Tai nạn gây ra hậu quả không nhỏ lên nạn nhân, đặc biệt là những vùng ngoài dễ tổn thương như tay, chân. Tuyển tập bên dưới sẽ giúp bạn bổ sung kiến thức về khả năng phục hồi của những cơ quan này sau tai nạn.
Chấn thương chân
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bs con được 19t , vào ngày 10/6/2016 con bị gãy tách đầu mác xương mác và sau đó vài ngày con đã đi bó bột cho con hỏi đến ngày 15/7/2016 con có thể tháo bột được không ạ . Và sau đó con sẽ dùng băng bảo vệ cổ chân mình .
Bác sĩ Nguyễn Quang Anh
Chào bạn.
Trước khi tháo bột bạn nệm đến khám để đánh giá lại mức độ liền xương của bạn. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ quyết định cho bạn nên tháo bột hay chưa.
Chúc bạn sức khỏe!
Chấn thương chân lật sơ mi bàn chân
Câu hỏi bởi: Amy
Chào bác sĩ.
Em là nữ, 28 tuổi. 3 tuần trước em bị ngã, chân trái bị lật sơ mi bàn chân, chân phải bị và chạm phần cẳng chân vào thành cầu thang bị sưng bầm (có bị trầy). Sau đó em có đi khám thì bác sĩ chỉ cho chụp xquang bàn chân trái, kết quả bị chấn thương phần mềm. Phần cẳng chân phải không thấy bác sĩ nói gì. Em dùng thuốc theo toa hiện nay bàn chân trái đã hồi phục khoảng 80%, cẳng chân phải vết bầm đã chuyển sang màu vàng nhạt, chỗ trầy đã kéo da nhưng em sờ vào vẫn thấy còn hơi cộm và sưng, ấn vào vẫn hơi ê, 3 tuần nay em vẫn đi lại được, 10 ngày đầu chủ yếu lực trụ vào chân phải. Em rất lo lắng không biết có bị rạn hay gãy xương kín mà không biết hay không. Mong bác sĩ giải đáp giúp ạ.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Theo như bạn mô tả thì các tổn thương đang tiến triển tốt. Bạn nên vận động nhẹ nhàng, uống thuốc theo đơn bệnh sẽ dần hồi phục. Đối với cẳng chân phải của bạn, nếu có gãy xương kín thì sẽ gây chảy máu, phù nề cẳng chân, đau đớn và không thể đi lại được nên bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên để chắc chắn không bị rạn xương thì phải chụp X-quang bạn nhé.
Chúc bạn sớm lành bệnh!
Chấn thương cổ tay và chụp x-quang nhiều
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Người thân của tôi năm nay 27 tuổi, là nam giới. 1 tháng trước trong lúc đi đá bóng đã bị ngã chống tay xuống đất. Cổ tay phát ra 1 tiếng kêu nhẹ và bị xây xước ngoài da nhẹ. Khoảng 1 – 2 tiếng sau thì cổ tay sưng tấy và đau. Đến phòng khám thì được chụp X-quang, kết quả chẩn đoán là xương khớp cổ tay bình thường không có thuốc uống. Ngày hôm sau tay sưng và đau nhiều hơn nên đi khám tại phòng khám khác lại chụp X-quang kết quả chụp vẫn bình thường nhưng được thuốc uống 1 tuần. Sau 1 tuần thuốc cổ tay không thiên giảm vẫn đau và không cử động được. Người thân tôi đã tự đi đắp thuốc lá hơn 10 ngày nhưng chỉ đỡ đau mà không khỏi. Đi khám lại hai lần trong những tuần tiếp theo tại bệnh viện đa khoa đều được chụp X-quang cả hai lần, kết quả chụp vẫn bình thường và không có thuốc uống. Tôi xin bác sĩ giúp người thân tôi phải làm gì để khỏi bệnh và trong vòng một tháng chụp X-quang tới 4 lần có tác động gì đến sức khỏe và sinh lý không ạ.
Cảm ơn bác sĩ rất nhiều.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Theo như bạn mô tả trong thư, người thân của bạn không bị gãy xương, trật khớp mà có thể bị bong gân (là từ hay gọi của tình trạng tổn thương dây chằng). Một số biểu hiện của bong gân khớp cổ tay gồm: đau, sưng vùng khớp, có thể có dấu hiệu bầm tím ở khớp. Có ba mức độ bong gân:
– Độ 1: Tổn thương nhẹ ở dây chằng. Người bệnh có cảm giác đau, chức năng khớp ít thay đổi.
– Độ 2: Do sức kéo mạnh hơn làm dây chằng đứt nhiều sợi collagen, khớp xương vẫn vững chắc chưa bị lỏng lẻo. Người bệnh đau, chức năng khớp bị tác động một phần.
– Độ 3: Dây chằng bị đứt hoàn toàn, làm khớp xương bị lỏng lẻo ở các mức độ khác nhau. Chức năng khớp bị tác động rất nhiều.
Điều trị bảo tồn đối với bong gân độ 1, chỉ cần bất động khớp trong 2-3 ngày đến khi hết đau là có thể tập vận động khớp. Đối với bong gân độ 2-3 thì chữa trị quan trọng nhất là cố định khớp bằng nẹp bột trong khoảng 6-8 tuần. Trong thời gian băng bột bệnh nhân nên tập lên gân các cơ bị bất động và tập vận động các khớp không bị cố định.
Không rõ người thân của bạn đi khám ở các phòng khám đã được chẩn đoán và chữa trị dùng thuốc gì, song một khi đã đi khám, được chẩn đoán và chữa trị thì cần tuân thủ theo đúng chỉ định chữa trị của bác sĩ. Không được tự ý bỏ qua việc khám lại, càng không được tự ý mua thuốc theo đơn cũ về dùng tiếp. Trong quá trình chữa trị, nếu thấy không đỡ hoặc xuất hiện các dấu hiệu bất thường, cần đến khám lại hoặc thông báo cho bác sĩ để được điều chỉnh liều dùng, bổ sung hoặc thay thuốc khác nếu cần.
Chụp X-quang có thể gây nhiễm xạ cho cơ thể. Tuy nhiên, để chẩn đoán các tổn thương xương khớp thì chỉ có X-quang là phương pháp cho kết quả tốt nhất. Liều tia X cho một lần chụp X-quang là 0,4-5 mGy, thấp hơn nhiều so với một lần chụp CT (25-50 mGy). Do đó bạn không nên quá lo lắng bị tác động tới sức khỏe và sinh lý. Tuy nhiên, bạn và người thân nên rút kinh nghiệm để tránh việc nhiễm xạ không cần thiết do phải chụp X-quang nhiều lần, khi đi khám bệnh, nên mang theo các phim X-quang đã chụp để các bác sĩ có thể chẩn đoán được bệnh mà không cần phải chụp X-quang lại.
Chúc người thân của bạn mau khỏi!
Chấn thương tay trái
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ e ở bắc giang năm nay 24 tuổi! E bị ngã do ngồi ghế nhựa đập cai trái xuống đã được 1 tháng hiện tại e đã đi làm các xét nghiệm. E đã chụp CLVT tuỷ cổ cản quang bs hình ảnh có kết luận: không thấy nhổ rễ đám rối thần kinh cánh tay trái. Hiện tại e đã nâng tay được ngang lên bụng và co duỗi bàn tay. Hiện tại vai trái của e có bị teo đi theo vs e nên làm như thế nào
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn
Như vậy là chấn thương đã gây tổn thương đám rối thần kinh cánh tay (xem: http://tailieu.vn/doc/ton-thuong-dam-roi-than-kinh-canh-tay-798365.html ).
Cách giải quyết tích cực cho bạn là phải nhờ đến vi phẫu thuật nối lại các dây thần kinh bị đứt. Bạn nên đi khám ở khoa vi phẫu thuật thần kinh bệnh viện Bạch Mai để các bác sĩ có phương pháp tốt nhất điều trị cho bạn.
Chúc bạn mạnh khỏe
Chấn thương cổ tay phải chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Tôi 29 tuổi, cách đây 1 năm tôi có tập thể hình và bị chấn thương vùng cổ tay, không sưng tấy gì chỉ thấy đau nhoi nhói trong cổ tay. Nghỉ tập và tránh làm nặng trong 1 thời gian thì thấy đỡ, gần như khỏi nhưng cứ hễ làm việc nặng một chút hoặc tập lại thì lại đau. Tôi đã đi khám 1 số bệnh viện như 108, Y học Hàng không, Melatec, chụp X-quang và siêu âm đều không có gì. Mong bác sĩ giải đáp giúp.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Có một số lí do gây đau cổ tay thường gặp:
Hội chứng ống cổ tay: Do chèn ép thần kinh giữa. Bệnh này hay gặp ở những người hay sử dụng các cơ và gân của ngón tay, bàn tay, cánh tay, bả vai. Hội chứng này có những rối loạn gây đau ở cổ tay và bàn tay
Hội chứng De Quervain (viêm của bao gân cơ dạng dài và duỗi ngắn ngón cái): Những động tác lặp lại nhiều lần như cầm, nắm, xoay, vặn của cổ tay và ngón cái sẽ là điều kiện thuận lợi để tiến triển tổn thương này. Tình trạng viêm của bao hoạt dịch gân trong đường hầm sẽ dẫn đến sưng nề, cản trở vận động của gân. Các tình trạng tổn thương viêm khớp như thấp khớp, thoái hoá sẽ tác động đến tình trạng viêm của bao gân và gân ngón cái. Một số yếu tố thuận lợi khác như chấn thương dẫn đến hình thành các sẹo cũng tác động đến sự trượt của gân này.
Điều trị bệnh lý này cần kết hợp uống thuốc và phục hồi chức năng. Trước tiên bạn nên khám chuyên khoa Cơ Xương Khớp, sau đó liên hệ bác sĩ phục hồi chức năng. Bác sĩ phục hồi chức năng có thể kiểm tra lại công việc của bạn, cách thức bạn sử dụng cổ và bàn tay khi làm việc và gợi ý cho bạn về việc sử dụng cổ tay và bàn tay đúng và hợp lý, tránh tư thế xấu, các động tác để tập luyện và các cách để ngăn ngừa biểu hiện tái phát.
Chúc bạn sống khỏe!
Chấn thương chân
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bs con được 19t , vào ngày 10/6/2016 con bị gãy tách đầu mác xương mác và sau đó vài ngày con đã đi bó bột cho con hỏi đến ngày 15/7/2016 con có thể tháo bột được không ạ . Và sau đó con sẽ dùng băng bảo vệ cổ chân mình .
Bác sĩ Nguyễn Quang Anh
Chào bạn.
Trước khi tháo bột bạn nệm đến khám để đánh giá lại mức độ liền xương của bạn. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ quyết định cho bạn nên tháo bột hay chưa.
Chúc bạn sức khỏe!
Chấn thương chân lật sơ mi bàn chân
Câu hỏi bởi: Amy
Chào bác sĩ.
Em là nữ, 28 tuổi. 3 tuần trước em bị ngã, chân trái bị lật sơ mi bàn chân, chân phải bị và chạm phần cẳng chân vào thành cầu thang bị sưng bầm (có bị trầy). Sau đó em có đi khám thì bác sĩ chỉ cho chụp xquang bàn chân trái, kết quả bị chấn thương phần mềm. Phần cẳng chân phải không thấy bác sĩ nói gì. Em dùng thuốc theo toa hiện nay bàn chân trái đã hồi phục khoảng 80%, cẳng chân phải vết bầm đã chuyển sang màu vàng nhạt, chỗ trầy đã kéo da nhưng em sờ vào vẫn thấy còn hơi cộm và sưng, ấn vào vẫn hơi ê, 3 tuần nay em vẫn đi lại được, 10 ngày đầu chủ yếu lực trụ vào chân phải. Em rất lo lắng không biết có bị rạn hay gãy xương kín mà không biết hay không. Mong bác sĩ giải đáp giúp ạ.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Theo như bạn mô tả thì các tổn thương đang tiến triển tốt. Bạn nên vận động nhẹ nhàng, uống thuốc theo đơn bệnh sẽ dần hồi phục. Đối với cẳng chân phải của bạn, nếu có gãy xương kín thì sẽ gây chảy máu, phù nề cẳng chân, đau đớn và không thể đi lại được nên bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên để chắc chắn không bị rạn xương thì phải chụp X-quang bạn nhé.
Chúc bạn sớm lành bệnh!
Chấn thương cổ tay và chụp x-quang nhiều
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Người thân của tôi năm nay 27 tuổi, là nam giới. 1 tháng trước trong lúc đi đá bóng đã bị ngã chống tay xuống đất. Cổ tay phát ra 1 tiếng kêu nhẹ và bị xây xước ngoài da nhẹ. Khoảng 1 – 2 tiếng sau thì cổ tay sưng tấy và đau. Đến phòng khám thì được chụp X-quang, kết quả chẩn đoán là xương khớp cổ tay bình thường không có thuốc uống. Ngày hôm sau tay sưng và đau nhiều hơn nên đi khám tại phòng khám khác lại chụp X-quang kết quả chụp vẫn bình thường nhưng được thuốc uống 1 tuần. Sau 1 tuần thuốc cổ tay không thiên giảm vẫn đau và không cử động được. Người thân tôi đã tự đi đắp thuốc lá hơn 10 ngày nhưng chỉ đỡ đau mà không khỏi. Đi khám lại hai lần trong những tuần tiếp theo tại bệnh viện đa khoa đều được chụp X-quang cả hai lần, kết quả chụp vẫn bình thường và không có thuốc uống. Tôi xin bác sĩ giúp người thân tôi phải làm gì để khỏi bệnh và trong vòng một tháng chụp X-quang tới 4 lần có tác động gì đến sức khỏe và sinh lý không ạ.
Cảm ơn bác sĩ rất nhiều.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Theo như bạn mô tả trong thư, người thân của bạn không bị gãy xương, trật khớp mà có thể bị bong gân (là từ hay gọi của tình trạng tổn thương dây chằng). Một số biểu hiện của bong gân khớp cổ tay gồm: đau, sưng vùng khớp, có thể có dấu hiệu bầm tím ở khớp. Có ba mức độ bong gân:
– Độ 1: Tổn thương nhẹ ở dây chằng. Người bệnh có cảm giác đau, chức năng khớp ít thay đổi.
– Độ 2: Do sức kéo mạnh hơn làm dây chằng đứt nhiều sợi collagen, khớp xương vẫn vững chắc chưa bị lỏng lẻo. Người bệnh đau, chức năng khớp bị tác động một phần.
– Độ 3: Dây chằng bị đứt hoàn toàn, làm khớp xương bị lỏng lẻo ở các mức độ khác nhau. Chức năng khớp bị tác động rất nhiều.
Điều trị bảo tồn đối với bong gân độ 1, chỉ cần bất động khớp trong 2-3 ngày đến khi hết đau là có thể tập vận động khớp. Đối với bong gân độ 2-3 thì chữa trị quan trọng nhất là cố định khớp bằng nẹp bột trong khoảng 6-8 tuần. Trong thời gian băng bột bệnh nhân nên tập lên gân các cơ bị bất động và tập vận động các khớp không bị cố định.
Không rõ người thân của bạn đi khám ở các phòng khám đã được chẩn đoán và chữa trị dùng thuốc gì, song một khi đã đi khám, được chẩn đoán và chữa trị thì cần tuân thủ theo đúng chỉ định chữa trị của bác sĩ. Không được tự ý bỏ qua việc khám lại, càng không được tự ý mua thuốc theo đơn cũ về dùng tiếp. Trong quá trình chữa trị, nếu thấy không đỡ hoặc xuất hiện các dấu hiệu bất thường, cần đến khám lại hoặc thông báo cho bác sĩ để được điều chỉnh liều dùng, bổ sung hoặc thay thuốc khác nếu cần.
Chụp X-quang có thể gây nhiễm xạ cho cơ thể. Tuy nhiên, để chẩn đoán các tổn thương xương khớp thì chỉ có X-quang là phương pháp cho kết quả tốt nhất. Liều tia X cho một lần chụp X-quang là 0,4-5 mGy, thấp hơn nhiều so với một lần chụp CT (25-50 mGy). Do đó bạn không nên quá lo lắng bị tác động tới sức khỏe và sinh lý. Tuy nhiên, bạn và người thân nên rút kinh nghiệm để tránh việc nhiễm xạ không cần thiết do phải chụp X-quang nhiều lần, khi đi khám bệnh, nên mang theo các phim X-quang đã chụp để các bác sĩ có thể chẩn đoán được bệnh mà không cần phải chụp X-quang lại.
Chúc người thân của bạn mau khỏi!
Chấn thương tay trái
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ e ở bắc giang năm nay 24 tuổi! E bị ngã do ngồi ghế nhựa đập cai trái xuống đã được 1 tháng hiện tại e đã đi làm các xét nghiệm. E đã chụp CLVT tuỷ cổ cản quang bs hình ảnh có kết luận: không thấy nhổ rễ đám rối thần kinh cánh tay trái. Hiện tại e đã nâng tay được ngang lên bụng và co duỗi bàn tay. Hiện tại vai trái của e có bị teo đi theo vs e nên làm như thế nào
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn
Như vậy là chấn thương đã gây tổn thương đám rối thần kinh cánh tay (xem: http://tailieu.vn/doc/ton-thuong-dam-roi-than-kinh-canh-tay-798365.html ).
Cách giải quyết tích cực cho bạn là phải nhờ đến vi phẫu thuật nối lại các dây thần kinh bị đứt. Bạn nên đi khám ở khoa vi phẫu thuật thần kinh bệnh viện Bạch Mai để các bác sĩ có phương pháp tốt nhất điều trị cho bạn.
Chúc bạn mạnh khỏe
Chấn thương cổ tay phải chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Tôi 29 tuổi, cách đây 1 năm tôi có tập thể hình và bị chấn thương vùng cổ tay, không sưng tấy gì chỉ thấy đau nhoi nhói trong cổ tay. Nghỉ tập và tránh làm nặng trong 1 thời gian thì thấy đỡ, gần như khỏi nhưng cứ hễ làm việc nặng một chút hoặc tập lại thì lại đau. Tôi đã đi khám 1 số bệnh viện như 108, Y học Hàng không, Melatec, chụp X-quang và siêu âm đều không có gì. Mong bác sĩ giải đáp giúp.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Có một số lí do gây đau cổ tay thường gặp:
Hội chứng ống cổ tay: Do chèn ép thần kinh giữa. Bệnh này hay gặp ở những người hay sử dụng các cơ và gân của ngón tay, bàn tay, cánh tay, bả vai. Hội chứng này có những rối loạn gây đau ở cổ tay và bàn tay
Hội chứng De Quervain (viêm của bao gân cơ dạng dài và duỗi ngắn ngón cái): Những động tác lặp lại nhiều lần như cầm, nắm, xoay, vặn của cổ tay và ngón cái sẽ là điều kiện thuận lợi để tiến triển tổn thương này. Tình trạng viêm của bao hoạt dịch gân trong đường hầm sẽ dẫn đến sưng nề, cản trở vận động của gân. Các tình trạng tổn thương viêm khớp như thấp khớp, thoái hoá sẽ tác động đến tình trạng viêm của bao gân và gân ngón cái. Một số yếu tố thuận lợi khác như chấn thương dẫn đến hình thành các sẹo cũng tác động đến sự trượt của gân này.
Điều trị bệnh lý này cần kết hợp uống thuốc và phục hồi chức năng. Trước tiên bạn nên khám chuyên khoa Cơ Xương Khớp, sau đó liên hệ bác sĩ phục hồi chức năng. Bác sĩ phục hồi chức năng có thể kiểm tra lại công việc của bạn, cách thức bạn sử dụng cổ và bàn tay khi làm việc và gợi ý cho bạn về việc sử dụng cổ tay và bàn tay đúng và hợp lý, tránh tư thế xấu, các động tác để tập luyện và các cách để ngăn ngừa biểu hiện tái phát.
Chúc bạn sống khỏe!
Theo ViCare