Khi hở van tim người bệnh thường xuyên có một số biểu hiện. Phát hiện kịp thời những dấu hiệu nhỏ sẽ giúp cho người bệnh sớm chữa trị cũng như tránh nhầm lẫn sang các bệnh lý khác.
Triệu chứng bệnh hô hấp, bị khó thở, tim đập nhanh, không làm việc nặng nhọc nhưng vẫn bị thở dốc
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Con xin chào bác sĩ!
Năm nay con 14 tuổi, là nữ. Con bị khó thở, tim đập nhanh, không làm việc nặng nhọc nhưng vẫn bị thở dốc khi làm việc nhẹ và lâu lâu con hay đau nhói lồng ngực. Cho con hỏi đó là biểu hiện của bệnh gì và giải pháp tốt nhất.
Con xin cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào cháu!
Theo những biểu hiện như bạn mô tả thì rất có thể cháu bị bệnh tim: hở van tim hoặc rối loạn thần kinh tim. Cháu nên đi khám chuyên khoa tim mạch để có được chẩn đoán xác định bệnh từ đó có giải pháp tốt nhất phù hợp với căn bệnh của cháu.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Cháu bị bệnh hở van tim và huyết áp thấp
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa Bác sĩ.
Cháu tên Nguyên, năm nay 22 tuổi cháu bị bệnh hở van tim và huyết áp thấp, cháu có phải kiêng cữ và nhịp độ sống như thế nào thì phù hợp ạ.
Xin cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào cháu.
Tim có bốn buồng, thông với nhau và với động mạch chủ bằng van tim. Các van này hoạt động như những cánh cửa, “cửa” đóng không kín là bệnh hở van tim, “cửa” mở he hé không đủ rộng là bệnh hẹp van tim.
Một người có thể bị tổn thương nhiều van cùng lúc, một van có thể vừa bị hẹp vừa bị hở. Hở van tim tức là tình trạng van tim đóng không kín làm dòng máu trào ngược lại buồng tim do vậy tim phải co bóp nhiều hơn. Nếu không được chữa trị, bệnh van tim có thể tiến triển từ nhẹ tới nặng. khiến tim phải tăng sức co bóp để đảm bảo đưa đủ máu đi nuôi cơ thể, lâu ngày dẫn đến suy tim.
Ngoài suy tim, bệnh van tim còn có thể đưa đến các biến chứng rối loạn nhịp tim, viêm phổi, phù phổi, nhồi máu phổi, tắc mạch (não, chi, thận, mạc treo…), viêm nội tâm mạc nhiễm trùng…
Để góp phần ngừa ngừa những biến chứng này, người bệnh van tim cần lưu ý những điểm sau:
Sinh hoạt điều độ, tránh hoạt động gắng sức. Kiểm tra huyết áp thường xuyên và điều trị tăng huyết áp (nếu có) vì huyết áp cao khiến tim gắng sức nhiều hơn. Ăn ít muối: ăn nhiều muối làm tăng giữ nước, tăng huyết áp và do vậy tăng thêm gánh nặng cho tim. Không uống rượu, cà phê: rượu và cà phê có thể làm nặng hơn tình trạng rối loạn nhịp tim. Tránh để bị thừa cân tạo gánh nặng cho tim khi co bóp. Tập thể dục đều đặn: giúp tăng cường các hoạt động sinh lý. Tập bao lâu và cường độ thế nào tuỳ thuộc vào khả năng chịu đựng của bệnh nhân và cần tránh để tim rơi vào trạng thái gắng sức. Khám răng thường xuyên: phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm trùng bằng cách giữ vệ sinh răng miệng, khám răng thường xuyên. Cần nhớ uống kháng sinh trước khi được làm thủ thuật hoặc chữa trị răng. Tuân thủ chế độ chữa trị nội khoa: tái khám đúng lịch hẹn và dùng thuốc theo toa bác sĩ. Với phụ nữ, mang thai là một gánh nặng đối với tim, nên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi muốn có thai.
Nếu có thai, bác sĩ tim mạch, bác sĩ sản khoa sẽ phải theo dõi sát sao tình trạng bệnh nhân trong thai kỳ, khi sinh và sau khi sinh.
Chúc cháu sức khỏe!
Mệt mỏi, tức ngực, khó thở có phải bị hở van tim?
Câu hỏi bởi:
Thưa bác sĩ!
Tuần trước cháu thấy trong người mệt mỏi, khó thở, tức ngực. Cháu đi khám ở bệnh viện Đa khoa huyện thì bác sĩ bảo cháu bị hở van ba lá, nhịp tim nhanh nếu không chữa trị kịp thời sẽ bị suy tim. Cháu khóc suốt. Cháu dùng thuốc ở viện được một tuần rồi cháu xuống bệnh viện Đa khoa tỉnh kiểm tra lại. Bác sĩ bảo cháu bị hở van 2 lá nhẹ, hở van 3 lá nhẹ, hở van động mạch phổi nhẹ, nhịp tim bình thường, có hội chứng tiền hen suyễn trong khi cháu không hề bị ho và không phải uống thuốc gì hết. Cháu thực sự rất bối rối. Xin bác sĩ cho cháu một lời khuyên. Hiện tại cháu cảm thấy đỡ mệt hơn nhưng vẫn tức ngực, khó thở.
Cháu cảm ơn bác sĩ nhiều.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào cháu!
Hở van hai lá nhẹ, hở van ba lá nhẹ và hở van động mạch phổi nhẹ có thể là bệnh lý của van tim thực sự hoặc không bởi vì trong tình huống những bệnh nhân thể trạng gầy hoặc có các lí do gây mất máu gây ra tình trạng thiếu máu và khi thiếu máu, các vòng van tim bị giãn tương đối gây ra các tiếng thổi tâm thu khi nghe tim nhưng cường độ tiếng thổi nhẹ. Khi thiếu máu, bệnh nhân cũng có những biểu hiện tương tự như của cháu, cũng mệt mỏi nhiều, khó thở, tức ngực, da xanh, niêm mạc mắt nhợt, xét nghiệm công thức máu có hiện tượng thiếu máu.
Hở van tim trong tình huống này thường nhẹ và hở nhiều van, khi hết thiếu máu, tình trạng hở van tim cũng hết. Còn những tình huống hở van tim do tổn thương van tim thực sự không liên quan tới tình trạng thiếu máu và để chẩn đoán chính xác cần phải làm siêu âm tim để đánh giá tình trạng van tim, đo cung lượng tim, đo chiều dày của các cơ tâm thất để đánh giá xem bệnh nhân có suy tim hay không và nếu có thì ở mức độ nào. Ngay cả khi có tổn thương van tim thực sự ở mức độ nhẹ thì chỉ cần chữa trị thuốc và điều chỉnh chế độ sinh hoạt làm việc nhẹ nhàng, không gắng sức, không làm các công việc nặng nhọc. Khi tổn thương van tim nặng hơn có thể chữa trị bằng phẫu thuật sửa van hoặc thay van nhân tạo.
Vì vậy, cháu cũng không nên quá hoang mang và lo sợ. Cháu nên đến cơ sở y tế có chuyên môn sâu về Tim mạch để được siêu âm tim đánh giá về tình trạng van tim để giải đáp và chữa trị cho cháu. Nếu cháu ở khu vực miền Bắc, cháu nên đến khám tại Viện Tim mạch Quốc gia ở trong cùng khu khuôn viên với bệnh viện Bạch Mai. Tại đây, các bác sĩ có thể làm được rất nhiều kĩ thuật tim mạch can thiệp khó trong đó có thay van tim, sửa van tim.
Chúc cháu khỏe!
Trẻ bị hở van tim 2 lá nên khám ở đâu?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi tên Nguyễn Văn Cường, năm nay tôi 28 tuổi. Vợ tôi có bầu không đau ốm gì và đi kiểm tra thai rất thường xuyên. Bác sĩ kiểm tra thai nói tim khỏe và bé phát triển bình thường. Sau khi sinh 3 tháng thấy bé có nôn ói, và đi khám thì bác sĩ chẩn đoán bị hở van tim 2 lá. Cả nhà tôi rất lo lắng đang bàn đưa bé đến những thành phố lớn để kiểm tra lại cho chắc chắn và tìm cách nhanh nhất để chữa trị cho bé. Vậy gia đình tôi nên cho bé khám ở đâu và chữa ở đâu là tốt nhất?
Tôi cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn Cường.
Bệnh tim hở van 2 lá chủ yếu là do bệnh thấp khớp gây ra, tình huống bẩm sinh là rất hiếm gặp. Bạn nên đưa trẻ tái khám lại tại bệnh viện Nhi trung ương Hà Nội hoặc bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh để có kết luận chính xác bệnh.
Chúc bạn khỏe!
Vận động tay trái hay nói cũng thấy đau ngực trái có phải bị hở van tim không?
Câu hỏi bởi: hòa
Thưa bác sĩ.
Cách đây 6 ngày, em vẫn hoạt động bình thường, chơi tạ ít, nhưng không rõ vì sao em bỏ được 6 ngày, em hít đất trở lại đến tối vẫn không có gì xảy ra, sáng hôm sau có biểu hiện đau ngực trái, 2 ngày đầu đau nhẹ nhưng những ngày sau thì kèm theo cử động tay trái cũng đau vùng ngực trái, nói lớn tiếng cũng thấy đau, em nghĩ mình bị hở van tim. Không biết là đúng hay sai, mong bác sĩ giải đáp giúp em ạ?
Em cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Sau khi nghỉ tập dài ngày, bạn tập hít đất có thể hơi quá gây chấn thương dãn vi thể các cơ ngực, các chấn thương này không thể hiện ngay mà cần thời gian khoảng nửa ngày mới có triệu chứng đau, nhất là sau một thời gian nghỉ ngơi, các sản phẩm thoái hóa trung gian do vận cơ (chủ yếu là axít lactic) ứ đọng lại các mô cơ gây co cứng các sợi cơ nên khi cử động gây đau, và thường nặng nhất là bắt đầu ở thời điểm 2 ngày sau chấn thương.
Hiện tượng như bạn mô tả sẽ lui dần sau một thời gian 1-2 tuần nữa. Bạn có thể xoa bóp mát xa, chườm lạnh vùng cơ ngực. Triệu chứng như vậy không phải là bị hở van tim.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Triệu chứng bệnh hô hấp, bị khó thở, tim đập nhanh, không làm việc nặng nhọc nhưng vẫn bị thở dốc
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Con xin chào bác sĩ!
Năm nay con 14 tuổi, là nữ. Con bị khó thở, tim đập nhanh, không làm việc nặng nhọc nhưng vẫn bị thở dốc khi làm việc nhẹ và lâu lâu con hay đau nhói lồng ngực. Cho con hỏi đó là biểu hiện của bệnh gì và giải pháp tốt nhất.
Con xin cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào cháu!
Theo những biểu hiện như bạn mô tả thì rất có thể cháu bị bệnh tim: hở van tim hoặc rối loạn thần kinh tim. Cháu nên đi khám chuyên khoa tim mạch để có được chẩn đoán xác định bệnh từ đó có giải pháp tốt nhất phù hợp với căn bệnh của cháu.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Cháu bị bệnh hở van tim và huyết áp thấp
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa Bác sĩ.
Cháu tên Nguyên, năm nay 22 tuổi cháu bị bệnh hở van tim và huyết áp thấp, cháu có phải kiêng cữ và nhịp độ sống như thế nào thì phù hợp ạ.
Xin cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào cháu.
Tim có bốn buồng, thông với nhau và với động mạch chủ bằng van tim. Các van này hoạt động như những cánh cửa, “cửa” đóng không kín là bệnh hở van tim, “cửa” mở he hé không đủ rộng là bệnh hẹp van tim.
Một người có thể bị tổn thương nhiều van cùng lúc, một van có thể vừa bị hẹp vừa bị hở. Hở van tim tức là tình trạng van tim đóng không kín làm dòng máu trào ngược lại buồng tim do vậy tim phải co bóp nhiều hơn. Nếu không được chữa trị, bệnh van tim có thể tiến triển từ nhẹ tới nặng. khiến tim phải tăng sức co bóp để đảm bảo đưa đủ máu đi nuôi cơ thể, lâu ngày dẫn đến suy tim.
Ngoài suy tim, bệnh van tim còn có thể đưa đến các biến chứng rối loạn nhịp tim, viêm phổi, phù phổi, nhồi máu phổi, tắc mạch (não, chi, thận, mạc treo…), viêm nội tâm mạc nhiễm trùng…
Để góp phần ngừa ngừa những biến chứng này, người bệnh van tim cần lưu ý những điểm sau:
Sinh hoạt điều độ, tránh hoạt động gắng sức. Kiểm tra huyết áp thường xuyên và điều trị tăng huyết áp (nếu có) vì huyết áp cao khiến tim gắng sức nhiều hơn. Ăn ít muối: ăn nhiều muối làm tăng giữ nước, tăng huyết áp và do vậy tăng thêm gánh nặng cho tim. Không uống rượu, cà phê: rượu và cà phê có thể làm nặng hơn tình trạng rối loạn nhịp tim. Tránh để bị thừa cân tạo gánh nặng cho tim khi co bóp. Tập thể dục đều đặn: giúp tăng cường các hoạt động sinh lý. Tập bao lâu và cường độ thế nào tuỳ thuộc vào khả năng chịu đựng của bệnh nhân và cần tránh để tim rơi vào trạng thái gắng sức. Khám răng thường xuyên: phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm trùng bằng cách giữ vệ sinh răng miệng, khám răng thường xuyên. Cần nhớ uống kháng sinh trước khi được làm thủ thuật hoặc chữa trị răng. Tuân thủ chế độ chữa trị nội khoa: tái khám đúng lịch hẹn và dùng thuốc theo toa bác sĩ. Với phụ nữ, mang thai là một gánh nặng đối với tim, nên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi muốn có thai.
Nếu có thai, bác sĩ tim mạch, bác sĩ sản khoa sẽ phải theo dõi sát sao tình trạng bệnh nhân trong thai kỳ, khi sinh và sau khi sinh.
Chúc cháu sức khỏe!
Mệt mỏi, tức ngực, khó thở có phải bị hở van tim?
Câu hỏi bởi:
Thưa bác sĩ!
Tuần trước cháu thấy trong người mệt mỏi, khó thở, tức ngực. Cháu đi khám ở bệnh viện Đa khoa huyện thì bác sĩ bảo cháu bị hở van ba lá, nhịp tim nhanh nếu không chữa trị kịp thời sẽ bị suy tim. Cháu khóc suốt. Cháu dùng thuốc ở viện được một tuần rồi cháu xuống bệnh viện Đa khoa tỉnh kiểm tra lại. Bác sĩ bảo cháu bị hở van 2 lá nhẹ, hở van 3 lá nhẹ, hở van động mạch phổi nhẹ, nhịp tim bình thường, có hội chứng tiền hen suyễn trong khi cháu không hề bị ho và không phải uống thuốc gì hết. Cháu thực sự rất bối rối. Xin bác sĩ cho cháu một lời khuyên. Hiện tại cháu cảm thấy đỡ mệt hơn nhưng vẫn tức ngực, khó thở.
Cháu cảm ơn bác sĩ nhiều.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào cháu!
Hở van hai lá nhẹ, hở van ba lá nhẹ và hở van động mạch phổi nhẹ có thể là bệnh lý của van tim thực sự hoặc không bởi vì trong tình huống những bệnh nhân thể trạng gầy hoặc có các lí do gây mất máu gây ra tình trạng thiếu máu và khi thiếu máu, các vòng van tim bị giãn tương đối gây ra các tiếng thổi tâm thu khi nghe tim nhưng cường độ tiếng thổi nhẹ. Khi thiếu máu, bệnh nhân cũng có những biểu hiện tương tự như của cháu, cũng mệt mỏi nhiều, khó thở, tức ngực, da xanh, niêm mạc mắt nhợt, xét nghiệm công thức máu có hiện tượng thiếu máu.
Hở van tim trong tình huống này thường nhẹ và hở nhiều van, khi hết thiếu máu, tình trạng hở van tim cũng hết. Còn những tình huống hở van tim do tổn thương van tim thực sự không liên quan tới tình trạng thiếu máu và để chẩn đoán chính xác cần phải làm siêu âm tim để đánh giá tình trạng van tim, đo cung lượng tim, đo chiều dày của các cơ tâm thất để đánh giá xem bệnh nhân có suy tim hay không và nếu có thì ở mức độ nào. Ngay cả khi có tổn thương van tim thực sự ở mức độ nhẹ thì chỉ cần chữa trị thuốc và điều chỉnh chế độ sinh hoạt làm việc nhẹ nhàng, không gắng sức, không làm các công việc nặng nhọc. Khi tổn thương van tim nặng hơn có thể chữa trị bằng phẫu thuật sửa van hoặc thay van nhân tạo.
Vì vậy, cháu cũng không nên quá hoang mang và lo sợ. Cháu nên đến cơ sở y tế có chuyên môn sâu về Tim mạch để được siêu âm tim đánh giá về tình trạng van tim để giải đáp và chữa trị cho cháu. Nếu cháu ở khu vực miền Bắc, cháu nên đến khám tại Viện Tim mạch Quốc gia ở trong cùng khu khuôn viên với bệnh viện Bạch Mai. Tại đây, các bác sĩ có thể làm được rất nhiều kĩ thuật tim mạch can thiệp khó trong đó có thay van tim, sửa van tim.
Chúc cháu khỏe!
Trẻ bị hở van tim 2 lá nên khám ở đâu?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi tên Nguyễn Văn Cường, năm nay tôi 28 tuổi. Vợ tôi có bầu không đau ốm gì và đi kiểm tra thai rất thường xuyên. Bác sĩ kiểm tra thai nói tim khỏe và bé phát triển bình thường. Sau khi sinh 3 tháng thấy bé có nôn ói, và đi khám thì bác sĩ chẩn đoán bị hở van tim 2 lá. Cả nhà tôi rất lo lắng đang bàn đưa bé đến những thành phố lớn để kiểm tra lại cho chắc chắn và tìm cách nhanh nhất để chữa trị cho bé. Vậy gia đình tôi nên cho bé khám ở đâu và chữa ở đâu là tốt nhất?
Tôi cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn Cường.
Bệnh tim hở van 2 lá chủ yếu là do bệnh thấp khớp gây ra, tình huống bẩm sinh là rất hiếm gặp. Bạn nên đưa trẻ tái khám lại tại bệnh viện Nhi trung ương Hà Nội hoặc bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh để có kết luận chính xác bệnh.
Chúc bạn khỏe!
Vận động tay trái hay nói cũng thấy đau ngực trái có phải bị hở van tim không?
Câu hỏi bởi: hòa
Thưa bác sĩ.
Cách đây 6 ngày, em vẫn hoạt động bình thường, chơi tạ ít, nhưng không rõ vì sao em bỏ được 6 ngày, em hít đất trở lại đến tối vẫn không có gì xảy ra, sáng hôm sau có biểu hiện đau ngực trái, 2 ngày đầu đau nhẹ nhưng những ngày sau thì kèm theo cử động tay trái cũng đau vùng ngực trái, nói lớn tiếng cũng thấy đau, em nghĩ mình bị hở van tim. Không biết là đúng hay sai, mong bác sĩ giải đáp giúp em ạ?
Em cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Sau khi nghỉ tập dài ngày, bạn tập hít đất có thể hơi quá gây chấn thương dãn vi thể các cơ ngực, các chấn thương này không thể hiện ngay mà cần thời gian khoảng nửa ngày mới có triệu chứng đau, nhất là sau một thời gian nghỉ ngơi, các sản phẩm thoái hóa trung gian do vận cơ (chủ yếu là axít lactic) ứ đọng lại các mô cơ gây co cứng các sợi cơ nên khi cử động gây đau, và thường nặng nhất là bắt đầu ở thời điểm 2 ngày sau chấn thương.
Hiện tượng như bạn mô tả sẽ lui dần sau một thời gian 1-2 tuần nữa. Bạn có thể xoa bóp mát xa, chườm lạnh vùng cơ ngực. Triệu chứng như vậy không phải là bị hở van tim.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Theo ViCare