Kinh nguyệt kéo dài là một biểu hiện điển hình của chứng rối loạn kinh nguyệt. Tìm ra nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp cho chị em phụ nữ tránh được những rủi ro không đáng có.
Kinh nguyệt kéo dài kèm đau lưng là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Tôi năm nay 43 tuổi, tôi bị kinh nguyệt kéo dài nhiều ngày kèm đau lưng. Vậy tôi bị làm sao? Cách chữa trị thế nào?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Trần Thị Hồng Thanh
Chào bạn!
Chu kì kinh nguyệt bình thường từ 2 – 7 ngày, một số ít từ 3 – 5 ngày. Nếu quá 7 ngày được coi là kinh nguyệt dài. Kinh nguyệt kéo dài là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, thường hay gặp ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của thời kỳ hoạt động sinh sản, tức là thời kỳ dậy thì và tiền mãn kinh của phụ nữ.
Có rất nhiều lí do dẫn dến kinh nguyệt kéo dài như:
Phì đại tử cung, Estrogen trong buồng trứng tăng cao làm nội mạc tử cung dày lên, khiến kinh nguyệt kéo dài.
U xơ tử cung, đặc biệt là u xơ niêm mạc tử cung, diện tích buồng tử cung mở rộng, co bóp bất thường cũng khiến kinh nguyệt kéo dài.
Chức năng tử cung rối loạn: Không rụng trứng hay niêm mạc tử cung tự bong ra không theo quy luật, làm rối loạn nội tiết dẫn đến kinh nguyệt kéo dài.
Lạc nội mạc tử cung: Tác động đến sự co bóp của cơ tử cung hoặc làm nội mạc tử cung bất thường, gây kinh nguyệt kéo dài.
Đặt vòng tránh thai cũng có thể gây ra hiện tượng kinh nguyệt kéo dài.
Triệu chứng đau lưng khi có kinh nguyệt là hiện tượng bình thường. Các lí do gây đau lưng:
Do sự thay đổi hormon trong cơ thể làm hệ thống dây chằng, cơ vùng thắt lưng, vùng chậu mềm và giãn ra. Thêm vào đó, sự co thắt của tử cung và vòi trứng cũng góp phần vào cơn đau lưng của kỳ kinh.
Do tăng nội tiết tố Prostaglandin (hormon để thúc đẩy co bóp tử cung), gây co thắt nặng dẫn đến đau lưng.
Lạc nội mạc tử cũng có thể bị đau lưng trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.
Để xử lý tình trạng trên bạn có thể sử dụng các phương pháp sau:
Chế độ ăn hợp lý: Một chế độ ăn giàu hoa quả và rau xanh có thể giúp thúc đẩy sức khỏe, giảm đau lưng khi có kinh nguyệt.
Giảm lượng muối và đường
Bổ sung vitamin B, canxi và magiê
Tránh uống rượu, bia.
Uống nhều nước
Tắm nước nóng.
Tập thể dục thường xuyên.
Chúc bạn sức khỏe!
Kinh nguyệt kéo dài 14 ngày là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: hằng kun
Chào bác sĩ.
Kỳ kinh nguyệt tháng này của em đến hôm qua đã 14 ngày rồi nhưng chưa hết. Những tháng trước chỉ từ 5 đến 7 ngày thôi và lượng máu ra cũng ít và hơi đông đặc. 5 ngày đầu thì em đi tiểu thấy máu ra nhiều chút. Em nghĩ bị nóng nên uống nước dừa và Xecxakun, thì đi tiểu đỡ buốt và máu ra ít đông hơn. Nhưng ngày thứ 6 em bị đau nhức ở phần bụng hai bên rốn và lưng phần eo cho đến ngày thứ 8. Em có đi ra tiệm thuốc mua thuốc uống nhưng chỉ thấy hết đau. Đến giờ em vẫn bị ra máu ạ. Lượng máu mỗi ngày ra ít. Mong bác sĩ giải đáp cho em. Em sinh năm 1997, đã có quan hệ tình dục với bạn trai ạ
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào em.
Trường hợp của em được gọi là rong kinh vì kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày. Hiện tượng rong kinh có thể do nhiều lí do như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, nhiễm khuẩn, rối loạn nội tiết… Rong kinh còn có thể liên quan đến việc có thai. Vì thế, em nên thử thai để loại trừ lí do này. Đồng thời nếu rong kinh kéo dài em nên đi khám tại các cơ sở Sản khoa để được xử trí thích hợp.
Chúc em sức khỏe.
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài cả tháng không hết có phải là bệnh?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi tên là Mai Linh, năm nay 46 tuổi. Hai tháng nay tôi có uống viên sắt, nhưng sang tháng thứ 2 tôi đến chu kỳ kinh nguyệt và kéo dài cả tháng không hết. Xin các bác sĩ giải đáp cho tôi trường hợp của tôi có phải bị bệnh lý trong người không?
Tôi xin cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn.
Rong kinh là một hiện tượng thường gặp của phụ nữ. Khi rong kinh, chu kì kinh nguyệt kéo dài trên 5 ngày, lượng máu mất đi trong một lần thấy kinh vượt quá mức bình thường (khoảng 80ml). Rong kinh có thể gặp ở mọi độ tuổi của người phụ nữ nhưng thường gặp nhất ở giai đoạn tiền mãn kinh. Tiền mãn kinh là thời kì trước khi dứt hẳn kinh nguyệt của người phụ nữ. Giai đoạn này có thể xảy ra rất sớm và kéo dài từ 4-5 năm trước khi bước vào giai đoạn mãn kinh hoàn toàn, thường rơi vào độ tuổi từ 48 đến 52. Thời gian đến sớm hoặc muộn phụ thuộc vào nội tiết và sức khỏe của người phụ nữ.
Trong thời kì tiền mãn kinh, buồng trứng sẽ suy yếu dần cho đến khi mất đi chức năng nội tiết. Khi buồng trứng không còn chức năng nội tiết, người phụ nữ sẽ ngưng hẳn kinh nguyệt và chấm dứt khả năng đẻ con. Triệu chứng tiền mãn kinh khác nhau ở mỗi người. Những dấu hiệu thường gặp là sự thay đổi chu kì kinh nguyệt và tính chất kinh nguyệt: vòng kinh sẽ bắt đầu thay đổi như kinh ít, kéo dài và thưa dần, một tháng, hai tháng, hay ba tháng mới có kinh một lần; có những tình huống bị rong kinh, băng kinh (cường kinh).
Trường hợp của bạn có thể là một dấu hiệu rong kinh của thời kì tiền mãn kinh sớm. Việc dùng thuốc sắt của bạn chỉ là trùng hợp. Nếu bạn nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý, tập luyện mà biểu hiện rong kinh không kéo dài, không tái diễn, không gây tác động đến sức khỏe thì đó không phải là triệu chứng bệnh lý. Nếu triệu chứng rong kinh ồ ạt gây thiếu máu, mất máu. Bạn cần phải đến ngay các cơ sở khám bệnh để phát hiện và loại trừ các bệnh lý khác như u xơ tử cung, ung thư tử cung, polyp cổ, buồng tử cung….
Chúc bạn mạnh khoẻ!
Bị rối loạn kinh nguyệt kéo dài
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Hiện nay tôi đang bị rối loạn kinh nguyệt, tôi đã dùng thuốc Ích Mẫu nhưng tình hình vẫn không thay đổi. Xin bác sĩ giải đáp cho tôi lí do của hiện tượng này và tôi có thể làm gì để điều trị ạ?
Xin cám ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng không phải là hiếm gặp ở phụ nữ. Rối loạn kinh nguyệt do nhiều lí do gây ra, bao gồm:
Mất cân bằng nội tiết tố: mới có kinh nguyệt, mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh, mãn kinh. Bé gái mới có kinh, đang ở tuổi dậy thì thường bị rối loạn kinh nguyệt do cơ thể đang có sự thay đổi về tâm sinh lý. Thường phải 2-3 năm sau thì chu kỳ kinh nguyệt mới đều. Thức quá khuya, thiếu ngủ, căng thẳng, lo âu, thay đổi môi trường sống. Mắc các bệnh phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, vòi trứng, buồng trứng… Sau đẻ con, sau nạo phá thai… Bị hội chứng buồng trứng đa nang. Lao động nặng, luyện tập thể thao quá sức, sức khỏe suy giảm. Tăng hoặc giảm cân đột ngột. Rối loạn ăn uống: chán ăn hoặc ăn quá nhiều. Rối loạn tuyến giáp. Dùng một số loại thuốc chữa trị các bệnh khác như huyết áp, tiểu đường, tim mạch… Sử dụng rượu, bia, thuốc lá hay các chất kích thích làm rối loạn nội tiết.
Để chữa trị rối loạn kinh nguyệt, cần xác định được lí do gây bệnh. Do đó, bạn nên đi khám chuyên khoa Sản phụ để được bác sĩ chẩn đoán lí do gây rối loạn kinh nguyệt và có hướng chữa trị thích hợp. Ích Mẫu có tác dụng hoạt huyết điều kinh, nhưng bạn phải loại bỏ được lí do gây ra tình trạng này thì kinh nguyệt của bạn mới ổn định trở lại.
Chúc sức khỏe!
Kinh nguyệt kéo dài trên 10 ngày có sao không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em đã có kinh hơn 10 ngày mà vẫn chưa hết. Tháng nào cũng có nhiều như thế. Bác sĩ cho em hỏi như vậy em có bị bệnh gì không?
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ
Chào em!
Em không cho biết tuổi của mình, chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày…? Tuy nhiên, theo như mô tả thì em đang bị rong kinh đấy.
Rong kinh là hiện tượng hành kinh đúng chu kỳ nhưng thời gian bị hành kinh kéo dài trên 7 ngày và lượng máu mất đi quá 80 ml/chu kỳ kinh nguyệt. Máu kinh nguyệt đóng thành từng cục lớn và hay bị đau vùng bụng dưới. Ngoài ra, có thể có biểu hiện của mất máu như mệt mỏi, thở dốc, chóng mặt, hoa mắt…
Nguyên nhân gây rong kinh có thể do sự rối loạn hoạt động nội tiết từ vùng dưới đồi đến tuyến yên, buồng trứng dẫn tới hiện tượng tác dụng Estrogen kéo dài, thiếu Progesteron làm niêm mạc tử cung bong không đều, bong kéo dài và bong không triệt để. Rong kinh có thể do lí do là tổn thương thực thể ở cơ, ở niêm mạc tử cung làm niêm mạc tử cung phát triển không đều dẫn tới bong không đều, cơ tử cung co không tốt, khó thực hiện nhanh sự cầm máu (u xơ tử cung, viêm niêm mạc tử cung).
Người ta phân biệt rong kinh ở tuổi trẻ, tuổi hoạt động sinh dục và tuổi tiền mãn kinh (do mỗi thời kỳ có một đặc thù riêng)
Rong kinh ở tuổi trẻ: thường gọi là rong kinh dậy thì vì hay gặp ở tuổi dậy thì, cơ chế chảy máu của kinh nguyệt, ra máu tươi kéo dài và nhiều. Nguyên nhân do rối loạn hormon sinh dục, rối loạn hoạt động nội tiết từ vùng dưới đồi, tuyến yên đến buồng trứng. Việc chữa trị trước tiên phải loại trừ lí do ác tính sau đó mới đặt vấn đề chữa trị cầm máu.
Rong kinh ở tuổi tiền mãn kinh: khá phổ biến với triệu chứng rối loạn về chu kỳ cũng như số lượng kinh. Nguyên nhân có thể lành tính hoặc ác tính. Điều trị rong kinh ở giai đoạn này tốt nhất là nạo niêm mạc tử cung. Ngoài ra, có thể dùng các thuốc co tử cung, thuốc cầm máu và nếu thiếu máu nặng phải truyền máu…
Rong kinh ở tuổi hoạt động sinh dục: thường kèm theo hiện tượng cường kinh, nặng hơn thì bị băng kinh. Nguyên nhân có thể do tổn thương thực thể ở tử cung như u xơ tử cung, polyp buồng tử cung, lạc nội mạc tử cung… Ngoài ra, một số thuốc tránh thai cũng có thể gây rong kinh (nhất là các loại thuốc tránh thai khẩn cấp). Điều trị tùy theo lí do có thể uống thuốc co tử cung, nội tiết tố sinh dục nữ…
Tốt nhất, em nên đi khám chuyên khoa để được khám, xét nghiệm, chẩn đoán chính xác và có phác đồ chữa trị hiệu quả.
Chúc em mau khỏe!
Kinh nguyệt kéo dài kèm đau lưng là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Tôi năm nay 43 tuổi, tôi bị kinh nguyệt kéo dài nhiều ngày kèm đau lưng. Vậy tôi bị làm sao? Cách chữa trị thế nào?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Trần Thị Hồng Thanh
Chào bạn!
Chu kì kinh nguyệt bình thường từ 2 – 7 ngày, một số ít từ 3 – 5 ngày. Nếu quá 7 ngày được coi là kinh nguyệt dài. Kinh nguyệt kéo dài là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, thường hay gặp ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của thời kỳ hoạt động sinh sản, tức là thời kỳ dậy thì và tiền mãn kinh của phụ nữ.
Có rất nhiều lí do dẫn dến kinh nguyệt kéo dài như:
Phì đại tử cung, Estrogen trong buồng trứng tăng cao làm nội mạc tử cung dày lên, khiến kinh nguyệt kéo dài.
U xơ tử cung, đặc biệt là u xơ niêm mạc tử cung, diện tích buồng tử cung mở rộng, co bóp bất thường cũng khiến kinh nguyệt kéo dài.
Chức năng tử cung rối loạn: Không rụng trứng hay niêm mạc tử cung tự bong ra không theo quy luật, làm rối loạn nội tiết dẫn đến kinh nguyệt kéo dài.
Lạc nội mạc tử cung: Tác động đến sự co bóp của cơ tử cung hoặc làm nội mạc tử cung bất thường, gây kinh nguyệt kéo dài.
Đặt vòng tránh thai cũng có thể gây ra hiện tượng kinh nguyệt kéo dài.
Triệu chứng đau lưng khi có kinh nguyệt là hiện tượng bình thường. Các lí do gây đau lưng:
Do sự thay đổi hormon trong cơ thể làm hệ thống dây chằng, cơ vùng thắt lưng, vùng chậu mềm và giãn ra. Thêm vào đó, sự co thắt của tử cung và vòi trứng cũng góp phần vào cơn đau lưng của kỳ kinh.
Do tăng nội tiết tố Prostaglandin (hormon để thúc đẩy co bóp tử cung), gây co thắt nặng dẫn đến đau lưng.
Lạc nội mạc tử cũng có thể bị đau lưng trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.
Để xử lý tình trạng trên bạn có thể sử dụng các phương pháp sau:
Chế độ ăn hợp lý: Một chế độ ăn giàu hoa quả và rau xanh có thể giúp thúc đẩy sức khỏe, giảm đau lưng khi có kinh nguyệt.
Giảm lượng muối và đường
Bổ sung vitamin B, canxi và magiê
Tránh uống rượu, bia.
Uống nhều nước
Tắm nước nóng.
Tập thể dục thường xuyên.
Chúc bạn sức khỏe!
Kinh nguyệt kéo dài 14 ngày là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: hằng kun
Chào bác sĩ.
Kỳ kinh nguyệt tháng này của em đến hôm qua đã 14 ngày rồi nhưng chưa hết. Những tháng trước chỉ từ 5 đến 7 ngày thôi và lượng máu ra cũng ít và hơi đông đặc. 5 ngày đầu thì em đi tiểu thấy máu ra nhiều chút. Em nghĩ bị nóng nên uống nước dừa và Xecxakun, thì đi tiểu đỡ buốt và máu ra ít đông hơn. Nhưng ngày thứ 6 em bị đau nhức ở phần bụng hai bên rốn và lưng phần eo cho đến ngày thứ 8. Em có đi ra tiệm thuốc mua thuốc uống nhưng chỉ thấy hết đau. Đến giờ em vẫn bị ra máu ạ. Lượng máu mỗi ngày ra ít. Mong bác sĩ giải đáp cho em. Em sinh năm 1997, đã có quan hệ tình dục với bạn trai ạ
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào em.
Trường hợp của em được gọi là rong kinh vì kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày. Hiện tượng rong kinh có thể do nhiều lí do như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, nhiễm khuẩn, rối loạn nội tiết… Rong kinh còn có thể liên quan đến việc có thai. Vì thế, em nên thử thai để loại trừ lí do này. Đồng thời nếu rong kinh kéo dài em nên đi khám tại các cơ sở Sản khoa để được xử trí thích hợp.
Chúc em sức khỏe.
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài cả tháng không hết có phải là bệnh?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi tên là Mai Linh, năm nay 46 tuổi. Hai tháng nay tôi có uống viên sắt, nhưng sang tháng thứ 2 tôi đến chu kỳ kinh nguyệt và kéo dài cả tháng không hết. Xin các bác sĩ giải đáp cho tôi trường hợp của tôi có phải bị bệnh lý trong người không?
Tôi xin cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn.
Rong kinh là một hiện tượng thường gặp của phụ nữ. Khi rong kinh, chu kì kinh nguyệt kéo dài trên 5 ngày, lượng máu mất đi trong một lần thấy kinh vượt quá mức bình thường (khoảng 80ml). Rong kinh có thể gặp ở mọi độ tuổi của người phụ nữ nhưng thường gặp nhất ở giai đoạn tiền mãn kinh. Tiền mãn kinh là thời kì trước khi dứt hẳn kinh nguyệt của người phụ nữ. Giai đoạn này có thể xảy ra rất sớm và kéo dài từ 4-5 năm trước khi bước vào giai đoạn mãn kinh hoàn toàn, thường rơi vào độ tuổi từ 48 đến 52. Thời gian đến sớm hoặc muộn phụ thuộc vào nội tiết và sức khỏe của người phụ nữ.
Trong thời kì tiền mãn kinh, buồng trứng sẽ suy yếu dần cho đến khi mất đi chức năng nội tiết. Khi buồng trứng không còn chức năng nội tiết, người phụ nữ sẽ ngưng hẳn kinh nguyệt và chấm dứt khả năng đẻ con. Triệu chứng tiền mãn kinh khác nhau ở mỗi người. Những dấu hiệu thường gặp là sự thay đổi chu kì kinh nguyệt và tính chất kinh nguyệt: vòng kinh sẽ bắt đầu thay đổi như kinh ít, kéo dài và thưa dần, một tháng, hai tháng, hay ba tháng mới có kinh một lần; có những tình huống bị rong kinh, băng kinh (cường kinh).
Trường hợp của bạn có thể là một dấu hiệu rong kinh của thời kì tiền mãn kinh sớm. Việc dùng thuốc sắt của bạn chỉ là trùng hợp. Nếu bạn nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý, tập luyện mà biểu hiện rong kinh không kéo dài, không tái diễn, không gây tác động đến sức khỏe thì đó không phải là triệu chứng bệnh lý. Nếu triệu chứng rong kinh ồ ạt gây thiếu máu, mất máu. Bạn cần phải đến ngay các cơ sở khám bệnh để phát hiện và loại trừ các bệnh lý khác như u xơ tử cung, ung thư tử cung, polyp cổ, buồng tử cung….
Chúc bạn mạnh khoẻ!
Bị rối loạn kinh nguyệt kéo dài
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Hiện nay tôi đang bị rối loạn kinh nguyệt, tôi đã dùng thuốc Ích Mẫu nhưng tình hình vẫn không thay đổi. Xin bác sĩ giải đáp cho tôi lí do của hiện tượng này và tôi có thể làm gì để điều trị ạ?
Xin cám ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng không phải là hiếm gặp ở phụ nữ. Rối loạn kinh nguyệt do nhiều lí do gây ra, bao gồm:
Mất cân bằng nội tiết tố: mới có kinh nguyệt, mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh, mãn kinh. Bé gái mới có kinh, đang ở tuổi dậy thì thường bị rối loạn kinh nguyệt do cơ thể đang có sự thay đổi về tâm sinh lý. Thường phải 2-3 năm sau thì chu kỳ kinh nguyệt mới đều. Thức quá khuya, thiếu ngủ, căng thẳng, lo âu, thay đổi môi trường sống. Mắc các bệnh phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, vòi trứng, buồng trứng… Sau đẻ con, sau nạo phá thai… Bị hội chứng buồng trứng đa nang. Lao động nặng, luyện tập thể thao quá sức, sức khỏe suy giảm. Tăng hoặc giảm cân đột ngột. Rối loạn ăn uống: chán ăn hoặc ăn quá nhiều. Rối loạn tuyến giáp. Dùng một số loại thuốc chữa trị các bệnh khác như huyết áp, tiểu đường, tim mạch… Sử dụng rượu, bia, thuốc lá hay các chất kích thích làm rối loạn nội tiết.
Để chữa trị rối loạn kinh nguyệt, cần xác định được lí do gây bệnh. Do đó, bạn nên đi khám chuyên khoa Sản phụ để được bác sĩ chẩn đoán lí do gây rối loạn kinh nguyệt và có hướng chữa trị thích hợp. Ích Mẫu có tác dụng hoạt huyết điều kinh, nhưng bạn phải loại bỏ được lí do gây ra tình trạng này thì kinh nguyệt của bạn mới ổn định trở lại.
Chúc sức khỏe!
Kinh nguyệt kéo dài trên 10 ngày có sao không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em đã có kinh hơn 10 ngày mà vẫn chưa hết. Tháng nào cũng có nhiều như thế. Bác sĩ cho em hỏi như vậy em có bị bệnh gì không?
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ
Chào em!
Em không cho biết tuổi của mình, chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày…? Tuy nhiên, theo như mô tả thì em đang bị rong kinh đấy.
Rong kinh là hiện tượng hành kinh đúng chu kỳ nhưng thời gian bị hành kinh kéo dài trên 7 ngày và lượng máu mất đi quá 80 ml/chu kỳ kinh nguyệt. Máu kinh nguyệt đóng thành từng cục lớn và hay bị đau vùng bụng dưới. Ngoài ra, có thể có biểu hiện của mất máu như mệt mỏi, thở dốc, chóng mặt, hoa mắt…
Nguyên nhân gây rong kinh có thể do sự rối loạn hoạt động nội tiết từ vùng dưới đồi đến tuyến yên, buồng trứng dẫn tới hiện tượng tác dụng Estrogen kéo dài, thiếu Progesteron làm niêm mạc tử cung bong không đều, bong kéo dài và bong không triệt để. Rong kinh có thể do lí do là tổn thương thực thể ở cơ, ở niêm mạc tử cung làm niêm mạc tử cung phát triển không đều dẫn tới bong không đều, cơ tử cung co không tốt, khó thực hiện nhanh sự cầm máu (u xơ tử cung, viêm niêm mạc tử cung).
Người ta phân biệt rong kinh ở tuổi trẻ, tuổi hoạt động sinh dục và tuổi tiền mãn kinh (do mỗi thời kỳ có một đặc thù riêng)
Rong kinh ở tuổi trẻ: thường gọi là rong kinh dậy thì vì hay gặp ở tuổi dậy thì, cơ chế chảy máu của kinh nguyệt, ra máu tươi kéo dài và nhiều. Nguyên nhân do rối loạn hormon sinh dục, rối loạn hoạt động nội tiết từ vùng dưới đồi, tuyến yên đến buồng trứng. Việc chữa trị trước tiên phải loại trừ lí do ác tính sau đó mới đặt vấn đề chữa trị cầm máu.
Rong kinh ở tuổi tiền mãn kinh: khá phổ biến với triệu chứng rối loạn về chu kỳ cũng như số lượng kinh. Nguyên nhân có thể lành tính hoặc ác tính. Điều trị rong kinh ở giai đoạn này tốt nhất là nạo niêm mạc tử cung. Ngoài ra, có thể dùng các thuốc co tử cung, thuốc cầm máu và nếu thiếu máu nặng phải truyền máu…
Rong kinh ở tuổi hoạt động sinh dục: thường kèm theo hiện tượng cường kinh, nặng hơn thì bị băng kinh. Nguyên nhân có thể do tổn thương thực thể ở tử cung như u xơ tử cung, polyp buồng tử cung, lạc nội mạc tử cung… Ngoài ra, một số thuốc tránh thai cũng có thể gây rong kinh (nhất là các loại thuốc tránh thai khẩn cấp). Điều trị tùy theo lí do có thể uống thuốc co tử cung, nội tiết tố sinh dục nữ…
Tốt nhất, em nên đi khám chuyên khoa để được khám, xét nghiệm, chẩn đoán chính xác và có phác đồ chữa trị hiệu quả.
Chúc em mau khỏe!
Theo ViCare