny

Thưa bác sĩ!

Người thân của tôi năm nay 12 tuổi, là nữ giới. Lúc nào ngủ cô ấy cũng nghiến răng. Vậy làm gì để hết nghiến răng?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh


Chào bạn!

Nguyên nhân và các yếu tố tác động đến hiện tượng nghiến răng này cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Có 2 lí do chính thường liên quan đến tật nghiến răng: Do các răng hàm trên và hàm dưới mọc lệch lạc, hoặc do stress. Hiện tượng nghiến thường xuyên có thể không làm tác động gì đến sức khỏe. Nghiến răng nếu chỉ nhẹ thôi thì không cần điều trị, bạn không nên quá lo lắng, cô bé sẽ tự bỏ tật nghiến răng.

Có nhiều biện pháp chữa trị nghiến răng nhưng cho đến nay vẫn chưa có một biện pháp hay loại thuốc nào đặc hiệu chữa được tật nghiến răng. Nếu bạn phát hiện thấy cô bé có những vết mòn trên bề mặt răng, nên đưa đi khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt để kiểm tra, đánh giá tình trạng khớp cắn. Có thể bác sĩ sẽ mài những điểm cộm của răng, mài chỉnh các răng để các răng ăn khớp với nhau hơn hoặc làm một máng nhựa mềm cho cô ấy mang trong miệng vào buổi tối, để ngăn nghiến răng hoặc giữ cho răng cô ấy không bị mòn đi. Tác dụng của máng mặt nhai nhằm ngăn chặn sự phá hoại răng do nghiến, làm giảm khả năng mòn răng và gãy nứt răng do nghiến răng gây ra. Ngoài ra, máng mặt nhai cũng làm giảm tình trạng co thắt của các cơ nhai. Nếu cô bé bị nghiến do stress, cách chữa nghiến răng là tìm ra lí do gây nên lo âu, stress. Chỉ cần cân bằng trạng thái tâm lý, tình cảm, thoải mái tâm trí là có thể giúp cô bé giảm bớt nghiến răng.

Chú ý: Cần chia sẻ với cô bé trước khi ngủ để cô bé cảm thấy an tâm, nên tập cho cô bé ngủ đúng giờ. Ngoài ra, những người thân xung quanh chỉ cho cô bé tham gia những trò chơi nhẹ nhàng trước khi ngủ, có thể đọc sách. Trong thời gian này, cô bé sẽ cảm thấy thả lỏng các cơ và đi vào giấc ngủ một cách rất nhẹ nhàng.

Chúc sức khỏe!

Chứng nghiến răng khi ngủ là do đâu?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Em gái con năm nay 8 tuổi, mỗi lần em con ngủ em con đều nghiến răng, con cảm thấy rất kì lạ, theo con nghĩ đó là gien di truyền nhưng trong gia đình con không có ai gặp phải chứng bệnh này hết. Vậy bác sĩ cho con hỏi là do đâu mà có sự nghiến răng đó và nó có gây hại đến sức khỏe của em con không?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Trần Thị Hồng Thanh


Chào cháu!

Nghiến răng là hiện tượng nghiến hay siết chặt quá mức ở hai hàm răng trên và dưới, thường diễn ra khi ngủ. Thông thường trẻ không ý thức được hiện tượng này. Do sự tiếp xúc mạnh giữa mặt nhai của các răng trên và dưới, lâu ngày tạo ra các diện mòn trên răng. Nghiến răng kéo dài có thể đưa đến những hậu quả xấu tới các hệ thống nhai như: Hệ thống răng, cơ hàm và khớp thái dương hàm. Điều này tác động không tốt đến hàm răng của trẻ. Nó có thể phá hủy trật tự răng, gây khó khăn trong quá trình tiêu hoá thức ăn. Nếu tình trạng trên kéo dài sẽ tác động đến vỏ não, đặc biệt là sự phát triển khả năng về tư duy và trí nhớ ở trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần quan tâm tìm hiểu lí do và cách giúp trẻ bỏ tật này khi ngủ.

Có nhiều lí do tác động đến hiện tượng nghiến răng như: Stress, có sự cản trở ở khớp cắn, rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương, suy dinh dưỡng, thiếu canxi, di truyền, người lớn tác động bởi rượu và thuốc lá,… Để loại bỏ tật nghiến răng ở trẻ, cha mẹ cần tìm hiểu lí do và giúp trẻ loại bỏ những lí do đó.

Nếu răng trẻ bị mòn nhiều, trẻ có thể bị sâu răng và nên đưa trẻ đến nha sĩ. Duy trì việc khám răng định kỳ cho trẻ.

Cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện với trẻ trước khi ngủ, để biết được những gì đã xảy ra với trẻ trong ngày và lý do khiến trẻ cảm thấy căng thẳng, sợ hãi hay giận dữ. Điều này có thể giúp giải quyết được các lí do tâm lý khiến trẻ nghiến răng. Ngoài ra, việc trò chuyện này còn thể hiện sự quan tâm của cha mẹ dành cho trẻ và cũng giúp trẻ quên đến việc nghiến răng.

Trước khi ngủ 30 phút, chỉ cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ nhàng, tốt nhất là cha mẹ đọc truyện tranh cho trẻ nghe. Không nên cho trẻ ăn trước khi đi ngủ, nhất là đồ ngọt.

Nên tập cho trẻ ngủ đúng giờ, đảm bảo ăn uống đủ chất dinh dưỡng, cung cấp đủ canxi, vệ sinh răng miệng tốt, đồng thời kiểm tra răng cho trẻ theo định kỳ.

Chúc cháu sức khỏe!

Có nên nhổ răng khểnh không? Có một lớp phủ trắng ở lông mu là bị làm sao?


Câu hỏi bởi: Thùy Dung

Con chào bác sĩ!

Con 13 tuổi, mọc 2 cái răng khểnh ở hàm trên, là răng số 3. Nhưng nó mọc cao hơn 1 tí so với hàm răng, con muốn nó bằng nhau phải làm sao ạ? Có nên nhổ không ạ? Nhưng thực sự con không muốn con vậy, con nói ra thì ngại lắm ạ, con có 1 má núm đồng tiền, 2 hạt gạo, 2 răng khểnh. Vậy mà có duyên là sao ạ? Thế cho con hỏi có duyên chỗ nào? Con đã xuất hiện lông mu, nhưng có 1 lớp phủ trắng ở đó. Thế có phải là bệnh không ạ?

Con cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ


Chào con!

Năm nay con 13 tuổi, là độ tuổi dậy thì nên có một số thay đổi trong cơ thể (vì con không cho biết giới tính). Ở nữ thì lớp mỡ dưới da phát triển làm cho cơ thể trở nên mềm mại, nữ tính, vú phát triển, mọc lông vùng sinh dục (mu, nách), phát triển cơ quan sinh sản (bộ phận sinh dục), tiếng nói trong trẻo, phát triển tuyến bã… Ở nam giới thì triệu chứng là sự phát triển vóc dáng cơ thể (tăng chiều cao, vai nở, cơ bắp phát triển…), phát triển cơ quan sinh dục, mọc râu và lông vùng sinh dục, nổi cục yết hầu và vỡ giọng… Hiện tượng mọc lông mu cũng là bình thường thôi. Ban đầu, lông mu chỉ mọc có vài sợi sau đó mới phát triển nhiều và quăn hơn. Số lượng và cách phân bố lông mu của mỗi người khác nhau thì khác nhau. Lông mu chịu tác động của hormone của tuyến thượng thận tiết ra (androgene). Tuy nhiên, con nói có một lớp phủ trắng ở lông mu có thể đó là do màu lông của con? Con có bị những biểu hiện gì khác kèm theo không (ví dụ như ngứa?). Nếu không có biểu hiện gì kèm theo thì không có gì phải đáng ngại đâu.

Về răng khểnh của con: răng khểnh là răng số 3 (răng nanh), mọc chếch lên trên nướu răng và hướng ra ngoài. Răng khểnh vốn được xem là có duyên cho những ai sở hữu nó nhưng nó có thể làm tác động đến sức khoẻ răng miệng đó con ạ. Bình thường mỗi loại răng đều có chức năng riêng của nó. Răng cửa dùng để cắn thức ăn, răng nanh dùng để xé thức ăn, răng hàm dùng để nhai thức ăn. Khi răng bị mọc lệch thì các chức năng của răng sẽ không được đảm bảo và có thể dễ bị chấn thương hoặc gãy do va chạm hoặc bị mòn do thói quen cắn, nghiến răng.

Răng khểnh có thể gây tác động xấu tới quá trình vệ sinh răng miệng vì khi răng bị mọc khểnh sẽ tạo nên kẽ của 3 răng thay cho kẽ của 2 răng nếu mọc bình thường và đây là điều kiện thuận lợi để thức ăn nhét vào đó và rất khó lấy ra. Vì vậy những người bị răng khểnh dễ bị viêm, chảy máu chân răng và lâu dần có thể bị bệnh nha chu, tiêu xương ổ răng… Người có răng khểnh cần thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách (chải răng lâu hơn bình thường) và có thể sử dụng các phương tiện hỗ trợ như bàn chải kẽ răng, thuốc xúc miệng tạo bọt để đẩy thức ăn ra ngoài và giảm sưng lợi…Có một số người muốn có răng khểnh cho duyên đã tìm cách để trồng răng khểnh.

Vì con không muốn có răng khểnh (muốn cho răng bằng nhau) thì tốt nhất con nên đi khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt để bác sĩ giải đáp xem có nên nhổ hay nắn chỉnh hàm hay không? Hiện nay, con đã có nhiều nét duyên mà nhiều người không có như: răng khểnh, lúm đồng tiền và hạt gạo – con nên tự hào về điều này và không nên lo lắng gì cả.

Chúc con vui, khoẻ!

Không há họng to ra được, nhai thức ăn cũng đau


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Em năm nay 14 tuổi, là nam giới và khoảng 3 – 4 ngày trước em bị đau cơ miệng. Em lên mạng xem thì chỗ đau của em là cơ cắn. Khi há họng to ra không được, rất đau, nhai thức ăn rất cực, vì mỗi khi há họng đưa thức ăn vào thì nó đau, nhai nó cũng đau. Vậy bây giờ em phải làm gì cho nó hết đau ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Theo mô tả thì có thể bạn bị loạn năng thái dương hàm, là rối loạn cơ nhai hoặc khớp thái dương hàm, giảm hiệu quả nhai lâu ngày cuối cùng triệu chứng ra ngoài. Người bệnh thường đau cơ hàm nhai, đau khớp hàm hay khi há miệng cũng cảm thấy nhức mỏi. Nữ giới, lứa tuổi thanh niên và trung niên thường gặp bệnh lý này. Nguyên nhân loạn năng thái dương hàm có thể do bất thường về răng (răng xô lệch, hàn răng, răng giả), tai nạn chấn thương vùng quai hàm, tật nghiến răng, rối loạn tâm lý hay liên quan đến nghề nghiệp như nhạc sĩ violan, trực tổng đài kẹp điện thoại vào cổ.

Người bị loạn năng thái dương hàm có biểu hiện đau cơ hàm nhai, lúc đầu xuất hiện khi nhai, ở giai đoạn nặng hơn thì không nhai vẫn có cảm giác đau nhức. Khi nhai có tiếng lục cục ở khớp thái dương hàm. Bệnh tác động đến khớp thái dương hàm và cơ nhai, sau lan rộng dần và có thể người bệnh bị đau cả vùng đầu. Khi bị đau cơ hàm nhai, người bệnh nên đến cơ sở y tế để thăm khám. Điều trị bệnh bao gồm biện pháp không phẫu thuật và phẫu thuật. Người bệnh nên ăn thức ăn mềm, có thể dùng máng nhai theo giải đáp của bác sĩ. Xoa bóp vùng quanh hàm có thể giảm đau. Thuốc chữa trị là thuốc an thần, thuốc giảm đau. Bạn nên đi khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt sớm nhé.

Chúc bạn sức khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl