Phần lớn khi bị viêm mãn tính cảm thấy bệnh nhân hoàn toàn bình thường. Một số bị viêm mãn tính nặng thì tiếp tục bị các triệu chứng viêm cấp như mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, và suy gan. Biểu hiện lâm sàng: Gan to, bàn tay ửng đỏ, mạch máu hình mạng nhện. Sau đây là những lời khuyên của chuyên gia về cách điều trị viêm gan B mãn tính.
Điều trị viêm gan B
Câu hỏi bởi: Lê Minh Ngỡi
Thưa bác sĩ. E bị bệnh viên gan B e có đi bv Chợ Rẫy khám và điều trị khoảng một thời gian. Em thấy trong người hok có dấu hiệu hiệu z khác hết. Cho em hỏi bác sĩ z e có tiếp tức điều trị hok điều trị ở đâu là tốt nhất. Uống thuốc nam được hok. Cam ơn bác si
Bác sĩ Hà Văn Chấn
Chào em:
Hiện nay, mục tiêu điều trị viêm gan B mãn tính là phòng xơ gan, bệnh gan mất bù và ung thư gan. Trên thực tế lâm sàng, một trường hợp viêm gan B mãn tính đáp ứng với điều trị được xác định bằng ức chế HBV DNA huyết thanh, chuyển đổi huyết thanh anti-HBe, mất HBsAg, ALT trở về bình thường, cải thiện cấu trúc gan.
Những bệnh nhân mắc bệnh viêm gan B mãn tính đe dọa tính mạng, và những người có HBV đang nhân lên với mức độ cao và bệnh gan đang hoạt động hoặc bệnh gan mãn tính nặng đều cần được điều trị. Các bệnh nhân khác cần được theo dõi để có thể bắt đầu điều trị khi có chỉ định.
Hiện nay, bảy loại thuốc đã được phê duyệt để điều trị viêm gan siêu vi B đó là hai chế phẩm của interferon và năm chế phẩm tương tự nucleos(t)ide. Interferon được dùng điều trị viêm gan B mãn tính trong một khoảng thời gian hữu hạn, trái lại các thuốc tương tự nucleos(t)ide thường được dùng để điều trị trong nhiều năm, thậm chí vô hạn định. Virus viêm gan B kháng thuốc kháng virus là một yếu tố chính làm hạn chế sự thành công của điều trị với các thuốc tương tự nucleos(t)ide, vì vậy, điều trị phải được bắt đầu với các thuốc mà nó có một trở lực cao về di truyền để tránh bị kháng thuốc (có nghĩa là tiềm năng kháng thuốc xảy ra thấp). Ngoài ra, trong quá trình điều trị nên theo dõi chặt chẽ sự đáp ứng của thuốc để phát hiện sự bùng phát virus, và bệnh nhân cần phải tuân thủ thuốc dùng thuốc một cách nghiêm túc. Quản lý bệnh nhân thất bại điều trị nên thực hiện phù hợp với kiểu thất bại điều trị (thiếu đáp ứng ban đầu so với sự bùng phát của virus B), cách điều trị mà bệnh nhân đang nhận được, tiền sử điều trị trước đó, và các đặc điểm của cả bệnh nhân lẫn bệnh trạng của bệnh nhân trước khi điều trị.
Trường hợp của em tôi chưa biết cách điều trị ra sao, kết quả điều trị thế nào.Nếu mục tiêu điều trị đã đạt được thì không cần điều trị, mục tiêu chưa đạt được cần tiếp tục điều trị tiếp, em không nên bỏ dở khi đang điều trị. Hiện tại em cần theo dõi điều trị, đánh giá kết quả điều trị như mục tiêu đã nêu ở trên.Nếu kết quả điều trị không đạt được hãy thay đổi nơi điều trị và cách điều trị.
Chúc em thành công.
Điều trị viêm gan B mãn tính như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Má cháu 43 tuổi, bị viêm gan B mãn tính. Gan khô nhưng xét nghiệm men gan không tăng. Vậy má cháu đang ở tình trạng bệnh lý như thế nào, có nguy hiểm lắm không ạ? Má cháu có cần chữa trị gì đặc biệt không? Hiện má cháu chỉ dùng thảo dược.
Cháu xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu!
Qua thông tin của cháu thì chưa rõ mẹ cháu đã có đợt viêm gan nào chưa? Đã từng viêm gan cấp chưa và hiện tại có bị viêm gan mãn hay không ? Nếu câu trả lời là không thì có thể nghĩ là mẹ cháu là người lành mang trùng. Nếu mẹ cháu phát hiện nhiễm vi rút viêm gan B đã trên 6 tháng, hiện xét nghiệm vẫn còn thấy kháng nguyên của vi rút viêm gan B, có nghĩa là mẹ cháu nhiễm vi rút viêm gan B mãn tính.
Có thể cháu có nhầm lẫn mẹ cháu là người nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính chứ không phải là mẹ cháu đã bị viêm gan. Nhiều người nhiễm vi rút viêm gan B mãn tính nhưng không có triệu chứng viêm gan, chức năng gan của họ bình thường, xét nghiệm men gan không tăng, họ là người lành mang vi rút, và có thể mẹ cháu chính là tình huống này. Đối với người lành mang vi rút thì chưa có chỉ định chữa trị gì đặc biệt. Mẹ cháu nên định kỳ 3-6 tháng tới khám bác sĩ để được kiểm tra, đánh giá. Nhiều người nhiễm vi rút viêm gan B mãn tính có cuộc sống ổn định, lâu dài mà không hề có biến chứng nguy hiểm nếu được kiểm soát tốt.
Chúc gia đình cháu mạnh khỏe!
Bị viêm gan B từ nhỏ chữa trị thế nào?
Câu hỏi bởi: nữ tôi năm nay 17 tuổi
Chào bác sĩ.
Tôi bị bệnh viêm gan B từ nhỏ, giờ tôi muốn chữa bệnh này thì dùng phương pháp nào hiệu quả?
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn.
Bạn nói bạn bị viêm gan B từ nhỏ, vậy là từ khi bạn bao nhiêu tuổi, hiện tại bạn bao nhiêu tuổi? Khi nhỏ bạn được chẩn đoán viêm gan B hay là người lành mang virus viêm gan B? Nếu được chẩn đoán viêm gan B thì lúc đó bạn có được chữa trị chưa?… Hiện tại bạn có triệu chứng hay biểu hiện gì mà lại muốn đi chữa trị viêm gan? Nếu trước đây bạn được chẩn đoán là người lành mang virus viêm gan B thì có nghĩa là khi virus viêm gan B xâm nhập vào cơ thể, nhưng do bạn có sức khỏe tốt, sức đề kháng mạnh, nên không có dấu hiệu gì hoặc có thể chỉ thấy mệt mỏi, ăn kém, nước tiểu vàng đậm. Những người trưởng thành là người lành mang virus viêm gan B có thể lây nhiễm bệnh cho người khác qua quan hệ tình dục, đường máu và mẹ truyền sang con. Trường hợp người lành mang virus viêm gan B thì không cần chữa trị mà phải theo dõi thường xuyên để ngăn ngừa virus hoạt động trong cơ thể gây tàn phá tế bào gan, dẫn tới xơ gan,…
Tuy nhiên, đáng mừng là đến 90% số người bị nhiễm virus viêm gan B sau 6 tháng sẽ khỏi hoàn toàn và không để lại di chứng gì. Nếu bạn bị lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ thì có lẽ đến hiện tại bạn đã bị viêm gan mãn tính (có thể không có triệu chứng lâm sàng), dễ dẫn tới xơ gan cổ trướng hoặc ung thư gan. Để xác định, bạn phải làm các xét nghiệm bổ sung cần thiết HAg, HBeAg, GSOT, SGPT, định lượng HBVDNA,… Nếu khi nhỏ bạn bị viêm gan cấp tính thì chắc chắn khi đó bạn đã được chữa trị. Tuy nhiên, sau khi chữa trị xong bạn cần được theo dõi thường xuyên để có các biện pháp ngăn ngừa virus hoạt động. Tốt nhất là bạn nên đến bệnh viện để khám và làm các xét nghiệm đánh giá chức năng gan, định lượng virus,… sau đó bác sĩ sẽ có kế hoạch chữa trị cụ thể cho bạn. Bạn cần theo dõi thường xuyên để ngăn ngừa virus hoạt động và các biến chứng.
Ngoài ra, bạn tuyệt đối không nên uống rượu bia và đồ uống có cồn, không hút thuốc lá, ăn nhiều rau củ quả, hạn chế mỡ động vật và chất ngọt, không ăn gia vị kích thích như tiêu, ớt, gừng, tỏi, đinh hương,…Không ăn đồ nóng, cay, chua, mặn; không ăn các món được chế biến chiên xào, nướng, hun khói,… Tập luyện thể lực đều đặn, không dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kìm sửa móng,… Không hiến máu, nếu quan hệ tình dục thì nên dùng bao cao su để phòng tránh lây truyền virus cho bạn tình, chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
Chúc bạn sức khỏe!
Điều trị khỏi viêm gan B được không?
Câu hỏi bởi: sansan
Xin hỏi bác sĩ!
Người bị nhiễm virus viêm gan B có chữa khỏi tận gốc được không ạ? Nếu được thì uống thuốc gì thưa bác sĩ?
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn.
Một khi đã bị nhiễm virus viêm gan B (HBV) thì trên thực tế hầu như không thể chữa khỏi hoàn toàn với các thuốc hiện có. Mục đích chữa trị viêm gan B hiện nay là ngăn chặn, hạn chế các thương tổn của gan để giảm thiểu/tránh các biến chứng nguy hiểm về lâu dài như xơ gan, suy gan và ung thư gan.
Trên thị trường hiện nay có 4 thuốc kháng virut loại nucleotit và các chất tương đồng Nucleotit là Lamivudin, Adefovir, Entecavir và Telbivudine, là những thuốc hàng đầu chữa trị viêm gan B mãn tính. Ngoài ra còn có một số thuốc kháng virut khác cũng đang nghiên cứu và đưa vào sử dụng là Tenofovir, Clevudine và Emtricitabine. Các loại thuốc chữa trị này đều có mặt ở Việt Nam.
Điều trị viêm gan B mãn tính rất khó khăn, tốn kém tiền của. Kết quả của chữa trị thuốc kháng virut làm giảm nồng độ virut, ALT trở về bình thường, chuyển đảo huyết thanh và cải thiện mô học gan. Chính vì thế, bạn cần kiên trì chữa trị và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ thì mới có hiệu quả.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Viêm gan B chữa trị như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Hiện tại tôi đang bị virus viêm gan B vậy để khỏi bệnh này tôi phải dùng thuốc gì và chữa trị thế nào?
Cảm ơn bác sĩ
Bác sĩ Bùi Quang Hưng
Chào bạn.
Với tình huống của bạn nói bị viêm gan B tuy nhiên bạn đã không nói rõ bạn bị từ bao giờ, triệu chứng bệnh ra làm sao nên tôi không thể giải đáp cụ thể cho bạn được, vì vậy bạn cần phải đến khám một bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm để bác sĩ chẩn đoán từng giai đoạn bệnh cụ thể mới có phương pháp chữa trị cho bạn được. Một số tình huống cần chữa trị sớm và tích cực nhằm:
• Loại trừ hoặc giảm thiểu tình trạng viêm gan, do đó ngăn ngừa, làm chậm tiến triển sang giai đoạn xơ gan, ung thư gan.
• Ðào thải toàn bộ, hoặc một phần lượng virus viêm gan B trong cơ thể, đặc biệt ở trong gan.
Hiện nay, thuốc chữa trị chủ yếu là Interferon alpha, đây là một chất tự nhiên có trong cơ thể người, được sản xuất bởi một số tế bào khi cơ thể nhiễm virus. Chức năng của Interferon alpha là diệt trừ tác nhân gây bệnh. Như vậy, khi dùng Interferon, virus viêm gan B sẽ bị loại bỏ giống như cơ chế đào thải tự nhiên của cơ thể. Interferon alpha (RoferonỊ-A) được đóng sẵn trong bơm tiêm có kèm kim nhỏ, tiêm dưới da hoặc bắp thịt. Trong thời gian chữa trị, bạn nên làm xét nghiệm máu để đánh giá đáp ứng. Sau khi kết thúc chữa trị, cần tiếp tục theo dõi thêm 6 tháng nữa, bởi vì một số bệnh nhân có thể bị tái phát sau khi ngưng thuốc. Ngoài ra, hiện nay còn có nhiều loại thuốc kháng virus viêm gan B đang được sử dụng là: Lamivudin , Adefovir, Entecavir, Telbivudine,Tenofovir…
Chúc bạn mạnh khỏe.
Điều trị viêm gan B
Câu hỏi bởi: Lê Minh Ngỡi
Thưa bác sĩ. E bị bệnh viên gan B e có đi bv Chợ Rẫy khám và điều trị khoảng một thời gian. Em thấy trong người hok có dấu hiệu hiệu z khác hết. Cho em hỏi bác sĩ z e có tiếp tức điều trị hok điều trị ở đâu là tốt nhất. Uống thuốc nam được hok. Cam ơn bác si
Bác sĩ Hà Văn Chấn
Chào em:
Hiện nay, mục tiêu điều trị viêm gan B mãn tính là phòng xơ gan, bệnh gan mất bù và ung thư gan. Trên thực tế lâm sàng, một trường hợp viêm gan B mãn tính đáp ứng với điều trị được xác định bằng ức chế HBV DNA huyết thanh, chuyển đổi huyết thanh anti-HBe, mất HBsAg, ALT trở về bình thường, cải thiện cấu trúc gan.
Những bệnh nhân mắc bệnh viêm gan B mãn tính đe dọa tính mạng, và những người có HBV đang nhân lên với mức độ cao và bệnh gan đang hoạt động hoặc bệnh gan mãn tính nặng đều cần được điều trị. Các bệnh nhân khác cần được theo dõi để có thể bắt đầu điều trị khi có chỉ định.
Hiện nay, bảy loại thuốc đã được phê duyệt để điều trị viêm gan siêu vi B đó là hai chế phẩm của interferon và năm chế phẩm tương tự nucleos(t)ide. Interferon được dùng điều trị viêm gan B mãn tính trong một khoảng thời gian hữu hạn, trái lại các thuốc tương tự nucleos(t)ide thường được dùng để điều trị trong nhiều năm, thậm chí vô hạn định. Virus viêm gan B kháng thuốc kháng virus là một yếu tố chính làm hạn chế sự thành công của điều trị với các thuốc tương tự nucleos(t)ide, vì vậy, điều trị phải được bắt đầu với các thuốc mà nó có một trở lực cao về di truyền để tránh bị kháng thuốc (có nghĩa là tiềm năng kháng thuốc xảy ra thấp). Ngoài ra, trong quá trình điều trị nên theo dõi chặt chẽ sự đáp ứng của thuốc để phát hiện sự bùng phát virus, và bệnh nhân cần phải tuân thủ thuốc dùng thuốc một cách nghiêm túc. Quản lý bệnh nhân thất bại điều trị nên thực hiện phù hợp với kiểu thất bại điều trị (thiếu đáp ứng ban đầu so với sự bùng phát của virus B), cách điều trị mà bệnh nhân đang nhận được, tiền sử điều trị trước đó, và các đặc điểm của cả bệnh nhân lẫn bệnh trạng của bệnh nhân trước khi điều trị.
Trường hợp của em tôi chưa biết cách điều trị ra sao, kết quả điều trị thế nào.Nếu mục tiêu điều trị đã đạt được thì không cần điều trị, mục tiêu chưa đạt được cần tiếp tục điều trị tiếp, em không nên bỏ dở khi đang điều trị. Hiện tại em cần theo dõi điều trị, đánh giá kết quả điều trị như mục tiêu đã nêu ở trên.Nếu kết quả điều trị không đạt được hãy thay đổi nơi điều trị và cách điều trị.
Chúc em thành công.
Điều trị viêm gan B mãn tính như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Má cháu 43 tuổi, bị viêm gan B mãn tính. Gan khô nhưng xét nghiệm men gan không tăng. Vậy má cháu đang ở tình trạng bệnh lý như thế nào, có nguy hiểm lắm không ạ? Má cháu có cần chữa trị gì đặc biệt không? Hiện má cháu chỉ dùng thảo dược.
Cháu xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu!
Qua thông tin của cháu thì chưa rõ mẹ cháu đã có đợt viêm gan nào chưa? Đã từng viêm gan cấp chưa và hiện tại có bị viêm gan mãn hay không ? Nếu câu trả lời là không thì có thể nghĩ là mẹ cháu là người lành mang trùng. Nếu mẹ cháu phát hiện nhiễm vi rút viêm gan B đã trên 6 tháng, hiện xét nghiệm vẫn còn thấy kháng nguyên của vi rút viêm gan B, có nghĩa là mẹ cháu nhiễm vi rút viêm gan B mãn tính.
Có thể cháu có nhầm lẫn mẹ cháu là người nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính chứ không phải là mẹ cháu đã bị viêm gan. Nhiều người nhiễm vi rút viêm gan B mãn tính nhưng không có triệu chứng viêm gan, chức năng gan của họ bình thường, xét nghiệm men gan không tăng, họ là người lành mang vi rút, và có thể mẹ cháu chính là tình huống này. Đối với người lành mang vi rút thì chưa có chỉ định chữa trị gì đặc biệt. Mẹ cháu nên định kỳ 3-6 tháng tới khám bác sĩ để được kiểm tra, đánh giá. Nhiều người nhiễm vi rút viêm gan B mãn tính có cuộc sống ổn định, lâu dài mà không hề có biến chứng nguy hiểm nếu được kiểm soát tốt.
Chúc gia đình cháu mạnh khỏe!
Bị viêm gan B từ nhỏ chữa trị thế nào?
Câu hỏi bởi: nữ tôi năm nay 17 tuổi
Chào bác sĩ.
Tôi bị bệnh viêm gan B từ nhỏ, giờ tôi muốn chữa bệnh này thì dùng phương pháp nào hiệu quả?
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn.
Bạn nói bạn bị viêm gan B từ nhỏ, vậy là từ khi bạn bao nhiêu tuổi, hiện tại bạn bao nhiêu tuổi? Khi nhỏ bạn được chẩn đoán viêm gan B hay là người lành mang virus viêm gan B? Nếu được chẩn đoán viêm gan B thì lúc đó bạn có được chữa trị chưa?… Hiện tại bạn có triệu chứng hay biểu hiện gì mà lại muốn đi chữa trị viêm gan? Nếu trước đây bạn được chẩn đoán là người lành mang virus viêm gan B thì có nghĩa là khi virus viêm gan B xâm nhập vào cơ thể, nhưng do bạn có sức khỏe tốt, sức đề kháng mạnh, nên không có dấu hiệu gì hoặc có thể chỉ thấy mệt mỏi, ăn kém, nước tiểu vàng đậm. Những người trưởng thành là người lành mang virus viêm gan B có thể lây nhiễm bệnh cho người khác qua quan hệ tình dục, đường máu và mẹ truyền sang con. Trường hợp người lành mang virus viêm gan B thì không cần chữa trị mà phải theo dõi thường xuyên để ngăn ngừa virus hoạt động trong cơ thể gây tàn phá tế bào gan, dẫn tới xơ gan,…
Tuy nhiên, đáng mừng là đến 90% số người bị nhiễm virus viêm gan B sau 6 tháng sẽ khỏi hoàn toàn và không để lại di chứng gì. Nếu bạn bị lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ thì có lẽ đến hiện tại bạn đã bị viêm gan mãn tính (có thể không có triệu chứng lâm sàng), dễ dẫn tới xơ gan cổ trướng hoặc ung thư gan. Để xác định, bạn phải làm các xét nghiệm bổ sung cần thiết HAg, HBeAg, GSOT, SGPT, định lượng HBVDNA,… Nếu khi nhỏ bạn bị viêm gan cấp tính thì chắc chắn khi đó bạn đã được chữa trị. Tuy nhiên, sau khi chữa trị xong bạn cần được theo dõi thường xuyên để có các biện pháp ngăn ngừa virus hoạt động. Tốt nhất là bạn nên đến bệnh viện để khám và làm các xét nghiệm đánh giá chức năng gan, định lượng virus,… sau đó bác sĩ sẽ có kế hoạch chữa trị cụ thể cho bạn. Bạn cần theo dõi thường xuyên để ngăn ngừa virus hoạt động và các biến chứng.
Ngoài ra, bạn tuyệt đối không nên uống rượu bia và đồ uống có cồn, không hút thuốc lá, ăn nhiều rau củ quả, hạn chế mỡ động vật và chất ngọt, không ăn gia vị kích thích như tiêu, ớt, gừng, tỏi, đinh hương,…Không ăn đồ nóng, cay, chua, mặn; không ăn các món được chế biến chiên xào, nướng, hun khói,… Tập luyện thể lực đều đặn, không dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kìm sửa móng,… Không hiến máu, nếu quan hệ tình dục thì nên dùng bao cao su để phòng tránh lây truyền virus cho bạn tình, chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
Chúc bạn sức khỏe!
Điều trị khỏi viêm gan B được không?
Câu hỏi bởi: sansan
Xin hỏi bác sĩ!
Người bị nhiễm virus viêm gan B có chữa khỏi tận gốc được không ạ? Nếu được thì uống thuốc gì thưa bác sĩ?
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn.
Một khi đã bị nhiễm virus viêm gan B (HBV) thì trên thực tế hầu như không thể chữa khỏi hoàn toàn với các thuốc hiện có. Mục đích chữa trị viêm gan B hiện nay là ngăn chặn, hạn chế các thương tổn của gan để giảm thiểu/tránh các biến chứng nguy hiểm về lâu dài như xơ gan, suy gan và ung thư gan.
Trên thị trường hiện nay có 4 thuốc kháng virut loại nucleotit và các chất tương đồng Nucleotit là Lamivudin, Adefovir, Entecavir và Telbivudine, là những thuốc hàng đầu chữa trị viêm gan B mãn tính. Ngoài ra còn có một số thuốc kháng virut khác cũng đang nghiên cứu và đưa vào sử dụng là Tenofovir, Clevudine và Emtricitabine. Các loại thuốc chữa trị này đều có mặt ở Việt Nam.
Điều trị viêm gan B mãn tính rất khó khăn, tốn kém tiền của. Kết quả của chữa trị thuốc kháng virut làm giảm nồng độ virut, ALT trở về bình thường, chuyển đảo huyết thanh và cải thiện mô học gan. Chính vì thế, bạn cần kiên trì chữa trị và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ thì mới có hiệu quả.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Viêm gan B chữa trị như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Hiện tại tôi đang bị virus viêm gan B vậy để khỏi bệnh này tôi phải dùng thuốc gì và chữa trị thế nào?
Cảm ơn bác sĩ
Bác sĩ Bùi Quang Hưng
Chào bạn.
Với tình huống của bạn nói bị viêm gan B tuy nhiên bạn đã không nói rõ bạn bị từ bao giờ, triệu chứng bệnh ra làm sao nên tôi không thể giải đáp cụ thể cho bạn được, vì vậy bạn cần phải đến khám một bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm để bác sĩ chẩn đoán từng giai đoạn bệnh cụ thể mới có phương pháp chữa trị cho bạn được. Một số tình huống cần chữa trị sớm và tích cực nhằm:
• Loại trừ hoặc giảm thiểu tình trạng viêm gan, do đó ngăn ngừa, làm chậm tiến triển sang giai đoạn xơ gan, ung thư gan.
• Ðào thải toàn bộ, hoặc một phần lượng virus viêm gan B trong cơ thể, đặc biệt ở trong gan.
Hiện nay, thuốc chữa trị chủ yếu là Interferon alpha, đây là một chất tự nhiên có trong cơ thể người, được sản xuất bởi một số tế bào khi cơ thể nhiễm virus. Chức năng của Interferon alpha là diệt trừ tác nhân gây bệnh. Như vậy, khi dùng Interferon, virus viêm gan B sẽ bị loại bỏ giống như cơ chế đào thải tự nhiên của cơ thể. Interferon alpha (RoferonỊ-A) được đóng sẵn trong bơm tiêm có kèm kim nhỏ, tiêm dưới da hoặc bắp thịt. Trong thời gian chữa trị, bạn nên làm xét nghiệm máu để đánh giá đáp ứng. Sau khi kết thúc chữa trị, cần tiếp tục theo dõi thêm 6 tháng nữa, bởi vì một số bệnh nhân có thể bị tái phát sau khi ngưng thuốc. Ngoài ra, hiện nay còn có nhiều loại thuốc kháng virus viêm gan B đang được sử dụng là: Lamivudin , Adefovir, Entecavir, Telbivudine,Tenofovir…
Chúc bạn mạnh khỏe.
Theo ViCare