Xẹp phổi: những triệu chứng thường gặp


4,226
1
1
Xu
53
Thường không có triệu chứng cho xẹp phổi nhưng cũng có thể bao gồm khó thở, đau ngực và ho. với chuỗi câu hỏi và giải đáp dưới đây, người đọc sẽ phần nào hình dung rõ về căn bệnh này.

Bị xẹp phổi có nguy hiểm không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Tôi có người nhà năm nay gần 40 tuổi, bị ho khan kéo dài từ khoảng tháng 1/2015 đến nay (mỗi ngày ho khoảng 3-4 tiếng), ho không có đờm, người không sút cân. Cảm giác như có vật gì đó vướng ở đường thở nhiều lúc muốn ho thật mạnh để cho vật lạ văng ra nhưng không được. Mới đây gia đình tôi cho đi khám tại bệnh viện Phổi của tỉnh, qua chụp X-quang, bác sĩ kết luận bị xẹp phổi và kê đơn thuốc uống, ngoài ra còn yêu cầu về nhà truyền nước trong 3 ngày liên tục, sau đó cứ cách 1 ngày truyền 1 lần trong vòng 30 ngày. Xin bác sĩ cho tôi hỏi bệnh của người nhà tôi có nặng không và cách chữa trị đó có dứt điểm không? Liệu có phải đây là lí do của bệnh lao phổi không? Tôi vẫn băn khoăn về kết quả khám, xin bác sĩ giải đáp giúp tôi là có nên đi tuyến trung ương để khám không?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Có một số lí do gây xẹp phổi như:

Tổn thương màng Surfactant: Sự thiếu hụt chất Surfactant về số lượng hoặc chất lượng gây nguy cơ dẫn đến xẹp phổi thường gặp trong bệnh: tổn thương phổi cấp sau hít phải dịch vị, hít phải khói, đụng dập phổi, do dị vật, hít phải thức ăn, nút đờm trong bệnh phổi phế quản mãn tính, hen phế quản, bệnh Saccoit, lao phế quản, viêm tiểu phế quản, phù nề phế quản, co thắt phế quản.

Chèn ép ngoài phế quản: Các bất thường về tim mạch, khối u ở nhu mô phổi…

Tăng xơ phổi: Lao xơ phổi, xơ phổi tiến triển, bệnh phổi kẽ…

Giảm thông khí phế nang: Những chấn thương vùng ngực, bụng, đau không hít thở được sâu. Các bệnh thần kinh cơ: Hội chứng Guillain Barré, hội chứng Porphyrie niệu cấp, bệnh nhược cơ nặng, rắn hổ cắn, ngộ độc phospho hữu cơ…

Thông khí nhân tạo dài ngày

Trường hợp của người nhà bạn tôi không biết trong tiền sử có bệnh lý gì trước đó, có phẫu thuật hay có chấn thương vùng ngực…hay không nên khó kết luận lí do gây xẹp phổi. Có thể các bác sĩ chẩn đoán người nhà bạn bị tắc phế quản do cục đờm nên mới chỉ định truyền nước liên tục để làm lỏng đờm. Muốn chữa trị triệt để phải biết lí do bệnh, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ thăm khám, hỏi rõ về lí do và hướng chữa trị, cũng như có cần thiết phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trên hay không.

Chúc người nhà bạn sớm lành bệnh!

Nguyên nhân, tác hại và cách điều trị bệnh tràn khí phổi?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Bác sĩ có thể nói lí do và tác hại, cách chữa trị bệnh tràn khí phổi không ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Tràn khí màng phổi là tình trạng khí lọt vào giữa 2 lá màng phổi làm xẹp phổi. Câu hỏi của bạn mang tính chất bao quát cả một vấn đề, không rõ là bạn muốn giải đáp ở mức độ nào? (mang tính chất phổ cập giới thiệu, tài liệu tham khảo, hay là giáo trình, sách y học…). Trong khuôn khổ của một chương trình giải đáp sức khỏe thì việc giải đáp chỉ mang tính phổ cập, nếu bạn muốn ở mức độ cao hơn thì phải tìm hiểu ở các tài liệu khác.

Nguyên nhân tràn khí màng phổi là do vết thương xuyên thành ngực, thủng hoặc vỡ phế nang, vỡ bóng khí, vỡ áp xe phổi, thông giữa hang lao và màng phổi,… Khoảng 20% tràn khí màng phổi là biến chứng của các bệnh nhiễm trùng phổi. Khoảng 40% tràn khí màng phổi do lao và 40% không rõ lí do.

Tác hại của tràn khí màng phổi: Bình thường áp lực trong khoang màng phổi là âm (-3 đến – 5 cm H20), khi không khí lọt vào màng phổi thì sẽ làm nhu mô phổi co lại, lồng ngực dãn ra nên dung tích sống, dung tích toàn phần và dung tích cặn giảm. Mức độ rối loạn chức năng hô hấp do tràn khí màng phổi phụ thuộc vào mức độ tràn khí (xẹp phổi) và chức năng của phổi trước khi bị tràn khí. Có thể có tràn máu màng phổi sau tràn khí do thương tổn dây chằng giữa 2 màng phổi. Thông thường thì không khí lọt vào màng phổi khi thở vào và thoát ra khi thở ra, nếu thở ra mà khí không thoát ra được là tràn khí có van do đó gây nên khó thở tăng dần và đưa đến suy hô hấp trầm trọng, đẩy lệch trung thất. Nếu lỗ rò của màng phổi được bít lại thì tràn khí sẽ tiêu dần. Tràn khí màng phổi có thể có biến chứng: tràn máu, dịch màng phổi sau tràn khí, nhiễm trùng mủ màng phổi qua không khí vào màng phổi, suy tim phải cấp, suy hô hấp cấp.

Cách điều trị như sau

– Điều trị hỗ trợ: Nghỉ ngơi tại giường, nằm tư thế fowler. Tránh lo âu, xúc động, sử dụng thuốc an thần như Seduxen hay Diazépam, Valium … Không làm việc gắng sức sau cơn cấp. Giảm đau, giảm ho, thở ôxy, dùng thuốc kháng sinh…

– Xử lý tràn khí: Mục đích là làm cho mô phổi dẫn ra, tránh suy hô hấp cấp vì xẹp phổi. Phương pháp chủ yếu là hút khí màng phổi bằng bơm tiêm, vị trí thường chọn là gian sườn II trên đường trung đòn. Tùy theo loại tràn khí mà có chỉ định khác nhau.

Tràn khí màng phổi đóng: Thông thường thì khí tự hấp thụ trở lại sau một thời gian, nếu 3-4 ngày sau mà lượng không giảm khí thì có thể dùng bơm tiêm lớn và kim để hút, không nên hút mạnh, và chỉ hút từ từ, lượng ít để tránh gây shock do thay đổi vị trí các tạng hoặc giảm áp đột ngột.

Đối với tràn khí màng phổi mở, phải dẫn lưu màng phổi bằng catheter với áp lực âm, đưa vào liên sườn II đường trung đòn hay liên sườn 4-5 ở đường nách trước, đưa ống thông về phía định phổi, hoặc dùng máy hút (-20 đến 40 cm H20). Sau 3-5 ngày thì kẹp ống thông lại: 24-48 giờ để xem tràn khí có trở lại hay không.

Với tràn khí màng phổi có van, đây là một cấp cứu nội khoa nên phải tiến hành nhanh. Nếu không thấy điều kiện thì dùng kim lớn chọc vào màng phổi ở vị trí đã nêu nối với dây chuyền Serum đưa vào một hình chứa Nacl 9‰, nhưng câu dây chuyền xuống 10-15 cm. Nếu có điều kiện dùng kim chọc hút qua máy liên tục, áp lực hút -15 cm H2O.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Đau tức ngực vào sáng sớm là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Tôi năm nay 24 tuổi, là nam giới. Gần đây tôi hay bị tức ngực và cảm thấy nặng ở phía lồng ngực vào buổi sáng sớm khi thức dậy, cơn tức ngực thường kéo dài khoảng 10 phút thì hết. Vậy xin bác sĩ cho biết tôi bị bệnh gì?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú


Chào bạn.

Đau tức ngực là biểu hiện của nhiều bệnh. Tuy nhiên khi bị đau tức ngực thì cần nghĩ ngay đến lí do do tim mạch vì đây là những bệnh lý nguy hiểm nhất có thể tác động đến tính mạng.

– Đau ngực do lí do mạch vành (mạch máu nuôi tim) có đặc điểm sau: Đau ngực sau xương ức (ở vùng giữa ngực), đau lan lên phía cằm và tay trái, khó thở, vã mồ hôi, buồn nôn hoặc nôn ói, ngất, tim đập chậm hoặc nhanh hơn bình thường (rối loạn nhịp tim).

– Đau ngực do những bệnh lý tim mạch khác:

Bóc tách động mạch chủ ngực: Là tình trạng rách thành mạch máu do nhiều lí do, trong đó phổ biến nhất là do tăng huyết áp. Thuyên tắc động mạch phổi: Do cục máu đông hoặc các lí do khác làm tắc động mạch đưa máu lên phổi. Tràn khí màng phổi: Đau một bên ngực phải hoặc trái kèm khó thở nhiều, do không khí xuất hiện trong khoang màng phổi làm xẹp phổi.

Trong các lí do trên, đau ngực do mạch vành hoặc do bóc tách động mạch chủ thường xuất hiện ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ tim mạch: Lớn tuổi, tăng huyết áp, đái tháo đường, trong gia đình có người bị bệnh lý tim mạch… Ở người trẻ hơn 40 tuổi, đau ngực thường do các bệnh lý không phải tim mạch như: Đau cơ thành ngực, Herpes vùng thành ngực (tình trạng nhiễm virus Varicella – Zoster, còn gọi là bệnh Zona, dân gian gọi là dời leo), trào ngược dạ dày – thực quản. Vì đau tức ngực là một biểu hiện thường xuyên gặp với những lí do rất đa dạng. Đây có thể là triệu chứng của rất nhiều bệnh. Chính vì vậy, nếu có triệu chứng đau tức ngực thường xuyên, bạn nên đi khám để tìm ra được lí do và phát hiện bệnh sớm.

Chúc bạn mạnh khỏe!

bệnh tràn dịch phổi trái


Câu hỏi bởi: Lê thị Mỵ Nhung

thưa bác sĩ , hôm qua tôi có đi khám ở bệnh viện trưng vương , kết quả chụp X quang thì chẩn đoán theo dỏi dịch tràn phổi trái , sau đo tôi đi siêu âm để kệt luận lại thì bác sĩ siêu âm bảo k có dịch trong phổi ,
cho tôi hỏi có nên đi khám lại cho chắc k ạ

Bác sĩ Hà Văn Chấn


Chào bạn:
Để chẩn đoán tràn dịch màng phổi người ta dựa vào triệu chứng và xét ngiệm sau:

Triệu chức năng và toàn thể.
Là thứ yếu, nhưng có giá trị hướng tới chẩn đoán tràn dịch màng phổi trong một số trường hợp. Khi tiết dịch ít, khoảng 200 – 300 ml, người bệnh hơi đau bên có tràn dịch, không khó thở, vẫn nằm ngửa, đầu thấp được, nhưng có khuynh hướng nằm nghiêng về bên lành để tránh đau . Khi lượng nước trung bình, khoảng 700-800ml tới 1lít 500 ở người lớn, thì có khó thở nhẹ, và người bệnh phải nằm nghiêng về bên đau. Khi nước nhiều, tình trạng khó thở nổi bật, người bệnh phải ngồi dậy thở nhanh, nông.

Bên cạnh những triệu chứng chức năng có thể thấy sốt ít hoặc nhiều, mệt mỏi, biếng ăn,v.v…

Triệu chứng thực thể. Triệu chứng thực thể là chủ yếu.
2.1. Chúng ta lấy trường hợp điển hình là tràn dịch màng phổi tự do, thể trung bình.

Nhìn: lồng ngực bên có tràn dịch hơi nhô lên, khoảng liên sườn rộng ra và kém di động. Thường có phù nhẹ ở lồng ngực bên đau trong tràn mủ màng phổi. Sờ: rung thanh giảm nhiều hoặc mất. Gõ: đục rõ rệt, nếu gõ dọc theo các khoang liên sườn, từ trên xuống dưới, có thể thấy ranh giới trên của vùng đục là một đường cong parabôn có điểm thấp nhât ở gần sát cột sống, cao nhất ở vùng nách, và đi vòng xuống thấp phía trước ngực. Người ta gọi đó là đường cong Damoisesu.

Nếu tràn dịch nhiều thì đường cong này biến dần thành đường thẳng ngang, ngoài ra có thể thấy các tạng lân cận như gan, tim, bị đẩy. Tràn dịch màng phổi trái làm mất khoảng Traube.

Một số tác giả còn nhận xét là một vùng gõ trong của góc họp bởi cột sống và đường cong Damoiseau, gọi là góc Garlaud. Có thể thấy đây là vùng nhu mô phổi bị nước đẩy vào trong.

Một số tác giả khác thấy ở đáy phổi đối diện với bên có tràn dịch có một diện đục, rì rào phế nang giảm và có tiếng ngực thầm, gọi là tam giác Grocco, một tam giác vuông, đường huyền là đường nối tiếp với điểm sát cột sống nhất của đường cong Damoiseau, một cạnh là cột sống, hợp với ranh giới thấp nhất của nền phổi thành một góc vuông. Người ta cho rằng đó là do thay đổi tính chất dẫn truyền của cột sống và phổi bên đối diện vì tràn dịch (Hình 38)
· Nghe:

Rì rào phế nang giảm nhiều hoặc mất hẳn ở vùng đục. Có thể nghe tiếng cọ màng phổi lúc bắt đầu và giai đoạn rút nhiều nước. Nếu tràn dịch ít và có đông đặc phổi, có thể nghe thấy tiếng thổi màng phổi và một số tiếng rên nổ hoặc rên bọt.

Tóm lại, có thể nghĩ tới tràn dịch màng phổi nếu có triệu chứng chủ yếu.
– Rung thanh giảm hoặc mất.
– Gõ đục.
– Rì rào phế nang giảm hoặc mất.
3. Xquang
Tuỳ dịch nhiều hoặc ít sẽ thấy diện mờ lớn hoặc nhỏ
Nếu dịch ít, lâm sàng có thể không phát hiện được, nhưng trên Xquang thấy túi cùng màng phổi bị tù, và người bệnh thở sâu, túi cùng đó cũng không sáng ra.
– Nếu dịch trung bình, có thể thấy đường cong Damoiseau.
– Nếu dịch rất nhiều: thấy nửa lồng ngực bị mờ, khoảng liên sườn rộng ra, rất kém di động, tim bị đẩy sang trái hoặc sang phải.
– Tràn dịch khu trú: có thể thấy được hình ảnh tràn dịch trên Xquang bằng những hình mờ tương ứng với nơi tràn dịch .
Có một số trường hợp khó xác định, cần kết hợp với bơm hơi: bơm hơi ổ bụng rồi chụp phổi để xác định tràn dịch thể cơ hoành.

Chọc dò:

Là động tác giúp cho chẩn đoán quyết định, đồng thời còn có tác dụng chẩn đoán nguyên nhân, và điều trị đối với trường hợp khó thở do tràn dịch nhiều.

4.1. Chẩn đoán quyết định: chọc màng phổi có nước, có thể kết luận chắc chắn là tràn dịch. Chú ý dùng kim khá to, có khi phải dùng đến ống thông kim trường hợp dịch đặc quá như tràn mủ.

Với thông tin trên bạn thấy biểu hiện triệu chứng như đã nêu bạn nên đi khám lại để chẩn đoán xác định và tìm nguyên nhân.

Chúc bạn mạnh khỏe.

Dày dính màng phổi có phải là biến chứng của tràn dịch màng phổi?


Câu hỏi bởi: Thanh.haiphong

Chào Bác sĩ!

Cháu 31 đã chữa trị tràn dịch màng phổi do lao hết phác đồ 2RHZE/4RHE. Tình trạng lúc ra viện là dầy màng phổi phải có it dịch tạo thành khoang ổ nhỏ, mấy lần cuối chọc dịch không ra. Bác sĩ chữa trị dặn tập thở và dùng thuốc rồi dịch sẽ dần tự tiêu. Nhưng uống hết phác đồ cháu đi kiểm tra lại kết quả chụp X-quang: mờ đều vùng đáy phổi phải, siêu âm: màng phổi phải dày dính, có it dịch.

Cháu chụp cắt lớp vi tính thì kết quả là: tràn dịch khu trú thành bên khoang màng phổi phải, chỗ dày nhất 2,5cm, dày mang phổi phải. Vậy cháu xin Bác sĩ đánh giá giúp cháu kết quả chữa trị ra sao? Đây có phải là biến chứng nguy hiểm không và cháu có cần chữa trị tiếp hay không? Hiện tại sức khỏe cháu bình thường. Không khó thở, không đau sốt, có điều làm việc thì nhanh mệt và thở nhiều. Mong được Bác sĩ giải đáp giúp cháu.

Cháu chân thành cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú


Chào cháu.

Tràn dịch màng phổi và dày dính màng phổi là những biến chứng hay gặp của lao màng phổi. Ngoài thuốc chữa trị lao, những tình huống tràn dịch nhiều các bác sĩ sẽ chọc hút dẫn lưu màng phổi để lấy bớt dịch ra, còn những tình huống dịch màng phổi ít thì không cần chọc hút vì dịch sẽ tự tiêu. Còn với dày dính màng phổi thì không thấy thuốc để chữa trị, nếu tình trạng dày dính quá nhiều cản trở hoạt động của phổi thì có thể phẫu thuật để cắt bỏ màng phối dày dính.

Trong tình huống của cháu có lẽ do lượng dịch ít và dày dính màng phổi chưa đến mức nặng cần mổ, nên các bác sĩ chỉ khuyên để theo dõi. Cháu có thể hỏi thêm bác sĩ chữa trị về các biện pháp tập phục hồi chức năng cụ thể để cải thiện khả năng hô hấp. Đồng thời cần chú trọng việc ăn uống điều độ, nghỉ ngơi hợp lý và tập thể dục đều đặn để nâng cao thể lực.

Chúc cháu luôn khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl