Một số vấn đề liên quan đến đứt gân chân


4,226
1
1
Xu
53
Thế nào là đứt gân chân và làm sao để có thể chữa trị chấn thương này? Dưới đây là bản tổng hợp những câu hỏi thường gặp về đứt gân chân.

Đứt gân chân 5 năm còn nối lại được không?


Câu hỏi bởi: phong

Thưa bác sĩ!

Em năm nay 25 tuổi, là nam giới. Em bị đứt gân chân 5 năm rồi. Bây giờ em muốn đi phẩu thuật nối gân liệu có được không ạ? Nếu nối được thì chi phí cho ca phẩu thuật là bao nhiêu?

Em cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào bạn!

Tổn thương gân của bạn để 5 năm sau mới đi phẫu thuật là quá muộn. Khi tổn thương đứt gân đến muộn, tại vị trí đứt đã hình thành tổ chức xơ đồng thời các đầu gân đã co ngắn nên phẫu thuật nối gân rất khó khăn. Trong những tình huống này sẽ phải tiến hành phẫu thuật chuyển gân thay thế. Vì vậy, bạn nên đi khám chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình để bác sĩ trực tiếp khá và giải đáp chữa trị cho bạn cả về phương pháp phẫu thuật và chi phí chữa trị.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Đứt gân gót chân.


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bs, vợ em bị đứt gân got chân được 2 tháng nay mới phát hiện, trước đó đá đụng vào bị rách da em đưa đi khâu bác sĩ nói không bị sao, cho thuốc về uống 2-3 ngày, cho đến bây giờ mới phát là đứt gân gót chân, vết thuong đã lành, giờ mổ nối lại được không bác sĩ? Phí là bao nhiêu? Cám ơn bs!

Bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân


Chào bạn,
Hiện nay rất nhiều bệnh viện hỗ trợ dịch vụ nối gân gót chân.
Bạn nên liên lạc trực tiếp với bệnh viện để được tư vấn về chi phí và các thủ tục điều trị liên quan. Tuy nhiên, theo tôi được biết thì chi phí phẫu thuật nối gân gót chân không quá đắt.
Chúc bạn sức khỏe!

Tư vấn phẫu thuật đứt gân gót chân.


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ.

Em năm nay 21 tuổi, là nữ giới, em bị vết thương phức tạp ở gót chân. Cụ thể là gần đây em bị tai nạn giao thông và bị đứt gân, bác sĩ đã chữa trị vết thương cho em, một tuần sau đó phần da gót chân của em bị chết nên phải ghe. Sắp tới em phải tiến hành ghép da nhưng mạch máu ở chân em lưu thông không tốt. Bác sĩ cho em hỏi tỉ lệ ghép da thành công là bao nhiêu phần trăm ạ?

Em cảm ơn.

Bác sĩ Đinh Văn Tài


Chào em.

Gân gót là gân lớn và khỏe nhất của cơ thể, được tạo ra bởi cơ dép, cơ bụng chân và cơ gan chân hợp lại, bám vào cực sau của xương gót. Mặc dù gân gót là gân lớn nhất trong cơ thể, chịu sức nặng nhiều nhất nhưng lại có máu nuôi kém, do đó dể bị tổn thương. Chức năng của gân gót giúp tạo hình dáng khi đứng, giúp con người có thể leo trèo, chạy, nhảy một cách linh hoạt. Một số lí do liên quan tới đứt gân gót bao gồm: chấn thương (do tai nạn, vận động thể lực nặng, chơi các môn thể thao vận động tốc độ cao), yếu tố tuổi tác (càng nhiều tuổi thì cơ gân gót càng yếu, tăng nguy cơ đứt gân gót), kèm theo bệnh lý (viêm bao hoạt dịch, bệnh lý ở nơi bám gân gót).

Trường hợp của em, do tai nạn giao thông, có đứt gân gót chân. Hiện tượng chậm hồi phục vết thương, phần da bị tổn thương là điều thường gặp trong đứt gót chân do tai nạn giao thông, bởi ngoài tổn thương gân gót chân, các vùng da và tổ chức xung quanh bị đụng dập khiến cho các mạch máu cũng bị tổn thương, hồi phục chậm. Do đó, tình trạng triệu chứng như của em là điều dễ hiểu. Chính vì lý do trên nên việc che phủ da tổn thương vùng gót sẽ khó khăn hơn so với các vùng da khác.

Một số phương pháp có thể áp dụng chữa trị với tổn thương này như: kỹ thuật đóng kín vết thường bằng huy động da tại chỗ, ghép da mỏng, phương pháp che phủ bằng các vạt da mỡ tại chỗ hoặc từ xa. Tuy nhiên, các phương pháp này phải chia thành nhiều giai đoạn, thời gian chữa trị kéo dài, tư thế sau mổ gò bó, khó chịu. Do vậy, hiện nay nhiều cơ sở y tế đã tiến hành vi phẫu vạt tổ chức có cuống mạch nuôi hiệu quả, với dạng có cuống mạch liền và dạng tự do. Với cuống mạch liền có thể lấy da, mô có cuống mạch từ vùng bắp chân xuống để lấp đầy gót chân, kỹ thuật này đòi hỏi phải có đủ trang thiết bị và trình độ kỹ thuật đảm bảo.

Tóm lại, chưa rõ em sẽ được chỉ định ghép da theo phương pháp nào. Điều này còn tùy thuộc mức độ tổn thương, nhưng nhìn chung với các kỹ thuật ghép da ngày nay, nếu được chỉ định thích hợp sẽ đem lại tương lượng tốt.

Chúc em vui khỏe.

đứt gân gần mắt cá chân, đi lại bình thường nhưng không co được


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Em năm nay 22 tuổi. Do bị tai nạn giao thông nên bị đứt gân đoạn gần mắt cá chân, đến giờ em đã được 2 tháng. Em đã đi lại bình thường nhưng vẫn không co chân bình thường được. Khi em co bàn chân lên thì chỗ nối có hiện tượng sưng lồi lên nhưng không đau. Vậy bác sĩ có thể cho em biết chân em vậy có bị sao không? Cách xử lý như thế nào?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn.

Thông thường quá trình liền gân từ 6 – 8 tuần. Tuy nhiên để gân liền, vững chắc thì cần 6 tháng. Nếu bạn bị đứt gân Achiless (gân gót) đã được mổ 2 tháng thì gân chưa liền, chắc được. Thông thường sau mổ 3 tháng là bạn có thể trở lại với sinh hoạt với những hoạt động nhẹ nhàng. Sau mổ 6 tháng thì bạn có thể chơi những môn thể thao nhẹ, còn sau 9 tháng thì mọi sinh hoạt cũng như hoạt động thể thao khác có thể thực hiện với cường độ mạnh hơn.

Tuy nhiên sau mổ gân gót cũng như bất kỳ phẫu thuật nào bạn nên tuân thủ nghiêm quy trình tập phục hồi chức năng của bác sĩ để tránh bị đứt lại gân và phục hồi chức năng các khớp một cách tốt nhất.

Chúc bạn sức khỏe!

Đứt gân gót chân đã mổ được 2 tháng có được QHTD


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Xin chào Bác sĩ! Em bị đứt gân gót chân, đã mổ được gần 3 tháng nay, đang tập vật lý trị liệu. Xin cho hỏi em có thể quan hệ vợ chồng được không hay phải kiêng cữ? Em xin cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú


Chào em.

Với tình trạng của em như hiện nay, đã mổ đứt gân gót chân được 2 tháng và hiện đang tập vật lý trị liệu, thì em hoàn toàn có thể quan hệ vợ chồng bình thường. Chỉ cần trong khi “thao tác”, em nhớ lưu ý tránh những tư thế gây căng hoặc đau ở vùng gân gót vừa phẫu thuật.

Chúc vợ chồng em luôn hạnh phúc!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl