Lưu ý cần biết khi sử dụng thuốc tiểu đường


4,226
1
1
Xu
53
Tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Song song với điều đó là sự xuất hiện của nhiều loại thuốc hỗ trợ điều trị căn bệnh này. Vậy, làm thế nào để lựa chọn và dùng thuốc tiểu đường đúng cách?

Lượng đường trong máu cao, mắc bệnh cường giáp có nên chữa trị bằng thuốc tiểu đường không?


Câu hỏi bởi: Bệnh nhân

Thưa bác sĩ.

Tôi là nữ giới năm nay 54 tuổi. Lượng đường trong máu của tôi hơi cao, khi đi xét nghiệm máu chỉ số đường huyết là 7, và còn kèm theo chứng cường giáp. Vậy xin hỏi bác sĩ tôi có nên chữa trị bằng thuốc tiểu đường không?

Tôi cảm ơn.

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào chị.

Người có mức đường máu lúc đói từ 5,6-6,9 mmol/l được gọi là những người có “rối loạn dung nạp đường khi đói” hay tiền tiểu đường. Chỉ số đường huyết của chị là 7 mmol/L. Như vậy là chị có dấu hiệu bị tiểu đường. Nguyên nhân có thể chính do bệnh cường giáp mà chị mắc phải. Cường giáp có thể làm tăng đường huyết do tăng tiết hormon tăng trưởng, tăng ly giải glycogen và tân tạo glucose, giảm hoạt động của insulin, tăng GLUT-2 transporter ở gan qua đó giải phóng glucose từ gan tăng lên. Vì vậy, chị cần chữa trị cả cường giáp và chỉ số đường huyết cao. Chị nên khám bác sĩ chuyên khoa Nội tiết để được giải đáp cụ thể.

Chúc chị mạnh khỏe!

Thuốc chống biến chứng tiểu đường


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ bố tôi năm nay gần 60 tuổi bị tiểu đường tip 2 tôi muốn hỏi về thuốc chống biến chứng tiểu đường và liệu trình trị liệu của thuốc. Cảm ơn bác sĩ

Bác sĩ Lê Văn Minh


Chào bạn,
Các biến chứng về tiểu đường thường gặp: xơ vữa và có thể gây viêm tắt động mạch toàn thân ở nhiều cơ quan (mạch vành, mạch chi, mạch não,…), viêm đa dây thần kinh, đục thủy tinh thể…
Thuốc điều trị: trước hết cần kiểm soát đường máu trở về bình thường (thuốc hạ đường máu, Insulin, ăn kiêng, vận động,…)
Thuốc chống xơ vữa động mạch (hạ ỡ máu), chống viêm tắt động mạch (chống ngưng tập tiểu cầu,chống đông)
Liều lượng và thuốc dùng tùy vào từng trường hợp cụ thể, ông/bà nên đi khám bác sĩ để chỉ định điều trị cho phù hợp.
Chúc bạn sức khỏe!

Thuốc hạ huyết áp cho bệnh nhân tiểu đường và phụ nữ mang thai?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Cho tôi hỏi thuốc trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường kèm với cao huyết áp thì lựa chọn đầu là nhóm thuốc trị cao huyết áp nào? Cũng trường hợp như vậy nhưng bệnh nhân là phụ nữ mang thai thì sao?

Xin cảm ơn.

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào bạn.

Bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) có tăng huyết áp (THA) là đã có biến chứng. Vì vậy, ngoài việc chữa trị ĐTĐ tích cực theo đơn của bác sĩ chuyên khoa Nội tiết, thì bệnh nhân cần chữa trị tích cực tăng huyết áp đưa huyết áp về dưới mức bình thường cao. Điều trị THA cần chữa trị suốt đời. Những thuốc ức chế men chuyển được lựa chọn hàng đầu cho chữa trị tăng huyết áp ở người đái tháo đường. Đây là những thuốc chữa trị tăng huyết áp tốt, ít gây những tác dụng phụ trầm trọng, không gây rối loạn mỡ máu hay đường máu khi dùng kéo dài. Một số thuốc ức chế men chuyển hay dùng như Enalapril, Priadopril, Captopril, Benazepril. Bệnh nhân ĐTĐ có tăng huyết áp cần chữa trị theo đơn và tuân thủ lịch khám định kỳ của bác sĩ.

Phụ nữ có thai mà kèm theo tăng huyết áp thì phải rất thận trọng. Thai phụ phải đi khám chuyên khoa Sản tại bệnh viện để có phác đồ chữa trị thích hợp. Tăng huyết áp thai nghén có thể gặp ở các trường hợp sau:

Tiền sản giật hoặc sản giật: là tình trạng tăng huyết áp có kèm theo protein niệu, phù: phải đi bệnh viện chữa trị ngay, rất nguy hiểm đến tính mạng cho sản phụ và thai nhi.

Tăng huyết áp mãn tính: là tình huống tăng huyết áp trước tuần 20 của thai kỳ.

Tăng huyết áp mãn tính: do hậu quả của tiền sản giật hay sản giật.

Tăng huyết áp muộn, thoáng qua: là tăng huyết áp không liên quan tới protein niệu và không tác động đến hệ thần kinh trung ương. THA sẽ trở lại bình thường một thời gian ngắn sau đẻ.

Nếu có chỉ định chữa trị của bác sĩ Sản khoa thì bệnh nhân phải tuyệt đối tuân thủ theo đơn thuốc. Nên bắt đầu chữa trị khi huyết áp tâm trương >100mmHg. Nhóm thuốc nên lựa chọn hàng đầu chữa trị tăng huyết áp ở phụ nữ có thai là Methyldopa, thứ đến là Hydralazin có thể được dùng thay thế. Methyldopa là thuốc ảnh hưởng lên hệ giao cảm trung ương. Đây không phải là thuốc lựa chọn ưu tiên cho chữa trị THA nhưng vì ít tác động đến thai nhi nên sản phụ dùng được. Hydralzin là nhóm thuốc giảm huyết áp mạnh. Khi dùng nếu có biểu hiện giống lupus ban đỏ phải dừng ngay.

Xin nhắc lại một lần nữa: tăng huyết áp ở người mang thai là tác động đến hai mạng người nên phải đi khám chuyên khoa Sản tại bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa chữa trị, không được tùy tiện dùng bất cứ loại thuốc nào.

Chúc bạn mạnh khỏe.

Tiểu đường điều trị bằng thuốc tây đã ổn định thì có phải tiếp tục dùng thuốc nữa không?


Câu hỏi bởi:

Chào bác sĩ!

Tôi là nam, 40 tuổi. Tôi đã được phát hiện tiểu đường gần 6 tháng hiện chữa trị thuốc tây sáng 1 viên, chiều sau ăn 1 viên. Hiện đường huyết của tôi sau dẫn 2h là 5,4, đường huyết buổi sáng là 4,1 đến 4,5. Xin hỏi bác sĩ đường huyết như vậy tôi có cần dùng thuốc tây nữa không?

Xin cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Bạn bị tiểu đường đã gần 6 tháng, đã chữa trị bằng thuốc tây. Chỉ số đường huyết hiện tại của bạn sau dẫn 2h là 5,4, đường huyết buổi sáng là 4,1 đến 4,5. Các chỉ số đường huyết tiêu chuẩn là:

1/ Chỉ số đường huyết trước khi ăn: Bình thường: 4,0-5,9 mmol/l (70-107 mg/dl). Tiền tiểu đường hoặc suy Glucose đường huyết: 6,0-6,9 mmol/l (108-126mg/dl). Chẩn đoán bệnh tiểu đường: hơn 6,9 mmol/l (126 mg dl).

2/ Chỉ số đường huyết sau khi ăn 2 giờ: Bình thường: dưới 7,8 mmol/l (140 mg/dl). Tiền tiểu đường hoặc suy dung nạp glucose: 7,9-11,1 mmol/ l (141 đến 200 mg dl). Chẩn đoán bệnh tiểu đường: hơn 11,1 mmol/l(200 mg/dl).

Như vậy, mức đường huyết như hiện nay của bạn là bình thường, có thể do bạn đã đáp ứng tốt với thuốc chữa trị của bác sĩ. Bạn cần biết tiểu đường là một bệnh mãn tính và không thể chữa khỏi. Cho tới nay không thấy loại thuốc nào có thể chữa khỏi hẳn bệnh tiểu đường.

Mục tiêu chữa trị chính trong bệnh tiểu đường là kiểm soát tốt đường huyết (thông qua chế độ ăn uống, luyện tập và uống thuốc) và kiểm soát tốt biến chứng (bằng cách kiểm soát tốt đường huyết; kiểm soát tốt các bệnh cơ hội như: tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu,… phát hiện sớm và chữa trị tích cực khi biến chứng xảy ra).

Do vậy bạn tuyệt đối không được tự ý bỏ thuốc chữa trị, đây là điều tối kị với bệnh nhân tiểu đường, có thể gây ra những biến động lớn về lượng đường trong máu, dẫn đến nhiều hệ quả xấu cho sức khỏe. Nếu muốn bạn phải xin ý kiến của bác sĩ chữa trị, bác sĩ sẽ xem xét để giảm liều thuốc từ từ và tối giản liều đến mức cần thiết.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Nam 41 tuổi bị tiểu đường týp 2 dùng thuốc theo đơn như vậy đã ổn định chưa?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Tôi năm nay 41 tuổi, là nam. Tôi đi khám ở bệnh viện Nội tiết thì bị bệnh tiểu đường týp 2. Hiện nay tôi đang chữa trị tiêm Novomix 7g tiêm 12 và 17g tiêm 8.

Sáng uống 2 viên Rb25 sau ăn.

Trưa uống 1 viên Glucobay 50 trước ăn.

Tối 1 viên Crestor 10mg, 1 viên Glucophage xr 1000mg và 2 viên Rb25.

Hôm nay tôi đo đường huyết lúc:

6 giờ là 3,6.

14 giờ là 6,8.

20 giờ là 6,6.

Tôi vẫn ăn 3 bữa chính và 3 bữa phụ. Vậy tôi xin hỏi bác sĩ đường huyết như vậy đã ổn định chưa ạ? Tôi có cần tăng hay giảm liều tiêm không ạ?

Xin cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào bạn.

Bạn đã đi khám tại bệnh viện Nội tiết Trung ương và được chẩn đoán là bị bệnh tiểu đường týp 2. Không biết bạn mắc căn bệnh này đã lâu chưa? Nhưng nhìn vào lượng thuốc bác sĩ chỉ định cho bạn thì có thể thấy đường huyết của bạn cao. Các chỉ số đường huyết bạn đo được như vậy là do bạn đang uống thuốc và thuốc có tác dụng kiểm soát đường huyết của bạn. Bạn nên tuân thủ liệu trình chữa trị và giải đáp chăm sóc kiểm soát bệnh của bác sĩ chuyên khoa. Dựa vào thực trạng của bạn, bác sĩ sẽ có quyết định tăng hay giảm liều tiêm thích hợp đối với bạn. Bạn nên nhớ, chữa trị bệnh tiểu đường thì ngoài uống thuốc, bạn cần phải tuân thủ chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường và tập luyện thể lực phù hợp với sức khỏe của bản thân.

Chúc bạn mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl