Lưỡi gà ở trẻ: Chữa trị sớm để không ảnh hưởng tới tương lai


4,226
1
1
Xu
53
Lưỡi gà là cấu trúc giải phẫu nằm ở giới hạn sau của ổ miệng. Tật lưỡi gà thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và dễ gây nhiều ảnh hưởng sau này nếu không được điều trị sớm.

Trẻ sinh ra không có lưỡi gà phải làm sao?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Vợ chồng cháu vừa sinh được một cháu trai nặng 3,9kg. Cháu đẻ thường nén lúc đẻ cũng hơi khó khăn, lúc được bác sĩ bế cháu thì thấy bé khóc tiếng không thanh, hỏi bác sĩ thì bảo vì đẻ lâu quá nên nó ngạt mới vậy. Cháu vẫn khỏe mạnh ăn uống bình thường. Nhưng về được 7 ngày, gia đình thấy bé hay thở bằng miệng, nhìn trong cổ họng thì mới thấy cháu nó không thấy lưỡi gà. Vợ chồng cháu buồn và lo lắm. Như vậy có phẫu thuật được không, và bao nhiêu tuổi thì phẫu thuật cấy ghép được? Và sau này bé có bị tác động nhiều khi phát âm không?

Cháu cảm ơn!

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Như vậy là con bạn bị dị tật bẩm sinh thuộc dạng sứt môi hở hàm ếch, tuy không bị sứt môi, không bị hở hàm ếch mà chỉ ngắn lưỡi gà thôi. Lưỡi gà nằm ở giới hạn sau của ổ miệng, là một phần của khẩu cái mềm. Lưỡi gà có người khá to, có người khá nhỏ, không phải mọi người như nhau. Chức năng của khẩu cái mềm và lưỡi gà là đóng eo họng khi nuốt, không cho thức ăn đưa lên mũi, mở ra khi hít thở. Chúng còn tham gia vào chức năng phát âm. Có một số dị tật lưỡi gà liên quan chủ yếu các dị tật của hở hàm ếch, hay sứt môi, hay cả sứt môi và hở hàm ếch, lưỡi gà chẻ đôi…

Nếu không thấy dị tật bẩm sinh khác đi kèm, bạn hãy theo dõi việc bú, ăn, uống của bé, nếu cháu vẫn ăn uống không bị sặc, sinh hoạt bình thường, trọng lượng vẫn phát triển đều và lên cân, bạn yên tâm và khi trẻ ở tầm 12 – 16 tháng tuổi thì cho đi khám để nếu cần thiết có thể phẫu thuật tạo hình lưỡi gà. Dị tật này có thể tác động hoặc không tác động đến phát âm, nhiều tình huống không thấy lưỡi gà nhưng khẩu cái mềm vẫn đủ đóng kín đường lên mũi theo yêu cầu khi nói thì không tác động đến giọng nói của trẻ.

Chúc bạn khỏe!

Bé 1 tháng tuổi bị dính thắng lưỡi và chẻ lưỡi gà, phải chữa thế nào?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ.

Hiện tại bé trai con mới sinh được 2 tháng tuổi thì phát hiện bé bị dính thắng lưỡi và chẻ lưỡi gà. Bác sĩ đã chỉ định sau 18 tháng, bé đạt được cân nặng trên 10kg sẽ tiến hành vá lưỡi gà và cắt phần bị dính thắng lưỡi. Con đang rất hoang mang, phẫu thuật có đơn giản không ạ, xác suất thành công bao nhiêu phần trăm. Sau khi phẫu thuật bé có như người bình thường không ạ, hay vẫn bị hạn chế khả năng phát âm đúng. Ngoài ra, trong thời gian chờ làm phẫu thuật, việc ăn uống, bú của bé có tác động gì không ạ? Nếu mình làm phần thắng lưỡi trước thì có tốt hơn hay bớt tác động hơn đến việc ăn uống của bé không ạ? Rất mong nhận đươc sự phản hồi từ bác sĩ.

Cảm ơn.

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Dị tật bẩm sinh dính thắng lưỡi và lưỡi gà chẻ đôi thuộc loại phẫu thuật thông thường, tỉ lệ phục hồi chức năng rất cao, bạn an tâm. Trong khi chưa được phẫu thuật, khi cho trẻ bú cần chú ý không làm trẻ bị sặc, mẹ không nên nằm để trẻ bú (kể cả ban đêm). Trẻ bị chẻ lưỡi gà có thể thường gây sặc sữa do việc bịt đường lên mũi không được kín, dính thắng lưỡi ảnh hưởng khi trẻ ăn thức ăn đặc cần trộn để nuốt và tác động đến sự phát âm.

Như vậy khi trẻ ăn dặm cần chú ý cho thức ăn lỏng hơn để dễ nuốt. Về phẫu thuật như thế nào, cách làm ra sao phải do trực tiếp bác sĩ khám bệnh cho trẻ mới giải đáp được vì còn phụ thuộc vào mức độ dính thắng lưỡi và độ chẻ nông hay sâu của lưỡi gà.

Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe.

Trẻ có 2 lưỡi gà có ảnh hưởng đến ngôn ngữ hay không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Cháu nhà tôi mới sinh thì quan sát tại vòm họng của cháu có đến 2 lưỡi gà tách ra 2 bên, không có một cái như mọi người nên khi ăn uống gì cũng đưa lên mũi. 13 tháng rồi thấy cháu vẫn bặp bẹ được vài câu như gọi má hay ba. Xin cho hỏi cháu bị như vậy có tác động gì tới giọng nói hay không thưa bác sĩ?

Tôi cảm ơn!

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Như vậy là con bạn bị dị tật bẩm sinh, lưỡi gà chẻ làm đôi, dị tật thuộc sứt môi hở hàm ếch. Do lưỡi gà bị chẻ đôi lên bịt không kín đường lên mũi khi nuốt nên hay bị sặc và tác động lớn tới sự phát âm (nói ngọng). Bạn nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để được phẫu thuật gép nối lưỡi gà cho trẻ.

Chúc bạn khỏe!

Bé bị hở hàm ếch dạng lưỡi gà chẻ đôi chữa như thế nào?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ.

Con của cháu bị hở hàm ếch dạng lưỡi gà chẻ đôi. Cháu tìm hiểu trên mạng thì hầu như rất ít nói riêng về trường hợp này. Con cháu hiện nay được 7 tháng, cháu đã bắt đầu cho bé ăn dặm, nhưng cháu thấy bé không thích thú, mỗi lần ăn phải làm trò, và 1, 2 thìa là bé trực oẹ ra, khi bắt đầu tập ăn thì ít khi cháu bị lên mũi, nhưng dạo gần đây bé bị sỗ mũi, mỗi lần ăn xong cháu đều bế bé để cho ợ nhưng tầm vài phút sau vẫn ra mũi 1 ít, cháu muốn hỏi là liệu chỗ khe hở có bé ở lưỡi gà chẻ đôi có bị tổn thương hay có khả năng bị hở rộng hơn không?

Cháu cảm ơn rất nhiều ạ!

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Con bạn như vậy là bị dị tật bẩm sinh hở hàm ếch. Bạn nên đưa bé đi khám bệnh để biết kế hoạch và thời gian phẫu thuật cho bé, vì hở hàm ếch ngoài việc tác động đến ăn uống (hay bị sặc lên mũi khi ăn) còn có bị tác động tới giọng nói và tập nói của bé. Hiện tượng hở không rộng hơn khi trẻ lớn lên.

Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl