Sau khi phẫu thuật đóng đinh nội tủy bạn lo lắng rằng đinh có nguy cơ bị lệch, vết thương bị nhiễm trùng hay xương có nguy cơ rạn nứt trở lại? Cùng bổ sung kiến thức qua những giải đáp của bác sĩ ở tuyển tập dưới đây.
Bị đau ở vùng bắp chuối chân và lòng bàn chân sau khi đóng đinh nội tủy 1 tháng là tại sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em năm nay 23 tuổi, em có bị tai nạn giao thông gãy xương đùi 1/3 dưới chân trái. Em được đóng đinh nội tủy rất thành công. Sau 1 tháng tái khám chân em phục hồi rất nhanh nhưng em lại bị đau rất nhiều ở vùng bắp chuối của chân và cả lòng bàn chân. Bác sĩ cho em hỏi em phải làm sao và có phải tại em cử động chân rất nhiều không?
Xin cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Trình tự luyện tập với bệnh nhân sau phẫu thuật gãy xương đùi đóng đinh nội tủy là:
Ngày đầu sau mổ: Tập thở để ngăn ngừa biến chứng phổi sau hậu phẫu, tự cử động bàn chân, cổ chân để gia tăng tuần hoàn chi.
Ngày 2: Co cơ tĩnh cơ tứ đầu đùi, cơ ụ ngồi, cơ mông lớn. Tập chủ động tự do các cơ thân mình, chân lành và tiếp tục tập như với ngày thứ nhất.
Ngày 3-4: Tập như với ngày thứ nhất và hai. Tập chủ động trợ giúp nhẹ nhàng đối với cử động của khớp hông. Không làm động tác xoay trong, xoay ngoài. Tập chủ động trợ giúp gập gối trong giới hạn tầm độ mà bệnh nhân chịu được. Tập chủ động có lực kháng các chi lành.
Tuần thứ 2: Sau khi cắt chỉ tiếp tục tập như tuần thứ nhất. Tập đi nạng không chống chân đau.
Tuần thứ 3 trở đi: Tập các động tác chủ động tăng tiến. Tập chủ động có trở kháng bằng tay kỹ thuật viên. Tập chủ động có trở kháng cho nhóm cơ ụ ngồi và cơ tứ đầu đùi. Tập gập duỗi, dạng áp khớp hông. Hướng dẫn đi nạng chịu một phần sức nặng ở tuần thứ 6.
Tuần 12: Có thể bỏ nạng hoàn toàn nếu cơ lực phục hồi và xương liền tốt sau kiểm tra X-quang. Tập xe đạp khi tầm vận động khớp gối đạt 90 độ.
Hiện thời bạn nên đến các Trung tâm Vật lý trị liệu để được giải đáp tập luyện đúng cách và tái khám phát hiện sớm biến chứng nếu có.
Chúc bạn sống khỏe!
Bị gãy 2 xương cẳng chân, mổ đóng đinh nội tủy thì hồi phục ra sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Năm nay cháu 21 tuổi, bị gãy 2 xương cẳng chân, mổ đóng đinh nội tủy cách đây 2 tháng. Bác sĩ cho cháu hỏi là đóng đinh nội tủy có bị lệch hay gãy lại không ạ. Và cháu thấy đùi chân gãy có triệu chứng bé hơn chân kia. Cháu có bị nghiêm trọng không ạ và cần có biện pháp gì để to trở lại?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bị gãy cả 2 xương cẳng chân đã đóng đinh nội tủy thì thường không bị di lệch hoặc gãy lại (trừ tình huống gặp chấn thương lớn). Do bất động và hạn chế vận động nên đùi bên chân gãy sẽ bé hơn và nhẽo hơn bên kia là dấu hiệu thường gặp. Bạn có thể tập đi lại nhẹ nhàng bằng 2 nạng, chân chạm đất nhưng chưa chịu hoàn toàn sức nặng lên chân bị gãy. Sau 3 tháng có thể tập đi lại nhẹ nhàng bằng 1 nạng và trụ dần chân gãy chịu sức nặng của cơ thể để dần dần bỏ hẳn nạng. Khi bạn đi lại bình thường thì đùi sẽ to lại bình thường như cũ.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Đóng đinh nội tủy được 1 năm rưỡi có nên tháo đinh ra hay không?
Câu hỏi bởi: chinhanhht
Chào bác sĩ.
Năm nay em 34 tuổi, em bị gãy 1/3 xương đùi đóng đinh nội tủy được 1 năm rưỡi rồi, xương phát triển tốt, thẳng khớp. Hiện nay hoạt động được bình thường, đá bóng được. Vậy bác sĩ cho em hỏi bây giờ có nên lấy đinh ra không?
Xin chân thành cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em!
Thời gian để lấy đinh trong tình huống phẫu thuật xương đùi bằng đinh nội tủy là từ 24 đến 36 tháng. Khi lấy đinh em nên quay lại chính nơi phẫu thuật để lấy đinh.
Thân mến chào em.
Cháu mổ đóng đinh nội tuỷ cách đây 1 tháng 11 ngày
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Năm nay cháu 20 tuổi, là nữ, bị gãy 2 xương cẳng chân. Cháu mổ đóng đinh nội tuỷ cách đây 1 tháng 11 ngày, sau mổ 20 ngày cháu đã tập đi với nạng. Hiện nay cháu đã đi bỏ 2 nạng được nhưng chỉ hơi nhắc chân thôi ạ, cháu tì xuống không có đau, lạnh thì chân hơi thâm và hơi xưng thôi ạ. Bác sĩ cho cháu hỏi là cháu đã bỏ nạng đi được chưa? Triệu chứng của việc gãy lại hay di lệch đinh nẹp là gì? Cháu đi như vậy có sợ gãy lại không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bạn gãy cả hai xương cẳng chân đã được đóng đinh nội tủy, cố định tốt, không thấy biến chứng sưng nề nhiều nhưng vẫn phải chờ thời gian đủ 2 tháng mới có thể bỏ hai nạng để đi lại nhưng vẫn phải dùng 1 nạng hỗ trợ bên chân bị chấn thương. Sau 3 tháng mới có thể bỏ hẳn nạng đi lại bình thường. Bạn cũng cần phải chú ý vận động khớp gối và khớp cổ chân thụ động hoặc chủ động nhằm hạn chế hiện tượng cứng khớp và teo cơ đùi. Đóng đinh nội tủy thì không thấy biến chứng gãy lại mà chỉ có dấu hiệu di lệch nhỏ (nếu không được cố định tốt và không thấy vít chống xoay) làm chậm liền xương, triệu chứng là đang tiến triển tốt đột nhiên đau lại khi vận động hoặc chân lại tái sưng nề.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Gãy xương đùi 1/3 trên, được đóng đinh nội tuỷ và để được 3 năm có hoạt động mạnh được không?
Câu hỏi bởi: 978730523
Chào bác sĩ.
Em 25 tuổi. Em bị gãy xương đùi 1/3 trên, được đóng đinh nội tuỷ và để được 3 năm. Em mới được mổ tháo dụng cụ trong xương được tháng. Bác sĩ cho em hỏi là thời gian bao lâu em có thể hoạt động mạnh và sinh hoạt bình thường được ạ. Sau 2 tháng khi tháo đinh em đi lại bình thường nhưng nhưng vẩn thấy nhói xương và đâu ở chổ gảy. Có phải em bị ráng nức lại không ạ. Em hoang mang lắm mong bac sỉ giải đáp cho em.
Em cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Duyên
Chào em!
Hiện tại em đã được tháo đinh và đi lại bình thường, nhưng vẫn thấy đau ở chỗ gãy. Hiện nay xương đùi em đã liền hoàn toàn, nhưng do mới tháo đinh nên đùi chịu một lực lớn hơn so với lúc trước, nhất là vị trí gãy, cho nên em vẫn cảm thấy nhói đau. Em không cần lo lắng về vấn đề đó.
Cách xử lý là hiện nay em nên hạn chế đi lại, ngồi hoặc nằm nhiều hơn để giảm tải trọng cho chân. Đến khi chân không còn đau nữa thì em có thể có các hoạt động bình thường như lúc chưa gãy xương.
Thân mến chào em.
Bị đau ở vùng bắp chuối chân và lòng bàn chân sau khi đóng đinh nội tủy 1 tháng là tại sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em năm nay 23 tuổi, em có bị tai nạn giao thông gãy xương đùi 1/3 dưới chân trái. Em được đóng đinh nội tủy rất thành công. Sau 1 tháng tái khám chân em phục hồi rất nhanh nhưng em lại bị đau rất nhiều ở vùng bắp chuối của chân và cả lòng bàn chân. Bác sĩ cho em hỏi em phải làm sao và có phải tại em cử động chân rất nhiều không?
Xin cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Trình tự luyện tập với bệnh nhân sau phẫu thuật gãy xương đùi đóng đinh nội tủy là:
Ngày đầu sau mổ: Tập thở để ngăn ngừa biến chứng phổi sau hậu phẫu, tự cử động bàn chân, cổ chân để gia tăng tuần hoàn chi.
Ngày 2: Co cơ tĩnh cơ tứ đầu đùi, cơ ụ ngồi, cơ mông lớn. Tập chủ động tự do các cơ thân mình, chân lành và tiếp tục tập như với ngày thứ nhất.
Ngày 3-4: Tập như với ngày thứ nhất và hai. Tập chủ động trợ giúp nhẹ nhàng đối với cử động của khớp hông. Không làm động tác xoay trong, xoay ngoài. Tập chủ động trợ giúp gập gối trong giới hạn tầm độ mà bệnh nhân chịu được. Tập chủ động có lực kháng các chi lành.
Tuần thứ 2: Sau khi cắt chỉ tiếp tục tập như tuần thứ nhất. Tập đi nạng không chống chân đau.
Tuần thứ 3 trở đi: Tập các động tác chủ động tăng tiến. Tập chủ động có trở kháng bằng tay kỹ thuật viên. Tập chủ động có trở kháng cho nhóm cơ ụ ngồi và cơ tứ đầu đùi. Tập gập duỗi, dạng áp khớp hông. Hướng dẫn đi nạng chịu một phần sức nặng ở tuần thứ 6.
Tuần 12: Có thể bỏ nạng hoàn toàn nếu cơ lực phục hồi và xương liền tốt sau kiểm tra X-quang. Tập xe đạp khi tầm vận động khớp gối đạt 90 độ.
Hiện thời bạn nên đến các Trung tâm Vật lý trị liệu để được giải đáp tập luyện đúng cách và tái khám phát hiện sớm biến chứng nếu có.
Chúc bạn sống khỏe!
Bị gãy 2 xương cẳng chân, mổ đóng đinh nội tủy thì hồi phục ra sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Năm nay cháu 21 tuổi, bị gãy 2 xương cẳng chân, mổ đóng đinh nội tủy cách đây 2 tháng. Bác sĩ cho cháu hỏi là đóng đinh nội tủy có bị lệch hay gãy lại không ạ. Và cháu thấy đùi chân gãy có triệu chứng bé hơn chân kia. Cháu có bị nghiêm trọng không ạ và cần có biện pháp gì để to trở lại?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bị gãy cả 2 xương cẳng chân đã đóng đinh nội tủy thì thường không bị di lệch hoặc gãy lại (trừ tình huống gặp chấn thương lớn). Do bất động và hạn chế vận động nên đùi bên chân gãy sẽ bé hơn và nhẽo hơn bên kia là dấu hiệu thường gặp. Bạn có thể tập đi lại nhẹ nhàng bằng 2 nạng, chân chạm đất nhưng chưa chịu hoàn toàn sức nặng lên chân bị gãy. Sau 3 tháng có thể tập đi lại nhẹ nhàng bằng 1 nạng và trụ dần chân gãy chịu sức nặng của cơ thể để dần dần bỏ hẳn nạng. Khi bạn đi lại bình thường thì đùi sẽ to lại bình thường như cũ.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Đóng đinh nội tủy được 1 năm rưỡi có nên tháo đinh ra hay không?
Câu hỏi bởi: chinhanhht
Chào bác sĩ.
Năm nay em 34 tuổi, em bị gãy 1/3 xương đùi đóng đinh nội tủy được 1 năm rưỡi rồi, xương phát triển tốt, thẳng khớp. Hiện nay hoạt động được bình thường, đá bóng được. Vậy bác sĩ cho em hỏi bây giờ có nên lấy đinh ra không?
Xin chân thành cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em!
Thời gian để lấy đinh trong tình huống phẫu thuật xương đùi bằng đinh nội tủy là từ 24 đến 36 tháng. Khi lấy đinh em nên quay lại chính nơi phẫu thuật để lấy đinh.
Thân mến chào em.
Cháu mổ đóng đinh nội tuỷ cách đây 1 tháng 11 ngày
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Năm nay cháu 20 tuổi, là nữ, bị gãy 2 xương cẳng chân. Cháu mổ đóng đinh nội tuỷ cách đây 1 tháng 11 ngày, sau mổ 20 ngày cháu đã tập đi với nạng. Hiện nay cháu đã đi bỏ 2 nạng được nhưng chỉ hơi nhắc chân thôi ạ, cháu tì xuống không có đau, lạnh thì chân hơi thâm và hơi xưng thôi ạ. Bác sĩ cho cháu hỏi là cháu đã bỏ nạng đi được chưa? Triệu chứng của việc gãy lại hay di lệch đinh nẹp là gì? Cháu đi như vậy có sợ gãy lại không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bạn gãy cả hai xương cẳng chân đã được đóng đinh nội tủy, cố định tốt, không thấy biến chứng sưng nề nhiều nhưng vẫn phải chờ thời gian đủ 2 tháng mới có thể bỏ hai nạng để đi lại nhưng vẫn phải dùng 1 nạng hỗ trợ bên chân bị chấn thương. Sau 3 tháng mới có thể bỏ hẳn nạng đi lại bình thường. Bạn cũng cần phải chú ý vận động khớp gối và khớp cổ chân thụ động hoặc chủ động nhằm hạn chế hiện tượng cứng khớp và teo cơ đùi. Đóng đinh nội tủy thì không thấy biến chứng gãy lại mà chỉ có dấu hiệu di lệch nhỏ (nếu không được cố định tốt và không thấy vít chống xoay) làm chậm liền xương, triệu chứng là đang tiến triển tốt đột nhiên đau lại khi vận động hoặc chân lại tái sưng nề.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Gãy xương đùi 1/3 trên, được đóng đinh nội tuỷ và để được 3 năm có hoạt động mạnh được không?
Câu hỏi bởi: 978730523
Chào bác sĩ.
Em 25 tuổi. Em bị gãy xương đùi 1/3 trên, được đóng đinh nội tuỷ và để được 3 năm. Em mới được mổ tháo dụng cụ trong xương được tháng. Bác sĩ cho em hỏi là thời gian bao lâu em có thể hoạt động mạnh và sinh hoạt bình thường được ạ. Sau 2 tháng khi tháo đinh em đi lại bình thường nhưng nhưng vẩn thấy nhói xương và đâu ở chổ gảy. Có phải em bị ráng nức lại không ạ. Em hoang mang lắm mong bac sỉ giải đáp cho em.
Em cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Duyên
Chào em!
Hiện tại em đã được tháo đinh và đi lại bình thường, nhưng vẫn thấy đau ở chỗ gãy. Hiện nay xương đùi em đã liền hoàn toàn, nhưng do mới tháo đinh nên đùi chịu một lực lớn hơn so với lúc trước, nhất là vị trí gãy, cho nên em vẫn cảm thấy nhói đau. Em không cần lo lắng về vấn đề đó.
Cách xử lý là hiện nay em nên hạn chế đi lại, ngồi hoặc nằm nhiều hơn để giảm tải trọng cho chân. Đến khi chân không còn đau nữa thì em có thể có các hoạt động bình thường như lúc chưa gãy xương.
Thân mến chào em.
Theo ViCare