Nhận thấy tác dụng của việc cho trẻ đi chân đất, thời gian qua ở Nhật Bản thịnh hành phong trào “chân trần”, đến bất kỳ trường học nào, cũng có thể thấy từng tốp trẻ chân không đi bộ ở sân vận động, hành lang.
Kết quả điều tra của ngành y tế Nhật Bản cho thấy, sau khi đi chân trần được một thời gian, 80% trẻ được nâng cao rõ rệt về thể chất, ít mắc các bệnh cảm cúm hơn. Thậm chí việc đi chân không còn khiến trẻ tăng trưởng cả về chiều cao và cân nặng.
'
Theo bác sỹ Trương Dư thuộc Khoa khớp bệnh viện Quân y Quảng Châu, Trung Quốc, giai đoạn trước 4 tuổi, bàn chân của trẻ phát triển rất nhanh, việc để chân trần không bị bó buộc đi trong những khu vực an toàn như sàn nhà, bãi cỏ, bãi cát, sân phẳng có tác dụng rất tốt cho việc điều tiết chức năng các cơ quan trong cơ thể. Nguyên nhân là do bàn chân được cấu thành bởi nhiều cơ quan vận động như khớp xương, cơ, gân, mạch máu, dây thần kinh…, trên chân cũng tập trung nhiều huyệt cũng như các điểm liên kết phản ứng với các cơ quan nội tạng, khi trẻ đi chân trần trên mặt phẳng có những hạt nhỏ, các phản ứng này sẽ được kích thích, có lợi cho việc thúc đẩy tuần hoàn máu và trao đổi chất, đồng thời điều tiết chức năng của thần kinh thực vật và nội tiết, nâng cao khả năng thích ứng của cơ thể đối với sự thay đổi bên ngoài.
Bên cạnh đó, việc trẻ vận động chân trần còn cải thiện độ linh hoạt của mắt cá chân, phòng ngừa tình trạng lệch bàn chân, giúp trẻ bớt ngã nhiều và ít mệt hơn khi chạy. Do da trẻ còn mỏng, việc được tiếp xúc thường xuyên với mặt đất cũng có tác dụng như được massage, nhờ đó tăng cường sức mạnh của cơ bắp và dây chằng. Trong mùa lạnh, vẫn nên cho trẻ đi tất nhưng không nên đi tất quá dày, nhất là khi ở trong nhà. Cũng theo bác sỹ Trương Dư, quan niệm “đi chân không chân sẽ to” là không chính xác, vì việc chân to hay bé là do di truyền quyết định, nếu vì muốn cho chân trẻ nhỏ nhắn mà ép đi giày dép chật, chỉ phản tác dụng, khiến chân phát triển dị hình.
Kết quả điều tra của ngành y tế Nhật Bản cho thấy, sau khi đi chân trần được một thời gian, 80% trẻ được nâng cao rõ rệt về thể chất, ít mắc các bệnh cảm cúm hơn. Thậm chí việc đi chân không còn khiến trẻ tăng trưởng cả về chiều cao và cân nặng.
Theo bác sỹ Trương Dư thuộc Khoa khớp bệnh viện Quân y Quảng Châu, Trung Quốc, giai đoạn trước 4 tuổi, bàn chân của trẻ phát triển rất nhanh, việc để chân trần không bị bó buộc đi trong những khu vực an toàn như sàn nhà, bãi cỏ, bãi cát, sân phẳng có tác dụng rất tốt cho việc điều tiết chức năng các cơ quan trong cơ thể. Nguyên nhân là do bàn chân được cấu thành bởi nhiều cơ quan vận động như khớp xương, cơ, gân, mạch máu, dây thần kinh…, trên chân cũng tập trung nhiều huyệt cũng như các điểm liên kết phản ứng với các cơ quan nội tạng, khi trẻ đi chân trần trên mặt phẳng có những hạt nhỏ, các phản ứng này sẽ được kích thích, có lợi cho việc thúc đẩy tuần hoàn máu và trao đổi chất, đồng thời điều tiết chức năng của thần kinh thực vật và nội tiết, nâng cao khả năng thích ứng của cơ thể đối với sự thay đổi bên ngoài.
Bên cạnh đó, việc trẻ vận động chân trần còn cải thiện độ linh hoạt của mắt cá chân, phòng ngừa tình trạng lệch bàn chân, giúp trẻ bớt ngã nhiều và ít mệt hơn khi chạy. Do da trẻ còn mỏng, việc được tiếp xúc thường xuyên với mặt đất cũng có tác dụng như được massage, nhờ đó tăng cường sức mạnh của cơ bắp và dây chằng. Trong mùa lạnh, vẫn nên cho trẻ đi tất nhưng không nên đi tất quá dày, nhất là khi ở trong nhà. Cũng theo bác sỹ Trương Dư, quan niệm “đi chân không chân sẽ to” là không chính xác, vì việc chân to hay bé là do di truyền quyết định, nếu vì muốn cho chân trẻ nhỏ nhắn mà ép đi giày dép chật, chỉ phản tác dụng, khiến chân phát triển dị hình.
An Ninh Thủ Đô
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,362
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,136
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,316
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,170